Phương thức dạy học TPVC hiện nay

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực học tập trong việc dạy học tác phẩm trữ tình “sóng” và “đất nước” lớp 12 (chương trình cơ bản ) (Trang 43)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.1. Phương thức dạy học TPVC hiện nay

Qua tìm hiểu, khảo sát các giáo án và quan sát, dự giờ cũng như tham khảo biên bản dự giờ của một số GV Ngữ văn dạy học ở một số trường THPT ở TP.HCM (THPT Tân Bình, THPT Trần Phú, THPT Phú Nhuận, THPT Nguyễn Chí Thanh, THPT Hàn Thuyên), bước đầu chúng tôi có một số nhận xét như sau:

1.2.1.1.Bước chuyển từ hệ hình giảng văn sang hoạt động đọc – hiểu văn bản – tác phẩm

Tình hình dạy học ngữ văn trong nhà trường THPT hiện nay cho thấy việc dạy học TPVC theo quan điểm đọc – hiểu đã có ưu thế rõ. Thay vì như trước đây, trong dạy học TPVC, GV chỉ chăm chút vào công việc của mình (cảm thụ thay, hiểu biết thay HS) và nặng về nhồi nhét kiến thức cho HS bằng cách buộc các em ghi nhớ , học thuộc một cách máy móc theo nội dung bài học được cố định sẵn, đến nay, vai trò chủ thể cảm thụ sáng tạo của HS được chú ý phát huy, HS đã có điều kiện để tìm hiểu, khám phá văn bản nghệ thuật bằng sự nỗ lực chủ quan của bản thân thông qua hoạt động đọc.

1.2.1.1.1.GV trong dạy học TPVC hiện nay

Việc chuẩn bị giáo án lên lớp thể hiện rõ nhận thức của GV về yêu cầu đổi mới giờ học TPVC thông qua việc thiết kế giáo án dựa trên hoạt động tương tác giữa GV và HS bằng các việc làm, thao tác cụ thể. Qua thể hiện thiết kế, giờ học TPVC đã giảm thiểu khâu truyền thụ đơn tuyến của GV thay vào đó là tăng cường việc thâm nhập vào quá trình tìm hiểu, khám phá văn bản nghệ thuật bằng hoạt động đọc của HS. GV hướng dẫn hoạt động đọc –hiểu của HS bằng những PPDH đa dạng trong đó chú ý đến yêu cầu HS bộc lộ trình độ hiểu biết và cảm thụ của bản thân đối với văn bản –tác phẩm. Việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật nghe nhìn hiện đại vào dạy học TPVC được chú ý góp phần nâng cao hiệu quả học tập của HS.

Tính chất đối thoại qua giờ học văn được thể hiện bằng việc xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trong thiết kế giáo án và thực hiện trên lớp. Có thể xem đây là bước chuyển biến tích cực của việc đổi mới PPDH. Từ đó, cách thức phát vấn –đàm thoại và gợi mở, nêu vấn đề được chú ý. Những cách thức hỏi hướng tới việc yêu cầu HS phát hiện, tìm tòi, nêu ý kiến cá nhân như “em cho biết ý kiến”, “em thử nhận xét”, “em có suy nghĩ”, “em cảm nhận

42

thế nào”, “em thử lí giải” đã có vai trò rõ ràng tuy tần số xuất hiện chưa thật đồng đều và nhiều trong dạy học đọc –hiểu hiện nay.

Đáng kể, hình thức dạy học hợp tác thông qua việc trao đổi thảo luận theo nhóm hoặc trong lớp học bước đầu được thực hiện. Có thể xem đây là những căn cứ để GV có sự lựa chọn nhằm thúc đẩy, khích lệ cho việc trao đổi, thảo luận, tranh luận trên lớp nhờ đó, tính chất đối thoại của giờ học TPVC được tăng cường.

