CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 27)

Có thể đề cập đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề đầu tư cơ bản và cơ chế kiểm tra, giám sát vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước như sau:

Đầu tiên là công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Vũ Tuấn Anh và Nguyễn Quang Thái vào năm 2011 với tên đề tài “Đầu tư công - Thực trạng và tái cơ cấu”. Nhóm tác giả đã phân tích những ưu, khuyết điểm trong chính sách và thực tiễn quản lý đầu tư công trong thời gian qua ở Việt Nam, qua đó đề xuất ý tưởng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam.

Tiếp theo là công trình nghiên cứu “Các chế tài hạn chế phòng ngừa và xử lý lãng phí thất thoát trong đầu tư xây dựng” của tác giả Phạm Sỹ Liêm vào năm 2007 đã đề xuất các chế tài xử lý những đối tượng không thực hiện đúng quy định pháp luật gây lãng phí, thất thoát, tham nhũng trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng, đề xuất bổ sung hoàn chỉnh cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng.

Tiếp theo là “Báo cáo rà soát nâng cao hiệu quả đầu tư của nền kinh tế Việt Nam hiện nay” của Bộ kế hoạch và Đầu tư vào năm 2011, báo cáo chỉ ra hệ thống rào cản đối với hiệu quả đầu tư của kinh tế Việt Nam. Qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công Việt Nam.

Tiếp theo là công trình nghiên cứu “Lập ngân sách theo kết quả đầu ra và sự vận dụng vào trong quản lý chi tiêu công của Việt Nam” của tác giả Sử Đình Thành vào năm 2004, đề tài đã hệ thống hoá và phát triển lý luận về quản lý chi tiêu công trong nền kinh tế thị trường, phân tích và đánh giá thực trạng lập và quản lư chi tiêu công Việt Nam. Đề xuất các giải pháp xây dựng khuôn khổ lập ngân sách theo kết quả đầu ra trong quản lư chi tiêu công ở Việt Nam.

Năm 2012, tác giả Sử Đình Thành tiếp tục nghiên cứu vấn đề này với đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống giám sát và đánh giá chi tiêu công ở Việt Nam”. Mục đích cơ bản của đề tài là hướng tới hoàn thiện thiết lập hệ thống M&E chi tiêu công dựa trên kết quả. Hệ thống M&E chi tiêu công dựa trên kết quả là phương thức quản trị công hiện đại, cung cấp công cụ đo lường kết quả chi tiêu công và gắn chi tiêu công với mục tiêu ưu tiên. Nghiên cứu hướng tới mục tiêu tìm kiếm cách thức phát triển hệ thống M&E phù hợp với bối cảnh hội nhập của Việt Nam, nhằm tăng cường cải cách khu vực công hướng tới phát triển bền vững.

Công trình nghiên cứu “Chống thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB từ vốn ngân sách: Phân tích từ góc độ của Kiểm toán nhà nước” của tác giả Hồ Minh Thế vào năm 2010. Đề tài đã nhận diện một số vấn đề thường gặp gây thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua thực tiễn hoạt động KTNN. Từ đó đề ra giải pháp hoàn thiện công tác phòng chống thất thoát lãng phí trong đầu tư công ở Việt Nam.

Ngoài ra còn các công trình nghiên cứu của các cơ quan nhà nước, bộ ngành ở Việt Nam như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng hội xây dựng Việt Nam, một số tổ chức quốc tế đã công bố các báo cáo, báo cáo thường niên, nghiên cứu, đánh giá, ấn phẩm trong đó có đề cập đến chi tiêu công của Việt Nam. Cụ thể như: WB công bố các báo cáo và các ấn phẩm về KTXH Việt Nam (Báo cáo phát triển Việt Nam, Việt Nam quản lư chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo…). Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên do cá nhân các nhà khoa học hoặc do các cơ quan công bố, với mức độ khác nhau đều có chung nhận định về hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam còn thấp, các nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực…

Cao Hào Thi (2006) đã xây dựng mô hình nghiên cứu đối với 239 dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam và khẳng định các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới sự thành công dự án là năng lực nhà quản lý dự án, năng lực các thành viên tham gia và môi trường bên ngoài với mức độ tác động bị ảnh hưởng bởi đặc trưng dự án là giai

đoạn hoàn thành và thực hiện trong vòng đời dự án.

