Vài nét về chương trình đổi mới công nghệ trong các doanh

Một phần của tài liệu Gắn đào tạo nghề với chương trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp tại tỉnh bạc liêu (Trang 35)

10. Kết cấu của Luận văn

1.4.2. Vài nét về chương trình đổi mới công nghệ trong các doanh

nghiệp ở Bạc Liêu

* Tình hình chất lượng, số lượng doanh nghiệp khoa học – công nghệ trong cả nước.15

Sau gần 7 năm thực hiện Nghị định số 80/2007 ngày 19.5.2007 về doanh nghiệp KHCN và gần 2 năm thực hiện Quyết định số 592/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KHCN, tổ chức KHCN công lập, các doanh nghiệp KHCN đã được hình thành và bước đầu hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ công nhận được khoảng trên 100 doanh nghiệp KHCN, trong tổng số trên 200 hồ sơ xin đề nghị cấp trên phạm vi toàn quốc. Số lượng các doanh nghiệp KHCN được công nhận phân bố không đồng đều, quy mô nhỏ là chủ yếu. Các doanh nghiệp làm ăn tốt chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực giống nông nghiệp, chế biến dược liệu. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử phần mềm, công nghệ sinh học và một số lĩnh vực công nghệ cao khác hầu như chưa đăng ký hoặc chưa được công nhận. So với mục tiêu của Nghị định 80 thì kết quả hiện nay cách khá xa cả về số lượng và chất lượng.

Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ số lượng doanh nghiệp KHCN còn khiêm tốn, một phần là do các chính sách được ban hành còn có những hạn chế và những điểm không còn phù hợp với thực tiễn. Cụ thể là việc triển khai thực hiện Nghị định 80 trong thời gian qua cho thấy, mô hình doanh nghiệp KHCN mà nghị định đã đề cập đến thường bị tách làm 2 kiểu mô hình hoạt động.

Mô hình thứ nhất là doanh nghiệp được khởi nghiệp bởi chính các nhà khoa học từ trong các viện - trường (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia quản lý điều hành). Ở mô hình có việc sử dụng các kết quả nghiên cứu và

15

phát triển công nghệ, có thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, nghĩa là có thu nhập đầu vào. Với mô hình này thì yếu tố thuế thu nhập doanh nghiệp chưa xuất hiện, nếu có thì chỉ là thuế thu nhập cá nhân, do vậy chính sách ưu đãi về thuế chưa có tác động cụ thể. Đồng thời quy chế quản lý nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hiện hành cũng gây khó cho các doanh nghiệp loại này, do quy mô là siêu nhỏ, số lượng nhân lực rất ít nên không thể tổ chức thực hiện như quy định. Bên cạnh đó nhu cầu sử dụng đất cho hoạt động cũng chưa thực sự nhiều do vậy chính sách ưu đãi về đất sản xuất kinh doanh cũng chưa thực sự tạo sức hút lớn.

Mô hình thứ hai là doanh nghiệp KHCN đã đưa được một phần, hay toàn bộ kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ vào các sản phẩm sản xuất và có thu nhập có lãi ở đầu ra. Nhưng một thực tế là ở Việt Nam hiện đang triển khai khá nhiều chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp theo từng ngành, lĩnh vực, địa phương. Do những quy định và cách hiểu khác nhau về việc hưởng ưu đãi thuế nên việc áp dụng chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp KHCN gặp khó khăn.

Việc giao kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ của các tổ chức công lập (viện - trường) có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, được cho là một trong những giải pháp để hình thành các doanh nghiệp KHCN. Song vấn đề về mối quan hệ giữa doanh nghiệp được hình thành và nơi đã sản sinh ra kết quả đó sẽ như thế nào? Có cạnh tranh và mâu thuẫn lợi ích hay không khi bản thân các tổ chức KHCN công lập này cũng phải thực hiện quá trình tự chủ theo Nghị định 115, trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh từ các kết quả nghiên cứu cũng là một trong cá phần việc và mục tiêu hướng tới của chính các đơn vị này.

Việc không sử dụng được nguồn lực từ Quỹ phát triển KHCN trong các doanh nghiệp nhà nước, để tái đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ trong thời gian qua, do các quy định ngặt nghèo về sử dụng quỹ phát triển khoa học trong doanh nghiệp nhà nước, cũng đã làm khó hoạt

động phát triển công nghệ trong các doanh nghiệp, hạn chế yếu tố sáng tạo của doanh nghiệp bằng các nghiên cứu, làm chủ công nghệ và phát triển sản phẩm mới.

Hiện nay mặc dù việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã và đang được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt thực hiện nhưng cũng chưa thấy doanh nghiệp KHCN được hình thành, điều mà lẽ ra phải có như một sự tất yếu trong quá trình đổi mới và phát triển doanh nghiệp đi lên theo hình xoắn ốc trong quá trình vận động và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cạnh tranh kinh tế quốc tế.

* Tình hình chương trình đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bạc Liêu

Các thành tựu khoa học và công nghệ từ lâu đã đóng vai trò vô cùng to lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại. Hiện nay, KH&CN hiện đại vẫn tiếp tục có vai trò tác động sâu sắc đến mọi hoạt động trong xã hội. Những thành tựu KH&CN ngày càng được áp dụng rộng rãi trong mọi mặt của đời sống, sản xuất, góp phần đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và của tỉnh Bạc Liêu nói riêng.