Đáng chú ý, với việc bồi dưỡng vận dụng kiến thức lí luận khoa học đa ngành ( lí luận văn học, lí luận dạy học, giáo dục học, tâm lí học), trình độ, năng lực của GV cũng được nâng cao. Nhờ năng lực này, việc tích hợp kiến thức lí luận và kinh nghiệm thực tiễn vào bài dạy cũng có bước tiến bộ. GV cũng có những hiểu biết về thi pháp loại thể, nắm bắt được một số vấn đề về cấu trúc, ngôn ngữ văn bản- tác phẩm; đặc biệt với việc vận dụng LTTN, nhấn mạnh tới vai trò của người đọc biến văn bản của tác giả thành tác phẩm trong lòng mình, thì thực sự cuộc đối thoại, giao tiếp nghệ thuật thầm lặng trong dạy học TPVC đã diễn ra; cùng với lí thuyết tâm lí hoạt động, quan điểm giáo dục về giờ học hợp tác, thân thiện, qua đó, GV đã có những căn cứ lựa chọn để làm cho tiến trình của giờ đọc – hiểu trở nên hợp lí, vững chắc hơn. Do đó, việc dạy học TPVC đã dần khắc phục xu hướng chủ quan, đơn điệu, thoát li văn bản nghệ thuật, nhất là việc chưa quan tâm đúng mức tới vai trò của chủ thể cảm thụ tích cực, sáng tạo của HS đối với tiếp nhận nghệ thuật như từng xảy ra trong thực tế dạy học thời gian qua.

Tuy nhiên, có thể thấy tình hình nói trên mới tạo ra chuyển biến bước đầu, kết quả đạt được còn thiếu đồng bộ vững chắc. Bên cạnh những tiến bộ như đã nêu, nếu đi sâu tìm hiểu, phân tích các giáo án, cũng như quan sát giờ dạy, chúng ta có thể nhận ra những thiếu sót, nhược điểm còn bộc lộ. Có thể kế tới một số điểm nổi bật sau đây:

- Việc tiến hành giờ học đọc – hiểu văn bản – tác phẩm phần lớn còn dừng lại ở ý đồ của GV trên bản thiết kế với những việc làm và thao tác nêu ra khá đủ. Nhưng khi triển khai vào giờ học trên lớp thì chưa thực sự có sự liên kết gắn bó hợp lí giữa thiết kế và thi công. Hệ thống câu hỏi được đề xuất nhưng vận dụng còn lúng túng, vì khi thể hiện trong thiết kế giáo án, GV còn thiên về hướng dẫn HS lĩnh hội tri thức bằng những ghi chú, dự kiến thường có tính chất cố định, gò ép dẫn tới việc kết hợp hoạt động giữa GV và HS còn nặng tính hình thức, gò ép. Điều này thể hiện khá rõ qua khâu hướng dẫn khai thác câu hỏi của GV và cách thức đối đáp (trả lời) của HS chưa hài hòa. GV thiếu sự ứng phó kịp thời khi HS tham gia phát biểu, xây dựng bài học nhưng nội dung trả lời chưa thực sự khớp với yêu

43

cầu GV nêu ra. Tình trạng này khiến cho yêu cầu của hoạt động đọc –hiểu khó phát huy hiệu quả như mong muốn. Do vậy, GV dễ quay lại với thói quen giảng văn (GV bao biện giải đáp thay HS). Thực tế cho thấy việc tiến hành hoạt động đọc –hiểu đòi hỏi GV phải biết vận dụng cách thức điều khiển, xử lí nhạy bén, linh hoạt để biến những nội dung thể hiện trong bản thiết kế giáo án được triển khai thuận lợi, hợp lí trong tiến trình lên lớp.

1.2.1.1.2.Học sinh trong dạy học TPVC hiện nay

Trình độ, năng lực hiểu biết cảm thụ về văn bản –tác phẩm của HS được chú ý phát huy nhờ tham dự vào hoạt động qua các việc làm, thao tác trong quá trình đọc –hiểu. Tuy vậy, kết quả học tập chưa đồng đều, HS có tham gia trao đổi, thảo luận, không khí học tập có sôi nổi nhưng hiệu quả chưa cao, còn thể hiện sự tản mạn, thụ động (trả lời câu hỏi chưa bám sát yêu cầu, chưa đúng trọng tâm, vai trò chủ động tích cực chưa nổi bật). Ý thức tham gia vào hoạt động trên lớp chưa đồng đều giữa các đối tượng HS, làm việc với SGK còn lúng túng (khâu chuẩn bị bài, nắm yêu cầu câu hỏi). HS còn duy trì thói quen ghi chép theo lời giảng của GV. HS tỏ ra không hào hứng đối với một số văn bản –tác phẩm tuyển chọn trong SGK (phần Văn học trung đại kể cả một số tác phẩm hiện đại nhưng nội dung có phần khó hiểu với các em).

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực học tập trong việc dạy học tác phẩm trữ tình “sóng” và “đất nước” lớp 12 (chương trình cơ bản ) (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)