Tác động đối với phúc lợi của người dân huyện Ngọc Hiển

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 67)

4.4.2.1. Hiệu quả khai thác công trình đầu tư XDCB

Bảng 4.8: Tần suất sử dụng các công trình xây dựng của người dân

Tần suất sử dụng, khai thác Số lượng quan sát Tỷ lệ (%) Lũy kế tỷ lệ (%)

Ít 46 22,2 22,2

Trung bình 33 15,9 38,2

Nhiều 104 50,2 88,4

Rất nhiều 24 11,6 100,0

Tổng 207 100,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu phỏng vấn hộ dân, năm 2015

Tần suất sử dụng các công trình xây dựng của người dân là khá cao: tỷ lệ sử dụng ở mức nhiều và rất nhiều là 66,8%, tỷ lệ sử dụng ít là 22,2% và sử dụng ở mức trung bình là 15,9% (bảng 4.8).

Bảng 4.9: Hình thức khai thác công trình của người dân

Hình thức khai thác Số lượng quan sát Tỷ lệ (%)

Trực tiếp 158 76,3

Cơ quan, tổ chức khác cung cấp 49 23,7

Tổng 207 100,0

Hình thức khai thác công trình của người dân chủ yếu là “trực tiếp” chiếm 76,3%, còn lại do các “cơ quan, tổ chức khác cung cấp” là 23,7% (bảng 4.9).

Bảng 4.10: Phân tích bảng chéo về ảnh hưởng của loại công trình và thu nhập

Loại công trình Thu nhập của hộ

Tổng Không đổi Tăng thêm nhiều và

rất nhiều

Cầu đường Số lượng quan sát 55 103 158

Tỷ lệ (%) 34,8 65,2 100,0

Trạm y tế Số lượng quan sát 5 15 20

Tỷ lệ (%) 25,0 75,0 100,0

Trường học Số lượng quan sát 6 12 18

Tỷ lệ (%) 33,3 66,7 100,0

Trụ sở cơ quan Số lượng quan sát 6 4 11

Tỷ lệ (%) 54,5 45,5 100,0

Tổng Số lượng quan sát 72 135 207

Tỷ lệ (%) 34,8 65,2 100,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu phỏng vấn hộ dân, năm 2015

Kết quả phân tích bảng chéo tại bảng 4.10 cho thấy, tỷ lệ số hộ có thu nhập tăng thêm nhiều và rất nhiều là 65,2% cho thấy các công trình đã góp phần cải thiện thu nhập của hộ.

Hình 4-7: Đánh giá của người dân về hiệu quả kinh tế của công trình

Nguồn: Tổng hợp số liệu phỏng vấn hộ dân, năm 2015

Sử dụng thang đo từ 1 đến 5 (với 1 là giảm đi rất nhiều và 5 là tăng thêm rất

2,14 2,05

3,84

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5

Thời gian đi lại Chi phí đi lại Thu nhập của hộ

nhiều) để đánh giá hiệu quả kinh tế của công trình mang lại cho người dân, hình 4-7 cho thấy điểm số của thu nhập là 3,84 (gần mức “tăng thêm nhiều”) nghĩa là các công trình này có tác động làm tăng thêm đáng kể thu nhập của hộ; chi phí đi lại và thời gian đi lại cũng giảm nhiều khi có điểm số đánh giá lần lượt là 2,05 và 2,14 (gần mức “giảm đi nhiều”).

4.4.2.2. Tác động của công trình đến cải thiện điều kiện sống của người dân

Sử dụng thang đo từ 1 đến 5 (với 1 là giảm đi rất nhiều và 5 là tăng thêm rất nhiều) để đánh giá hiệu quả xã hội của công trình mang lại cho người dân dựa trên các tiêu chí: (1) Cải thiện thông tin liên lạc; (2) Cải thiện chất lượng không khí xung quanh: giảm thiểu khói bụi; (3) Giảm thiểu các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa; (4) Cải thiện công tác chăm sóc y tế; (4) Cải thiện điều kiện học tập; (6) Cải thiện điều kiện sản xuất kinh doanh; (6) Cải thiện điều kiện vui chơi, giải trí.

