Phối hợp chặt chẽ giữa Trường với các doanh nghiệp trong việc

Một phần của tài liệu Gắn đào tạo nghề với chương trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp tại tỉnh bạc liêu (Trang 63)

10. Kết cấu của Luận văn

3.2.1 Phối hợp chặt chẽ giữa Trường với các doanh nghiệp trong việc

đổi mới mô hình đào tạo gắn liền với chương trình chuyển đổi công nghệ của doanh nghiệp (Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức).

3.2.1.1 Phối hợp đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo.

Từ thực trạng công tác quản lý mục tiêu, nội dung đào tạo của nhà trường trong những năm qua, đặc biệt là sự phối hợp giữa nhà trường và các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế nhất định. Để nâng cao chất lượng đào tạo

thì nội dung đào tạo nghề phải gắn với yêu cầu của hoạt động sản xuất, gắn lý thuyết với thực hành tay nghề và cái đích cuối cùng là trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, những kỹ năng nghề thành thục, có đạo đức, sức khoẻ và có khả năng thích ứng với sự thay đổi của công nghệ. Chính vì vậy mà đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo là việc hết sức quan trọng và cần thiết đối với nhà trường.

a) Cơ sở để đề ra biện pháp

Mục tiêu đào tạo nghề phải trên cơ sở quy định của Luật dạy nghề, các quy định của Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh và xã hội ban hành. Đồng thời mục tiêu phải gắn với yêu cầu của thị trường lao động, trong khi đó yêu cầu của thị trường lao động luôn luôn thay đổi và đòi hỏi trình độ ngày càng cao do sự thay đổi của công nghệ và do tính cạnh tranh của kinh tế thị trường. Chính vì thế mà mục tiêu đào tạo nghề cũng phải được đổi mới để đáp ứng yêu cầu.

Nội dung chương trình đào tạo là những kiến thức, những kỹ năng nghề nghiệp mà nhà trường cần truyền tải và trang bị cho học sinh trong quá trình đào tạo bao gồm: Lý thuyết, kỹ năng thực hành nghề, đạo đức, tác phong làm việc…Trong quá trình phát triển của xã hội hiện nay thì sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của công nghệ tiên tiến, đòi hỏi người học phải nắm bắt được thông tin, nắm bắt được chương trình đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề, vì vậy việc phối hợp giữa nhà trường và các doanh nghiệp đổi mới nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu sản xuất là hết sức cần thiết.

Trong công tác đào tạo nguồn nhân lực hiện nay, một yêu cầu rất quan trọng đó là nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của học sinh ra trường, điều đó đòi hỏi nội dung chương trình đào tạo phải có tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất nhằm tạo thêm cơ hội tìm kiếm việc làm cho học sinh sau khi ra trường.

Việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo như dài hạn, ngắn hạn, nâng bậc, bổ sung nghề cũng đòi hỏi đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo cho phù hợp và tương ứng với từng loại hình và ngành nghề đào tạo.

b) Mục tiêu của biện pháp.

Thống nhất ngay từ nhận thức của lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo các doanh nghiệp về sự cần thiết phải phối hợp để đổi mới mục tiêu đào tạo theo hướng mềm hoá, linh hoạt và đa dạng hoá các loại hình đào tạo.

Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn của sản xuất, Trường và doanh nghiệp phối hợp xây dựng được các tiêu chí, chuẩn nghề cần đạt được sau khi học để xác định mục tiêu đào tạo.

Định hướng được toàn bộ quá trình đào tạo nghề của nhà trường và sự phối hợp đảm bảo đúng hướng, trọng tâm và đảm bảo chất lượng.

Việc đổi mới nội dung đào tạo trước hết phải gắn nội dung đào tạo trong nhà trường với thực tế với chương trình đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Thống nhất về nội dung giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành trên cơ sở điều kiện công nghệ của từng đơn vị.

Tăng tính chuẩn mực của nội dung chương trình đào tạo, đồng thời tăng tính thống nhất về nội dung giữa nhà trường và các cơ sở doanh nghiệp.

c) Lập kế hoạch thực hiện biện pháp:

Trước tiên là các doanh nghiệp cần lập kế hoạch chương trình đổi mới công nghệ trong thời gian tới.

Lập kế hoạch phối hợp đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo là vấn đề hết sức quan trọng, nó là cơ sở ban đầu để hình thành sự thống nhất, tư duy đổi mới và trách nhiệm của từng đơn vị liên quan (Đặc biệt là sự tham gia của các doanh nghiệp)

Trên cơ sở từng năm học, căn cứ vào quy mô, số lượng và ngành nghề đào tạo. Nhà trường chủ động xây dựng kế ho ạch chi tiết mở hội nghị mời các doanh nghiệp có liên quan đến quá trình đào tạo thảo luận thông nhât những nội dung cần đổi mới.

d) Tổ chức thực hiện biện pháp.

- Phối hợp đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo phải được quán triệt đến hệ thống cán bộ ở nhà trường và hệ thống lãnh đạo các doanh nghiệp.

- Tổ chức hội thảo giữa trường, doanh nghiệp để triển khai kế hoạch và đề ra lịch trình, phân công nhiệm vụ cho các tập thể, cá nhân phụ trách.

- Đối với nhà trường chủ động phân công trách nhiệm cho các đơn vị, các giáo viên liên quan. Tổ chức cho CBGV đi thăm quan, trao đổi tại các doanh nghiệp để chuẩn bị nội dung đổi mới.

- Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của từng đơn vị, từng cá nhân theo kế hoạch.

e) Điều kiện để thực hiện.

- Trách nhiệm của các đơn vị, giáo viên liên quan trong việc nghiên cứu, đề xuất các nội dung trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Quán triệt chủ trương xã hội hoá công tác dạy nghề đối với các doanh nghiệp.

3.2.1.2 Phối hợp đổi mới phương pháp giảng dạy.

Phương pháp giảng dạy là cách thức truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng từ người dạy cho người học. Trên cơ sở nắm vững mục tiêu đào tạo của từng nghề, của môn học, bài giảng người giáo viên lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Việc sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực có tính khoa học và tính nghệ thuật sư phạm, phụ thuộc vào năng lực, sở trường của từng giáo viên.

a) Cơ sở để đề xuất biện pháp.

Song song với việc phối hợp đổi mới nội dung, chương trình đào tạo thì việc phối hợp đổi mới phương pháp giảng dạy là yêu cầu hết sức cần thiết bởi vì khi mục tiêu đào tạo thay đổi, nội dung chương trình thay đổi thì phương pháp giảng dạy phải thay đổi, đó là yêu cầu bắt buộc.

Ngày nay các phương tiện hỗ trợ cho việc dạy và học rất phong phú nên việc vận dụng phương pháp giảng dạy hiện đại, tích cực có sử dụng các

phương tịên hiện đại sẽ giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức dễ dàng hơn. Đồng thời việc hướng dẫn thực hành nghề được chú trọng đổi mới theo hướng kèm cặp, hướng dẫn các thao tác và vận hành trực tiếp trong quá trình sản xuất.

b) Mục tiêu của bịên pháp.

- Tạo sự thống nhất cao về phương pháp giảng dạy trong quá trình liên

Một phần của tài liệu Gắn đào tạo nghề với chương trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp tại tỉnh bạc liêu (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)