Công nghệ và đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu Gắn đào tạo nghề với chương trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp tại tỉnh bạc liêu (Trang 32)

10. Kết cấu của Luận văn

1.4.1.Công nghệ và đổi mới công nghệ

* Khái niệm về công nghệ

Khái niệm “công nghệ” vốn dĩ là một khái niệm phức tạp với nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau.

Luật KH&CN năm 200010

có định nghĩa Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.

Còn theo Luật chuyển giao công nghệ 200611

thì Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

Giáo trình Quản trị Công nghệ 12

đã giới thiệu một định nghĩa tương đối đầy đủ và cụ thể vệ công nghệ: “Công nghệ là việc sử dụng sáng tạo các loại công cụ, máy móc, tri thức và kỹ năng để biến đổi các yếu tố đầu vào thành sản phẩm hay dịch vụ”. Theo phương trình công nghệ trong giáo trình thì công nghệ gồm 3 nhóm yếu tố là máy móc và công cụ (Machines & Tools = M); tri thức (Knowledge = K) và kỹ năng (Skills = S):

= + +

10

Luật Khoa học và Công nghệ, Số 21/2000/QH10 ngày 09/6/2000

11

Luật Chuyển giao Công nghệ, Sô 80/2006/QH11 ngày 29/11/2006

12

Giáo trình Quản trị Công nghệ, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2011

CÔNG NGHỆ Technology (T) MÁY MÓC Machines & Tools (M) TRI THỨC Knowledge (K) KỸ NĂNG Skills (S)

Sơ đồ 1.3 Phƣơng trình công nghệ

- Thành phần M: là tất cả các thiết bị phần cứng của công nghệ như máy móc, thiết bị, công cụ… có gắn với đất đai, văn phòng, nhà xưởng, hệ thống sản xuất liên quan trực tiếp tới công nghệ.

- Thành phần K: là tất cả các yếu tố liên quan tới tri thức trong công nghệ, bao gồm nhưng không giới hạn như: thiết kế, bản vẻ, bí quyết sản xuất, bí quyết kinh doanh, quy trình sản xuất, quy trình cung ứng dịch vụ…

- Thành phần S: là tất cả các kỹ năng liên quan trực tiếp tới việc vận hành công nghệ để làm một sản phẩm hay cung ứng một dịch vụ.

Phương trình công nghệ được sử dụng như một công cụ lý thuyết cơ bản để tiếp cận với định nghĩa công nghệ và để phân tích nhanh mối tương quan của các thành phần công nghệ khác nhau trong cùng một công nghệ hay các hệ thống công nghệ khác nhau.

* Khái niệm đổi mới công nghệ

Ngày nay do công nghệ luôn biến đổi trong chu kỳ sống của nó, trong mỗi giai đoạn nhất định một công nghệ có thể phù hợp với thị trường có nghĩa là sản phẩm do nó sản xuất có thể tồn tại trên thị trường, nhưng đến một giai đoạn nào đó, thì công nghệ không còn phù hợp nữa. Do đó đổi mới công nghệ là một nhu cầu tất yếuvà phù hợp với qui luật phát triển.

Theo OECD13: Đổi mới KH&CN có thể được xem như là biến đổi một ý tưởng thành sản phẩm mới có thể bán được hoặc thành quá trình vận hành trong công nghiệp, trong thương mại hoặc thành phương pháp mới về dịch vụ xã hội.

- Đổi mới công nghệ là quá trình kỹ thuật, công nghiệp, thương mại nhằm marketing sản phẩm mới, nhằm sử dụng các quá trình kỹ thuật và thiết bị mới.

13

Và cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về đổi mới công nghệ, giáo trình Quản trị công nghệ là tài liệu cập nhật mới nhất và đã đưa ra một khái niệm cụ thể: “đổi mới công nghệ được hiểu theo bản chất là việc đổi mới các yếu tố cấu thành một công nghệ theo phương trình công nghệ, trong mối tương quan so sánh với công nghệ hiện có của doanh nghiệp hay đối thủ cạnh tranh trên thế giới. Đổi mới công nghệ liên quan tới việc nâng cap chất lượng các yếu tố cấu thành công nghệ và qua đó là mức độ hiện đại của một công nghệ”. 14

* Mục tiêu của quá trình đổi mới công nghệ của doanh nghiệp

Về mục tiêu, đổi mới công nghệ chủ yếu tập trung vào việc đổi mới quy trình sản xuất hay chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm chế tạo ra sản phẩm mới, thay thế sản phẩm củ, nâng cấp sản phẩm (nâng cao các tính năng kinh tế - kỹ thuật), phát triển sản phẩm thân thiện môi trường, tăng thị phần, giảm chi phí sản xuất hoặc cải thiện điều kiện làm việc, giảm tác hại môi trường…, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Công tác đổi mới công nghệ liên quan trực tiếp tới các nhóm năng lực mua bán, vận hành công nghệ và năng lực sáng tạo công nghệ. Điều này được thể hiện qua hai mục tiêu chính là đổi mới thiết bị công nghệ cùng quy trình và đổi mới sản phẩm hay dịch vụ.

Về nội dung cụ thể, đổi mới công nghệ thường được thực hiện qua các nhóm hoạt động cơ bản sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cải tiến, nâng công suất, thay đổi quy trình quản trị, sản xuất, tiếp thị, ứng dụng phần mềm…để tiết kiệm thời gian và chi phí.

- Mua sắm máy móc, thiết bị mới theo yêu cầu sản xuất kinh doanh. - Cải tiến mẫu mã, bao bì, thay đổi thiết ké sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu.

14

Về phương pháp tiến hành, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp có thể được thực hiện thông qua một hay nhiều biện pháp.

Một phần của tài liệu Gắn đào tạo nghề với chương trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp tại tỉnh bạc liêu (Trang 32)