Dựa vào đặc trưng của tác phẩm văn chương trong nhà trường vừa là nguồn

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực học tập trong việc dạy học tác phẩm trữ tình “sóng” và “đất nước” lớp 12 (chương trình cơ bản ) (Trang 49)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Dựa vào đặc trưng của tác phẩm văn chương trong nhà trường vừa là nguồn

thông tin thẩm mĩ vừa là công cụ giáo dục

Môn văn có vị trí quan trọng và vững chắc trong nhà trường từ lâu nay. Theo bước phát triển của khoa nghiên cứu và giảng dạy văn học, hoạt động dạy học văn đã trải qua nhiều thay đổi. Về nguồn gốc, văn chương là môn nghệ thuật và văn chương trong nhà trường tuy có sự liên quan mật thiết, gắn bó nhưng không đồng nhất. Tuy nhiên, văn chương nói chung và văn chương trong nhà trường có những điểm khác nhau. Vì thế, tìm hiểu, lí giải quan niệm về văn chương nói chung có những tác động, ảnh hưởng sâu xa tới việc dạy học văn trong nhà trường.

Đến nay, qua quá trình đổi mới dạy học văn, sau nhiều trao đổi tranh luận, thậm chí, có những ý kiến đối nghịch nhau, vấn đề bản chất, đặc trưng của văn chương và tác phẩm văn chương hầu như đã có cách tiếp cận hợp lí. Điều đó được thể hiện trong việc xây dựng chương trình và SGK Ngữ văn mới ở THPT(2003). Tuy nhiên, từ nhận thức lí luận cho đến thực tiễn dạy học, dù muốn hay không thì vấn đề xác định rõ bản chất, đặc trưng của văn chương vẫn là việc cần thiết, quan trọng. Bởi vì, đây là căn cứ khoa học góp phần cho việc tiến hành dạy học môn học có vai trò, vị trí đặc biệt: vừa là nghệ thuật lại vừa là môn học.

Trước hết, cần thấy văn chương là môn nghệ thuật lấy đối tượng phản ánh là hiện thực trong quan hệ của nó đối với con người. Vì thế, ở trung tâm của nghệ thuật văn chương phải là phương thức nhận thức thực tại thông qua phạm trù cơ bản của mĩ học là cái đẹp.

Cái đẹp về mặt thẩm mỹ đồng nghĩa với cái mang tính người theo nghĩa tốt đẹp nhất của từ

này” (75, tr.108). Cho nên “Phạm vi biểu hiện của cái đẹp vô cùng rộng lớn. Nó bao gồm tất cả những hiện tượng của đời sống xã hội, của đời sống tinh thần, của thiên nhiên, những hiện tượng này trong chừng mực này hay khác giúp cho những phẩm chất tích cực của con

người được thể hiện ra” (75, tr109). Thông qua nhận thức cuộc sống tự nhiên và xã hội

48

hoạt động sáng tạo của nhà văn, được nhà văn phản ánh dưới một hình thức đặc thù đó là

các hình tượng nghệ thuật, bao hàm trong chúng các nguyên lí khách quan và chủ quan

(75, tr.114). Hình tượng nghệ thuật, rút cục lại là một hiện tượng của đời sống, nhưng được tôi luyện trong ý thức sáng tạo của nhà văn, được xây dựng lại phù hợp vói lý tưởng thẩm mỹ của tác giả.

Tác phẩm văn chương - sản phẩm lao động sáng tạo của nhà văn - là bức tranh rộng lớn về cuộc sống và con người được nhà văn khái quát hóa, cá thể hóa bằng hình thức nghệ thuật cụ thể, sinh động. Với ý nghĩa ấy, có thể thấy, hiện thực được miêu tả trong tác phẩm là hiện thực đã được ý thức thông qua lăng kính thế giới chủ quan của nhà văn. Bằng thể nghiệm, trực giác, hư cấu, quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ không đơn thuần là hoạt động phản ánh mà chính là hoạt động sáng tạo - một sự sáng tạo có tính cá nhân, trực tiếp, nhờ đó, tác phẩm văn chương là một hiện tượng thẩm mỹ mới mẻ, độc đáo, không lặp lại. Vì thế, hình thức sáng tạo nói đó được xem là thông điệp, là lời nhắn gởi trực tiếp hay gián tiếp của nhà văn gởi tới bạn đọc, là lời tri âm, tri kỉ của con người gởi tới con người. “Bởi vậy, tác phẩm nghệ thuật thường gây tác động đến con người mạnh hơn chính hiện thực đã làm đối tượng của sự miêu tả nghệ thuật” (75, tr. 121)

Xét vế mặt cấu trúc, tác phẩm chứa đựng trong nó những giá trị nội dung và nghệ thuật lớn lao được kết cấu thành chỉnh thể. “Tác phẩm nghệ thuật thường là một khối đan

chéo rất phức tạp của các ý niệm thẩm mỹ” (75, tr.117). Cho nên, quá trình tiếp cận, cảm

thụ, phân tích tác phẩm phải trải qua nhiều chặng, nhiều khâu, phải căn cứ vào nhiều mặt, phụ thuộc vào mối quan hệ giữa nội dung và hình thức được nhà văn xây dựng. Trên phương diện này, tác phẩm văn chương là một thế giới nghệ thuật tồn tại với nhiều cấp độ. Do đó, muốn đi sâu vào việc cảm thụ, tiếp nhận nghệ thuật, cần phải có sự nắm bắt xử lí đối tượng tiếp cận một cách hợp lí.

Những vấn đề nêu trên về đặc trưng của tác phẩm văn chương cho thấy tầm quan trọng nổi bật của sứ mệnh nghệ thuật đối với cuộc sống và con người. Điều đó, càng làm tăng thêm ý nghĩa của hoạt động giáo dục, khi chúng ta khẳng định vai trò của những tác phẩm văn chương được tuyển chọn vào chương trình, sách giáo khoa với “tính chất nhà

trường, tính chất môn học của nó” (Phan Trọng Luận). Cho nên, tác phẩm văn chương trong

nhà trường vừa là nguồn thông tin thẩm mĩ lại vừa là một công cụ sư phạm. Bởi bên cạnh việc “giúp học sinh có những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại về văn học và tiếng Việt,

49

nhằm “giúp học sinh có tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa; tình yêu gia đình, thiên nhiên đất nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập tự cường; lí tưởng xã hội chủ nghĩa; tinh thần

dân chủ nhăn văn; nâng cao ý thức trách nhiệm công dân; tinh thần hữu nghị và hợp tác

quốc tế; ý thức tôn trọng, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, nhân loại” (38, tr.12) Đó là những cơ sở khoa học sư phạm để giáo viên nhận rõ vai trò, tác dụng của môn học có vị trí đặc biệt trong nhà trường. Vì thế, quá trình dạy học văn sẽ tạo điều kiện thuận lợi, bền vững để khích lệ học sinh phát huy tính tích cực học tập nhằm đáp ứng cho mục tiêu đào tạo đã đề ra.

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực học tập trong việc dạy học tác phẩm trữ tình “sóng” và “đất nước” lớp 12 (chương trình cơ bản ) (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)