Nhóm các tiêu chí xác định thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 33)

3.2.2.1. Thất thoát, lãng phí do chủ trương đầu tư

Việc xác định đúng chủ trương đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đối với hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Xác định sai chủ trương đầu tư không những dẫn đến đầu tư không có hiệu quả, hoặc hiệu quả đầu tư kém mà còn dẫn đến hậu quả khó lường, cản trở đến phát triển kinh tế, xã hội của một vùng, một khu vực. Sai lầm về chủ trương đâu tư sẽ gây ra lãng phí, thất thoát nghiêm trọng vốn đầu tư. Lãng phí, thất thoát vốn trong chủ trương đầu tư thể hiện ở những nội dung cụ thể sau:

Đầu tư không có quy hoạch, không theo quy hoạch hoặc quy hoạch sai không phù hợp với đặc điểm kinh tế, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân số lao động,... dẫn đến không phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Lựa chọn địa điểm đầu tư sai: Gây ra lãng phí, thất thoát vốn đầu tư. Xác định quy mô dự án, lựa chọn thiết bị, công nghệ không chính xác. Công tác thẩm định dự án trước khi ra quyết định đầu tư chưa đầy đủ.

3.2.2.2. Thất thoát, lãng phí trong khâu chuẩn bị xây dựng

Thất thoát lãng phí do khâu thiết kế: Hồ sơ thiết kế không theo đúng các quy phạm, quy chuẩn về kỹ thuật của nhà nước, xa rời tình hình thực tế về điều kiện tự nhiên, địa hình, nguồn nhân lực,... dẫn đến những sai sót gây hậu quả về thất thoát, lãng phí trong quá trình thi công xây dựng công trình

Thất thoát trong khâu lập và quản lý dự toán: Đây không chỉ là không gây ra lãng phí và thất thoát về vốn đầu tư mà còn là khâu nhạy cảm gây ra sơ hở dẫn đến phát sinh tiêu cực trong hoạt động đầu tư. Thất thoát ở khâu này cần xem xét trên các tiêu chí sau: Sử dụng sai định mức kinh tế - kỹ thuật của nhà nước ban hành cho từng loại công trình; Áp dụng sai giá cả theo từng loại vật tư thiết bị đã được thông báo; Tính toán sai các loại chi phí theo định mức; Thất thoát, lãng phí xảy ra trong khâu đền bù, giải phóng mặt mặt bằng.

3.2.2.3. Thất thoát, lãng phí trong khâu lựa chọn nhà thầu

Việc chuẩn bị tổ chức đấu thầu, công tác đấu thầu không đảm bảo chất lượng sẽ dẫn đến thất thoát lãng phí về vốn và tài sản trong hoạt động đầu tư XDCB.

3.2.2.4. Thất thoát, lãng phí trong thi công công trình

Việc thi công công trình không đảm bảo chất lượng dẫn đến thất thoát vốn của nhà nước, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn NSNN cho XDCB.

Tỷ lệ thất thoát, lãng phí do từng nguyên nhân (chủ trương đầu tư, khâu chuẩn bị xây dựng, khâu lựa chọn nhà thầu, thi công công trình) được tính bằng tỷ số giữa số tiền thất thoát, lãng phí trên tổng số vốn đầu tưđã thực hiện, thường được tính theo tỷ lệ % và được xác định bằng công thức sau:

Tỷ lệ thất thoát, lãng phí = Số tiền thất thoát, lãng phí x 100%

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)