Thời gian qua, ngành KH&CN Bạc Liêu luôn cố gắng đưa những kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ triển khai áp dụng vào thực tế sản xuất, đời sống, từng bước nâng cao giá trị đóng góp của KH&CN trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhà, tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong hoạt động sản xuất; thúc đẩy việc tăng cường hàm lượng KH&CN trong các sản phẩm chủ lực, trọng điểm của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Đổi mới công nghệ đã trở thành nhân tố đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự tăng trưởng và thành công của các DN trong giai đoạn hiện nay.

Vì vậy, nhiều văn bản pháp luật đều hướng đến khuyến khích, hỗ trợ các DN tăng cường các hoạt động khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Khoa Học & Công Nghệ không chỉ là động lực của quá trình phát triển mà trở thành lực lượng sản xuất hàng đầu, góp phần nâng cao năng lực quốc gia. Lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về doanh nghiệp nào biết ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, cho đến nay việc nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn diễn ra chậm chạp và hiệu quả chưa cao.

Bạc Liêu, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 99% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Tuy nhiên, khảo sát tại 20 doanh nghiệp trên địa bàn cho thấy, chỉ có 5% trong số này có trình độ công nghệ từ trung bình khá trở lên, trong khi đó, có tới 67% ở mức yếu. Khảo sát của UNDP16

cũng cho thấy, tỷ lệ nhập khẩu công nghệ, thiết bị mỗi năm của các nước đang phát triển chiếm gần 40% tổng kim ngạch nhập khẩu nhưng ở Việt Nam, tỷ lệ này chưa đến 10%. Còn theo khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trình độ công nghệ cũng như mức độ làm chủ công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam thuộc hàng thấp và chậm so với khu vực. Khoảng 30 năm trước, Thái Lan, Malaixia có trình độ phát triển tương đương Việt Nam. Nhưng hiện nay, các nước này đã vượt qua Việt Nam. Trong lĩnh vực dệt may chẳng hạn, công nghệ, thiết bị đã gần 15 tuổi, thuộc dạng phế thải của Hàn Quốc, nhưng một vài doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn nhập về để sản xuất.17

Theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp18, các doanh nghiệp được phép trích 10% lợi nhuận trước thuế để đầu tư đổi mới công nghệ. Khảo sát về tình hình sử dụng thiết bị công nghệ và tư vấn công nghệ của các doanh nghiệp

16

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc 17

Theo Báo KH&CN, Số 50, 15/12/2011

18

Việt Nam do UNDP và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thực hiện tại 100 đơn vị ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cho thấy, mức đầu tư cho đổi mới thiết bị - công nghệ chỉ chiếm 3% doanh thu cả năm.

Tại sao lại thấp như vậy? Nguyên nhân rất nhiều.

Trước tiên phải nói đến là chưa có chính sách hỗ trợ rõ ràng cho chương trình đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu và do lợi nhuận của doanh nghiệp này còn thấp nên hạn chế về năng lực tích tụ vốn dành cho đổi mới công nghệ.

Nguyên nhân thứ hai là do các doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân khó tiếp cận những chính sách hỗ trợ và các chương trình ưu đãi của Chính phủ. Tỷ lệ những doanh nghiệp này tham gia chương trình hỗ trợ của Chính phủ còn rất khiêm tốn (dưới 10%), do nguồn lực của bản thân doanh nghiệp hạn chế hoặc do chưa chuẩn bị để tiếp cận các nguồn vốn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng gặp khó khăn ngay trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, một phần vì thủ tục quá phức tạp và phần khác do doanh nghiệp thiếu thông tin.

Nguyên nhân thứ ba là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn nằm ngoài chuỗi cung ứng và chưa trở thành một thành tố quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Hiện nay, ngành công nghiệp hỗ chợ của Việt Nam vẫn chưa phát triển. Thêm vào đó là các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển doanh nghiệp tư nhân chưa được phối hợp hiệu quả để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp này. Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

Nguyên nhân thứ tư là trình độ công nghệ và sáng tạo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thấp, tốc độ đổi mới công nghệ của các nước cũng thấp so với yêu cầu, tỷ lệ ứng dụng công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh còn có khoảng cách so với các nước trong khu vực.

Một nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng trình độ năng lực của đội ngũ lao động.

Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ vẫn chưa nhiều, chỉ khoảng 40 đơn vị vào cuối năm 2013. Số lượng nhà khoa học làm việc trong các doanh nghiệp cũng rất ít, chiếm khoảng 0,025% tổng số lao động của doanh nghiệp.

Như vậy, do chưa nhận thức rõ vai trò và sự kết hợp các thành phần công nghệ trong sản xuất, do hạn chế về vốn và năng lực công nghệ, do thiếu thông tin và kinh nghiệm về chuyển giao công nghệ cũng nhiều yếu tố khác đã khiến cho quá trình đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu Gắn đào tạo nghề với chương trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp tại tỉnh bạc liêu (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)