Nợ đọng trong đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 63)

Nợ XDCB là phần khối lượng hoàn thành các công trình, hạng mục công trình nhưng chưa được cấp vốn thanh toán (hay phần khối lượng hoàn thành công trình thực hiện vượt mức vốn được bố trí). Nợ XDCB ở đây sẽ bao gồm nợ các công trình quyết toán, nợ công trình hoàn thành chưa quyết toán và nợ khối lượng hoàn thành các công trình chuyển tiếp. Trong điều kiện kinh tế giai đoạn 2010 – 2014 còn khó khăn, ngân sách huyện Ngọc Hiển eo hẹp thì nợ đọng XDCB ảnh hưởng rất lớn đến các đơn vị tham gia dự án, nhất là các nhà thầu xây dựng, giải quyết nợ đọng XDCB càng trở nên khó khăn.

Tình trạng nợ đọng XDCB trên địa bàn huyện khá phổ biến và ở mức độ có chiều hướng ngày càng tăng, gây ra các hậu quả như: Công trình thi công dở dang, kéo dài, hiệu quả đầu tư kém; chủ đầu tư không có nguồn vốn để thanh toán cho giá trị khối lượng thực hiện; một số doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu nợ lương công nhân, chiếm dụng vốn của nhau, góp phần làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng lên,… đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế bền vững của huyện. Bảng 4.7: Nợ đọng XDCB từ NSNN huyện Ngọc Hiển đến hết 31/12/2014 Khoản mục Tổng số dự án Tổng mức đầu tư Lũy kế khối lượng thực hiện Lũy kế giải ngân Số nợ đọng XDCB Số dự án Số nợ Các dự án đã hoàn thành,

bàn giao đưa vào sử dụng 16 36,36 33,02 26,61 16 6,62 Các dự án đang thực hiện 2 5,14 4,29 2,82 2 1,48

Tổng 18 41,50 37,31 29,43 18 8,10

Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Ngọc Hiển, năm 2015

Đến hết 31/12/2014 tổng nợ XDCB trên toàn huyện Ngọc Hiển 8,10 tỷ đồng với 18 dự án. Trong đó, nợ các dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng là 6,62 tỷ đồng; nợ các dự án đang thực hiện là 1,48 tỷ đồng (bảng 4.7).

Về nguyên nhân của nợ đọng XDCB chủ yếu là do công tác quản lý, không tổ chức theo dõi, quản lý nợ khối lượng XDCB; bố trí vốn đầu tư dàn trải, không quan

tâm đến thanh toán nợ đọng và một số chủ đầu tư còn có tư tưởng trông chờ vào hỗ trợ từ ngân sách cấp trên. Về phía các nhà thầu, vì sức ép của công ăn việc làm nên vẫn thi công, thậm chí ứng vốn trước mặc dù không rõ nguồn vốn thanh toán đã cùng với địa phương gây ra tình trạng nợ đọng trong XDCB. Một số nhà thầu quan niệm rằng các công trình quan trọng của địa phương sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì trước sau sẽ được thanh toán vốn nên đã vay mượn để thi công. Ngoài ra còn một lượng lớn các công trình dự án đã hoàn thành nhưng không đầy đủ hồ sơ quyết toán hoặc không lập hồ sơ quyết toán vốn.

Theo phân cấp, chủ đầu tư có nhiều quyền, nhưng khả năng và năng lực quản lý đầu tư XDCB của một số chủ đầu tư còn hạn chế, để xảy ra tình trạng chậm tiến độ, thậm chí đã hết thời gian gia hạn hợp đồng vẫn chưa hoàn thành công trình.Từ đó làm gia tăng khối lượng nợ đọng XDCB, mặc dù nợ đọng XDCB của huyện Ngọc Hiển không lớn (8,10 tỷ đồng) nhưng vẫn gây khó khăn cho công tác cân đối bố trí vốn hằng năm của huyện, ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính và việc làm của một số doanh nghiệp xây dựng. Trong khi, vốn NSNN hiện nay và trong thời gian tới rất hạn hẹp do dự báo tình hình thu ngân sách tiếp tục khó khăn do nguồn thu của huyện thấp; vốn trái phiếu Chính phủ không thể phát hành tăng thêm nhiều để thực hiện mục tiêu giảm dần bội chi NSNN, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, dư nợ công ở mức cho phép.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 63)