Hình 4-8: Đánh giá của người dân về hiệu quả xã hội của công trình

Nguồn: Tổng hợp số liệu phỏng vấn hộ dân, năm 2015

Hình 4-8 cho thấy, các công trình xây dựng đã góp phần làm cải thiện các yếu tố về thông tin liên lạc (3,93 điểm); chất lượng không khí xung quanh (3,94 điểm); chăm sóc y tế (4,00 điểm); điều kiện học tập (4,15 điểm); vui chơi, giải trí (4,14

3,930 3,940 2,740 2,860 4,000 4,150 3,840 4,140 ,000 ,5001,0001,5002,0002,5003,0003,5004,0004,500 Thông tin liên lạc

Chất lượng không khí xung quanh Bệnh về đường hô hấp Bệnh về đường tiêu hóa Chăm sóc y tế Điều kiện học tập Điều kiện sản xuất, kinh doanh Vui chơi, giải trí

điểm). Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, do các công trình này giúp cho việc đi lại thuận tiện hơn, việc tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh, vui chơi giải trí, học tập và giao lưu văn hóa của người dân tốt hơn nên góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Tuy nhiên, tác động của các công trình này đối với việc làm giảm các loại bệnh về đường hô hấp (2,74 điểm) và bệnh về đường tiêu hóa (2,86 điểm) là không đáng kể do điểm số gần với mức không thay đổi (3,00 điểm).

4.4.2.3. Tác động đến phúc lợi giữa các nhóm hộ gia đình

Bảng 4.11 cho thấy các chỉ tiêu về phúc lợi của 207 hộ gia đình, cụ thể:

Thu nhập bình quân một hộ là 79,55 triệu đồng/năm (độ lệch chuẩn là 37,13 triệu đồng). Hộ có thu nhập cao nhất là 150 triệu đồng/năm; hộ có thu nhập thấp nhất là 20 triệu đồng/năm.

Số ngày làm việc bình quân một hộ là 226,06 ngày/năm (độ lệch chuẩn là 87,88 ngày). Hộ có số ngày làm việc cao nhất là 356 ngày/năm; hộ có số ngày làm việc thấp nhất là 52 ngày/năm.

Bảng 4.11: Các chỉ tiêu phúc lợi của hộ gia đình

Chỉ tiêu Đvt Trung bình Độ lệch chuẩn Tối thiểu Tối đa

Thu nhập Triệu đồng 79,55 37,13 20,0 150,0

Số ngày làm việc Ngày 226,06 87,88 52,0 356,0

Sức khỏe 3,18 0,73 2,0 5,0

Số năm đi học Năm 9,29 2,68 3,0 17,0

Tài sản Triệu đồng 274,07 104,69 75,0 588,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu phỏng vấn hộ dân, năm 2015

Sức khỏe của các hộ bình quân là 3,18 (theo thang đo 1 là kém; 3 là bình thường; 5 là tốt), chứng tỏ các hộ có sức khỏe bình thường.

Số năm đi học bình quân là 9,29 năm (tương đương với học hết cấp 2). Hộ có số năm đi học cao nhất là 17,0 năm; hộ có năm đi học thấp nhất là 3,0 năm.

Tài sản bình quân một hộ là 274,07 triệu đồng/hộ (độ lệch chuẩn 104,69 triệu đồng). Hộ có tài sản lớn nhất 558 triệu đồng; hộ có tài sảnnhỏ nhất 75 triệu đồng.

Để đánh giá tác động của dự án đầu tư XDCB đến phúc lợi của hộ gia đình, căn cứ trên tần suất sử dụng các công trình hoàn thành của hộ dân, nghiên cứu chia các hộ gia đình làm thành 3 nhóm: Nhóm 1 là nhóm có tần suất sử dụng công trình là “rất ít” hoặc “ít”, gọi chung là “nhóm ít sử dụng”; Nhóm 2 là nhóm có tần suất sử dụng công trình là “trung bình”, gọi chung là “nhóm sử dụng trung bình”; Nhóm 3 là nhóm có tần suất sử dụng công trình là “nhiều” hoặc “rất nhiều”, gọi chung là “nhóm sử dụng nhiều”.

Sử dụng kiểm định sự khác biệt trung bình giữa 2 nhóm (t – test), bảng 4.13 cho thấy sự tương quan giữa các chỉ tiêu phúc lợi hộ gia đình theo tần suất sử dụng công trình. Kết quả kiểm định t – test với mức ý nghĩa 1% cho kết quả là thu nhập và tài sản của hộ gia đình tăng theo tần suất sử dụng công trình, cụ thể “nhóm ít sử dụng” có thu nhập và giá trị tài sản thấp hơn “nhóm sử dụng trung bình” và “nhóm sử dụng nhiều”; “nhóm sử dụng trung bình” có thu nhập và tài sản thấp hơn “nhóm sử dụng nhiều”. Điều này có nghĩa là tần suất sử dụng công trình càng nhiều thì hộ gia đình có thu nhập và giá trị tài sản càng cao.

Sức khỏe và số ngày làm việc hầu như không có tương quan với tần suất sử dụng công trình, điều này dễ hiểu vì phần lớn loại công trình nằm trong nghiên cứu này là công trình cầu đường nên ít tác động đến sức khỏe của người dân, trong khi số ngày làm việc thì phụ thuộc vào đặc thù ngành nghề.