Nguyễn Quý Nguyên & Cao Hào Thi (2010) qua phân tích 150 dự án xây dựng dân dụng khu vực phía Nam đã kết luận có 4 nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến thành công dự án là sự hỗ trợ từ tổ chức kết hợp năng lực điều hành của nhà quản lý dự án, năng lực các thành viên tham gia, môi trường bên ngoài, năng lực nhà quản lý dự án và nhân tố gián tiếp là đặc điểm chủ đầu tư và ngân sách dự án.

Lưu Minh Hiệp (2009) qua nghiên cứu 100 dự án trên địa bàn TP.HCM cho thấy các yếu tố chính sách, kinh tế/tài chính, điều kiện tự nhiên, tình trạng trộm cắp/tội phạm đã ảnh hưởng đến rủi ro của dự án (bao gồm tiến độ và chi phí), tác động của các nhóm yếu tố đến biến phụ thuộc mạnh hay yếu trong tương quan với đặc trưng dự án chỉ có ý nghĩa đối với các dự án lớn (trên 10 triệu USD).

Nguyễn Thị Minh Tâm (2009) qua phân tích 216 dự án xây dựng tại TP.HCM phản ánh có 6 nhân tố ảnh hưởng đến biến động chi phí dự án là năng lực bên thực hiện, năng lực bên hoạch định dự án, sự gian lận và thất thoát, kinh tế, chính sách và tự nhiên.

Mai Xuân Việt và Lương Đức Long (2012) khảo sát 200 dự án xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 2005 – 2010 để xác định các yếu tố liên quan đến tài chính gây chậm trễ tiến độ của dự án xây dựng. Kết quả phân tích cho thấy mức độ tác động của 4 nhóm nhân tố liên quan đến tài chính gây chậm trễ tiến độ là nhân tố về thanh toán trễ hạn, nhân tố về quản lý dòng ngân lưu dự án kém, nhân tố về tính không ổn định của thị trường tài chính, nhân tố về thiếu nguồn tài chính và tổng mức đầu tư có ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ. Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã khẳng định mối quan hệ giữa 4 nhân tố trên với chậm trễ tiến độ với các giả thuyết được ủng hộ ở mức ý nghĩa 5%. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nhóm yếu tố thanh toán trễ hạn có ảnh hưởng mạnh nhất đến chậm trễ tiến độ, tiếp theo là nhóm yếu tố về quản lý dòng ngân lưu dự án kém, nhóm yếu tố về tính không ổn định của thị trường tài chính, nhóm yếu tố về thiếu nguồn tài chính.

dự án thuộc tất cả các loại công trình đầu tư xây dựng sử dụng vốn NSNN tại tỉnh Khánh Hòa. Kết quả phân tích nhân tố đã rút gọn tập hợp 30 yếu tố thành 8 nhóm nhân tố đại diện trong đó 7/8 nhóm yếu tố trên (trừ nguồn vốn) có quan hệ nghịch biến với biến động tiến độ hoàn thành dự án, xếp theo mức độ ảnh hửởng từ mạnh đến yếu là Nhóm yếu tố môi trường bên ngoài, Chính sách, Hệ thống thông tin quản lý, Năng lực nhà thầu chính, Năng lực Chủ đầu tư, Phân cấp thẩm quyền cho Chủ đầu tư và Năng lực nhà tư vấn, các giả thuyết được ủng hộ với mức ý nghĩa 1%.

Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này giới thiệu thông tin cơ bản về kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên. Đồng thời giới thiệu phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm phương pháp chọn vùng nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, thiết kế bảng câu hỏi điều tra, phương pháp thu thập dữ liệu, cỡ mẫu và mô hình phân tích định lượng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)