Quan hệ tương tác GV-HS qua hệ thống câu hỏi

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực học tập trong việc dạy học tác phẩm trữ tình “sóng” và “đất nước” lớp 12 (chương trình cơ bản ) (Trang 45)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Quan hệ tương tác GV-HS qua hệ thống câu hỏi

Trong giao tiếp, đặc biệt là trong dạy học, quan hệ tương tác là hiện tượng rất phổ biến. Nhờ có hệ thống câu hỏi kết hợp với giảng bình, dẫn đắt, quan hệ tương tác trong giờ học được duy trì liên tục nhằm thực hiện mục tiêu, yêu cầu của nội dung DH. Khi GV đặt ra câu hỏi yêu cầu HS trả lời, GV phải có phản ứng hay thái độ đáp lại. Để cho sự tương tác đạt mục đích mong muốn, GV phải thành thục những kĩ năng ứng xử, nghệ thuật phản hồi linh hoạt, đúng chỗ, đúng lúc và hiệu quả. GV cần chú ý những hành vi ứng xử như khen ngợi và nhận xét HS về kết quả các em đạt được, tiếp nhận hành vi của HS, nêu yêu cầu hay giao nhiệm vụ cho HS, quản lí và giám sát quá trình học tập…đồng thời cần tránh những hành vi đáp lại có ảnh hưởng âm tính đối với HS như: hành vi chỉ trích hay hành vi có tính chất đàn áp. Sự hiểu biết và vận dụng kĩ năng này ảnh hưởng tích cực đến HS “ đến sự phát triển tự ý thức, thái độ học tập và quan hệ học tập của HS”[26, tr.36].

Tuy nhiên, quan hệ tương tác giữa GV –HS qua việc nêu câu hỏi còn một số hạn chế. GV thiếu sự khen ngợi, khích lệ HS. Khi HS trả lời đúng, hay, GV ít có lời khen, nên không khuyến khích HS tích cực suy nghĩ, chủ động phát biểu. Ngược lại, câu trả lời sai của

44

HS thì GV thường phê phán gay gắt. Cách phản hồi như vậy là chưa tôn trọng, tin tưởng HS, chưa xóa tan sự lo lắng của các em. Nguyên nhân chính của hạn chế trên là do GV chưa làm tốt việc định ra đề cương đàm thoại tương tác và chưa chú ý tới kĩ năng tâm lí sư phạm.

Câu hỏi nêu ra chưa phù hợp với HS hoặc quá dễ hoặc quá khó. Vì câu hỏi quá dài, quá khó, có nhiều khả năng lựa chọn,…nên HS khó hoặc không trả lời được, mất đi lòng tin ở câu trả lời. Ngược lại, câu hỏi quá dễ sẽ khiến HS lười suy nghĩ. Ngoài ra, những câu hỏi bổ sung trong thiết kế bài giảng thì chưa được nghiên cứu bài bản, hệ thống nên khi thực hiện, GV vẫn gặp lúng túng, vướng mắc.

Số lượng câu hỏi mỗi bài học còn ít, thiếu tính mới mẻ nên GV phải thuyết giảng nhiều trong giờ dạy học TPVC. Mỗi bài dạy đọc hiểu tác phẩm, GV thường hỏi từ 6 đến 10 câu ứng với nội dung bài học như hỏi về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, bố cục, chủ đề, nội dung, nghệ thuật và tổng kết…Thêm vào đó, GV ít cho HS làm việc nhóm, trao đổi, động não. Vì vậy, trong giờ văn, giáo viên vẫn phải giảng giải, phân tích tốn nhiều thời gian, tính chất “giảng văn” trong dạy đọc hiểu vẫn còn phổ biến.

Nội dung và hình thức câu hỏi chưa phát huy được tính tích cực của HS. Trong SGK, nội dung câu hỏi hướng dẫn học bài như những mệnh đề, những nhận xét cô đúc, khái quát cao nên học sinh phải huy động rất nhiều kiến thức và phải tốn nhiều thời gian mới có thể nêu lên vài ba khía cạnh của vấn đề hoặc chiều hướng xấu hơn là học sinh sẽ ngồi im lặng. Bên cạnh đó, ngôn ngữ GV dùng chưa khơi dậy sự quan tâm, chú ý của cả tập thể lớp như cách hỏi: Em nào cho biết? Ai biết…? hoặc là GV gọi đích danh một số HS khá giỏi của lớp trả lời, ít dùng các từ: chúng ta, các bạn, lớp ta….Điều đó là một trở ngại cho sự giao cảm, tương tác tập thể ( thầy trò, trò trò).

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực học tập trong việc dạy học tác phẩm trữ tình “sóng” và “đất nước” lớp 12 (chương trình cơ bản ) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)