Số năm đi học của “nhóm ít sử dụng” thấp hơn so với “nhóm sử dụng trung bình” và “nhóm sử dụng nhiều” ở mức ý nghĩa 1%. Nhưng số năm đi học giữa “nhóm sử dụng trung bình” và “nhóm sử dụng nhiều” không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 10%.

Bảng 4.12: Tương quan giữa các chỉ tiêu phúc lợi hộ gia đình theo tần suất sử dụng công trình

Chỉ tiêu Đvt Giá trị trung bình Giá trị kiểm định t-test giữa các nhóm

Nhóm 1 (n = 46) Nhóm 2 (n = 33) Nhóm 3 (n =128) Nhóm 1 & nhóm 2 Nhóm 1 & nhóm 3 Nhóm 2 & nhóm 3 Thu nhập Triệu đồng 68,3 80,6 91,3 ***-3,1 ***-5,9 ***-4,5 Sức khỏe 3,1 3,2 3,2 -0,5 -1,0 -0,3

Số ngày làm việc Ngày 205,6 241,3 229,4 *-1,9 -1,56 0,7

Số năm đi học Năm 8,7 9,5 9,4 ***-4,3 ***-3,5 0,2

Tài sản Triệu đồng 271,3 292,3 310,4 ***-5,8 ***-3,7 ***-4,1

Nguồn: Tổng hợp số liệu phỏng vấn hộ dân, năm 2015

Ghi chú: n là số quan sát trong mẫu điều tra

*** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; ** có ý nghĩa thống kê ở mức 5%;* có ý nghĩa thống kê ở mức 10%.

Nhóm 1: “nhóm ít sử dụng”

Nhóm 2: “nhóm sử dụng trung bình” Nhóm 3: “nhóm sử dụng nhiều”

4.4.2.4. Kiểm định sự khác biệt trong lợi ích của người dân đối với đặc trưng của nhóm hộ

Tiến hành kiểm định sự khác biệt trong lợi ích của người dân đối với đặc trưng của nhóm hộ. Các lợi ích bao gồm sự cải thiện về điều kiện y tế, giáo dục đối với các đặc trưng của hộ dân. Các đặc trưng của hộ dân bao gồm: (1) Dân tộc (Hoa - khơ me và Kinh); (2) Nghề nghiệp (nông nghiệp và nghề khác)

Bảng 4.13: Kiểm định mức độ hưởng lợi về y tế đối với đặc trưng của hộ dân

Tiêu chí Hưởng lợi về y tế

x2, p

Có Không

n % n %

Dân tộc Hoa - khơ me 3 16,7 10 5,3 x2 = 3,613

p = 5,7% Kinh 15 83,3 179 94,7 Nhóm hộ Thu nhập cao 7 38,9 97 51,3 x2 = 1,016 p = 31,3% Thu nhập thấp 11 61,1 92 48,6 Nghề nghiệp Khác 3 16,7 34 18,0 x2 = 0,020 p = 88,9% Nông nghiệp 15 83,3 155 82,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu phỏng vấn hộ dân, năm 2015

Bảng 4.14: Kiểm định mức độ hưởng lợi về giáo dục đối với đặc trưng của hộ dân

Tiêu chí Hưởng lợi về giáo dục

Có Không

n % n %

Dân tộc Hoa - khơ me 13 6,3 - -

Kinh 194 93,7 - -

Nhóm hộ Thu nhập cao 104 50,2 - -

Thu nhập thấp 103 49,8 - -

Nghề nghiệp Khác 37 17,9 - -

Nông nghiệp 170 82,1 - -

Nguồn: Tổng hợp số liệu phỏng vấn hộ dân, năm 2015

Kết quả kiểm định mức độ hưởng lợi về y tế đối với đặc trưng của hộ dân tại bảng 4.13 cho thấy giá trị p value đều lớn mức ý nghĩa 5%, có nghĩa là giữa các

nhóm hộ mặc dù có sự khác nhau về dân tộc, thu nhập, ngành nghề nhưng cùng hưởng lợi như nhau từ việc cải thiện y tế.

Mức độ hưởng lợi về giáo dục đối với đặc trưng của hộ dân Bảng 4.14 cho thấy tất cả các hộ có đặc trưng khác nhau đều hưởng lợi về giáo dục như nhau sau khi công trình xây dựng hoàn thành.

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Chương này tổng hợp các kết quả sau khi nghiên cứu, bao gồm những kết quả quan trọng của đề tài nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Ngọc Hiển. Đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế của đề tài, gợi ý các đề tài nghiên cứu mở rộng hoặc chuyên sâu hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)