Mối quan hệ giữa quản lý và chất lượng đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Gắn đào tạo nghề với chương trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp tại tỉnh bạc liêu (Trang 26)

10. Kết cấu của Luận văn

1.2.2 Mối quan hệ giữa quản lý và chất lượng đào tạo nghề

Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng nhất của tất cả các nhà trường, việc phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo bao giờ cũng được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý của các cơ sở đào tạo nghề, chất lượng là một khái niệm khó định nghĩa, khó xác định, khó đo lường. Hiện nay có nhiều quan điểm về chất lượng đào tạo khác nhau.

- Chất lượng được đánh giá bằng đầu vào.

Một số nước phương Tây có quan điểm cho rằng: “Chất lượng đào tạo của một nhà trường phụ thuộc vào chất lượng hay số lượng đầu vào của trường đó” Quan điểm này được gọi là: “Quan điểm nguồn lực”, có nghĩa là: Nguồn lực = chất lượng.

Theo quan điểm này, một trường tuyển được sinh viên giỏi, có đội ngũ cán bộ giảng dạy uy tín, có nguồn tài chính cần thiết để trang bị các phòng thí nghiệm, giảng đường, các thiết bị tốt nhất được xem là trường có chất lượng cao.

Quan điểm này đã bỏ qua sự tác động của quá trình đào tạo được diễn ra rất đa dạng và liên tục trong một thời gian dài trong nhà trường, đặc biệt là sự nỗ lực, tích cực của người học. Thực tế theo cách đánh giá này, quá trình đào tạo được xem là “Hộp đen”, chỉ dựa vào sự đánh giá “đầu vào” và phỏng đoán chất lượng “đầu ra”. Quan điểm này đã chuyển từ việc xem xét chất lượng sang các vấn đề về điều kiện hình thành chất lượng.

- Chất lượng được đánh giá bằng “đầu ra”.

Một quan điểm khác về chất lượng đào tạo cho rằng “Đầu ra” có tầm quan trọng hơn nhiều so với “đầu vào”. “Đầu ra” chính là sản phẩm của quá trình đào tạo được thể hiện ở mức độ hoàn thành công việc của học sinh tốt nghiệp hay khả năng cung cấp các dịch vụ đào tạo của trường đó. Có 2 vấn đề cơ bản liên quan đến cách tiếp cận chất lượng đào tạo này. Một là: Mối liên hệ giữa “đầu vào” và “đầu ra” không được xem xét. Trong thực tế đang tồn

tại mối quan hệ này, cho dù đó không hoàn toàn là quan hệ nhân quả. Hai là: Cách đánh giá “đầu ra” của các trường rất khác nhau.

- Chất lượng được đánh giá bằng giá trị gia tăng.

Quan điểm này cho rằng chất lượng đào tạo của một nhà trường là tạo ra được sự khác biệt về kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh từ khi nhập trường đến khi ra trường. Giá trị gia tăng được xác định bằng giá trị “đầu ra” trừ đi giá trị của “đầu vào”, kết quả thu được là “giá trị gia tăng” mà trường đó đã đem lại cho học sinh và được cho là chất lượng đào tạo của nhà trường.

Theo quan điểm này, một loạt vấn đề sẽ nảy sinh: Khó có thể thiết kế được một thước đo thống nhất để đánh giá chất lượng “đầu vào” và “đầu ra” để tìm ra hiệu số của chúng và đánh giá chất lượng của trường đó. Hơn nữa các trường đào tạo nghề trong hệ thống giáo dục lại rất đa dạng, không thể dùng một bộ công cụ đo duy nhất cho tất cả các trường.

Nhìn chung, những quan điểm trên đã đề cập một số dấu hiệu để nhận biết chất lượng, một khái niệm động, nhiều chiều. Rất khó để có một ý kiến thống nhất về khái niệm chất lượng đào tạo. Tuy vậy, việc xác định một số cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề này là điều nên làm và có thể làm được. Theo Tổ chức Giáo dục quốc tế thì cần có bộ tiêu chí chuẩn, việc đánh giá chất lượng một trường học sẽ dựa vào bộ tiêu chuẩn đó. Khi không có bộ tiêu chuẩn việc đánh giá sẽ dựa vào mục tiêu của từng lĩnh vực, những mục tiêu này sẽ được xác lập trên cơ sở trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và những điều kiện đặc thù của trường đó.

Như vậy để đánh giá chất lượng đào tạo của một trường cần dùng bộ tiêu chí có sẵn, hoặc dùng các chuẩn đã quy định, hoặc đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu.

Mối quan hệ giữa quản lý và chất lượng đào tạo thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Sự tin cậy: Quá trình quản lý đào tạo của các trường sao cho chất lượng đào tạo phải nhất quán với chiến lược phát triển của các trường và tuân

thủ các yêu cầu về quy định của pháp luật hiện hành. Thực hiện đúng chức năng, thực hiện cam kết với xã hội.

- Sự đáp ứng nhanh: Điều này thể hiện sự sẵn sàng của toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên trong quá trình đào tạo, cung cấp các dịch vụ đào tạo, thời gian là cơ sở để đánh giá khía cạnh này. Người học và bất kỳ các bên quan tâm nào cũng có quyền được biết rõ các vấn đề như kế hoạch đào tạo, tài liệu tham khảo, những vấn đề học tập, thời gian cấp bằng tốt nghiệp.... có liên quan đến từng khoá học. Tốc độ của sự đáp ứng quyết định mức chất lượng của từng trường đào tạo.

- Năng lực: Chất lượng đào tạo đòi hỏi trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của tất cả các thành viên thuộc cơ sở đào tạo đáp ứng công việc được giao. Chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ chuyên môn và những người phục vụ ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh tốt đẹp của cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, khía cạnh này cần được kiểm chứng thông qua hiệu quả của công việc đạt được.

- Sự dễ dàng tiếp cận: Các trường đào tạo sử dụng các điều kiện thuận lợi để người học và các bên quan tâm dễ dàng tiếp xúc. Khía cạnh này thể hiện không đơn thuần chỉ thông qua hình thức đối diện trực tiếp. Ngoài ra hệ thống thông tin còn là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp cho người học và các bên quan tâm có nhiều cơ hội tìm hiểu về trường, hệ thống này bao gồm điện thoại, Fax, Email, trang Web.... đây là một trong những phần cứng của một nhà trường.

- Tính lịch sự và nhã nhặn: Thái độ giao tiếp giữa tổ chức với người học và các bên quan tâm là một nhân tố hình thành chất lượng của một nhà trường. Sự ân cần, tôn trọng, cảm thông và thân thiện sẽ rút bỏ khoảng cách về mặt tâm lý đối với người học. Khía cạnh này giúp cho người học giảm bớt khoảng cách giữa nhà trường với họ. Người học sẽ xem nhà trường như là ngôi nhà thứ hai để hình thành mối liên hệ mật thiết và lâu dài.

- Sự truyền thông: Các yêu cầu như tìm hiểu về chiến lược, nhiệm vụ, mục tiêu, chương trình đào tạo, cách thức tuyển sinh, thời khoá biểu, cách thức tư vấn học tập, quy trình giải quyết khiếu nại thắc mắc của người học, các giới hạn của khoá học, giá trị của văn bằng tốt nghiệp....cần rõ ràng và dễ hiểu. Sự truyền thông đòi hỏi cơ sở đào tạo nắm bắt ý đồ mong đợi của người học, các bên quan tâm và thoả mãn nó một cách nhanh nhất dưới nhiều hình thức khác nhau.

- Sự tín nhiệm: Nền tảng của sự tín nhiệm được thể hiện khi lấy quyền lợi của người học làm nhiệm vụ trung tâm cho mọi hoạt động quản lý. Tuy nhiên, tôn trọng người học không đồng nghĩa cơ sở đào tạo bất chấp các quy định của pháp luật. Cải tiến liên tục nhằm nâng cao sự thoả mãn đối với người học và các bên quan tâm là tạo sự tín nhiệm bền vững cho nhà trường.

- Sự an toàn: Tham gia học tập là một quá trình đòi hỏi người học phải đầu tư về nhiều lĩnh vực, tốn kém thời gian, tài chính, từ bỏ nhiều cơ hội khác.... Viễn cảnh tương lai cùng khả năng tự vượt qua được những trở ngại trong quá trình học tập phải có tính khả thi và thuyết phục đối với người học. Sự mập mờ, thiếu chắc chắn và đặc biệt là không tôn trọng pháp luật của cơ sở đào tạo là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến độ an toàn đối với người học và các bên liên quan.

- Hiểu rõ người học: Khía cạnh này bao gồm sự nỗ lực của từng cơ sở đào tạo trong quá trình tìm hiểu và phát hiện nhanh chóng các kỳ vọng của người học qua từng thời gian, từng môn học hay cả một khoá học. Nhiều hình thức được triển khai như nghiên cứu thị trường, về các trường khác, điều tra qua từng môn học, khi tốt nghiệp, sau khi tốt nghiệp.... sẽ giúp cơ sở đào tạo hiểu rõ người học. Hoạt động này giúp cơ sở đào tạo liên tục cải tiến chiến lược, chương trình, nội dung và phương pháp dạy học. Mọi sự xơ cứng, thiếu năng động của quản lý sẽ làm giảm sự tin cậy của người học.

- Tính hữu hình: Tính hữu hình thể hiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập, quản lý và các hoạt động khác trong nhà

trường. Tính hữu hình bao gồm tất cả hình thức bên ngoài của nhà trường mà người học và các bên quan tâm có thể thấy được.

Phân tích tất cả các khía cạnh trên giúp cơ sở đào tạo thiết lập các mục tiêu, chất lượng liên quan đến từng yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Sự tác động của các khía cạnh trên sẽ phụ thuộc vào thực trạng của từng hệ thống quản lý chất lượng cụ thể. Các cơ sở đào tạo biết lợi dụng điều kiện thuận lợi không ngừng để nâng cao chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu Gắn đào tạo nghề với chương trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp tại tỉnh bạc liêu (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)