Những nhận xét từ khảo sát

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp (Trang 66)

9. Cấu trúc của đề tài

3.7. Những nhận xét từ khảo sát

3.7. 1 Ưu điểm

- Đa số giáo viên đều có trình độ, đƣợc đào tạo và có thâm niên công tác lâu năm.

- Giáo viên yêu nghề, mến trẻ, có nhiệt huyết, đam mê với công việc. - Đồ dùng, trang thiết bị dạy học đa dạng, phong phú, đƣợc đầu tƣ để phục vụ cho công việc giảng dạy.

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động cũng nhƣ các tiết học ở trên lớp.

3.7.2. Nhược điểm

- Qua khảo sát, điều tra chúng tôi thấy rằng: giáo viên chƣa có sự tìm hiểu sâu cũng nhƣ chƣa tìm đƣợc các phƣơng pháp phù hợp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động và giao tiếp.

61 phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động sáng tạo trong nhận thức và tƣ duy của mình về các hoạt động học và chơi ở trƣờng mầm non. Vì vậy, giáo viên cần phải quan tâm chú ý đến trẻ nhiều hơn, nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất.

62

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Ngôn ngữ là yếu tố vô cùng quan trọng trong cuộc sống con ngƣời. Ngôn ngữ cũng chính là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ tình cảm, nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ, qua đó ngƣời lớn có thể chăm sóc và giáo dục trẻ tham gia vào các hoạt động hằng ngày, từ đó hình thành nhân cách cho trẻ.

Đối với trẻ ấu nhi, khi mà hoạt động với đồ vật đóng vai trò chủ đạo thì việc phát triển ngôn ngữ qua hoạt động và giao tiếp đóng một vai trò vô cùng đặc biệt và đem lại kết quả cao. Điều quan trọng là giáo viên cần phải biết vận dụng linh hoạt các biện pháp sƣ phạm, xử lý các tình huống nhằm tận dụng cơ hội để phát triển năng lực hoạt động ngôn ngữ cho trẻ.

Bên cạnh đó, cần kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trƣờng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

2. Kiến nghị

Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi là vô cùng quan trọng, nó có ảnh hƣởng rất lớn đến cuộc sống sau này của trẻ. Trong trƣờng mầm non, giáo viên mầm non giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ngƣời giáo viên mầm non phát hiện năng khiếu ban đầu, định hƣớng cho sự phát triển nhân cách của trẻ, uốn nắn, vun đắp tâm hồn trẻ em phát triển lành mạnh. Không có một cấp học nào mà giữa ngƣời dạy và ngƣời học lại có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó mật thiết nhƣ cấp học mầm non. Chính vì vậy mà tôi xin đƣa ra một số đề xuất sau đây:

- Giáo viên ở các trƣờng mầm non cần chú ý hơn nữa đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động và giao tiếp.

63 - Giáo viên cần tích cực, năng động trong việc tìm tòi các phƣơng pháp hay, sáng tạo, gây hứng thú cho trẻ nhằm tạo điều kiện phát triển tƣ duy, tƣởng tƣợng của trẻ thông qua phát triển ngôn ngữ.

- Trong mọi hoạt động, giáo viên phải lấy trẻ làm trung tâm, khuyến khích trẻ hoạt động, giao tiếp, nhất là các hoạt động thao tác với đồ vật để từ đó cung cấp, hình thành cho trẻ các biểu tƣợng mới… nhằm phát triển ngôn ngữ. - Cần tổ chức các cuộc tọa đàm, trao đổi giữa các giáo viên về phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học, trau dồi kiến thức, kỹ năng để giúp trẻ đạt kết quả tốt nhất.

- Cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện cơ sở lí luận cùng với hệ thống các phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp.

- Giáo viên cũng cần tổ chức các buổi họp mặt phụ huynh để trao đổi kinh nghiệm giữa giáo viên và phụ huynh để có những phƣơng pháp giáo dục trẻ cho phù hợp

Do khuôn khổ của khóa luận, hơn nữa do năng lực có hạn nên những vấn đề tôi đặt ra chƣa giải quyết đƣợc thấu đáo, triệt để. Thế nhƣng với kết quả ban đầu, có thể đây là những định hƣớng nghiên cứu tiếp theo cho những ngƣời thuộc chuyên môn và những ngƣời yêu thích bộ môn khoa học giáo dục này.

Trong khi thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô, của độc giả quan tâm để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình chăm sóc giáo dục nhà trẻ 3- 36 tháng, Dự án đổi mới chƣơng trình và sách giáo khoa, Hà Nội, tháng 5/2010. 2. Bùi Kim Tuyến (2001), Xây dựng nội dung, biện pháp phát triển hoạt động ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mã số B98-49-59.

3. Đào Thanh Âm (2003), Giáo dục học mầm non, NXB Đại học sƣ phạm Hà Nội.

4. Đinh Hồng Thái (2006), Giáo trình phương pháp phát triển lời nói trẻ em, NXB Đại học sƣ phạm, Hà Nội.

5. Đinh Hồng Thái (2006), Phát triển ngôn ngữ trẻ em, Bài giảng chuyên đề cao học, Tài liệu lƣu hành nội bộ, Đại học sƣ phạm Hà Nội.

6. Đinh Hồng Thái (2007), Giáo trình phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em, NXBGD, Hà Nội.

7. Đinh Hồng Thái (chủ biên), Trần Thị Mai (2008), Giáo trình phương

8. Đinh Hồng Thái, Mấy vấn đề về đánh giá ngôn ngữ tuổi mầm non, Tạp chí giáo dục, tháng 12/ 2009.

9. Hà Nguyễn Kim Giang (2002), Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học – Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.

10. Hoàng Kim Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức (2001), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, NXB ĐHQG Hà Nội.

11. Lê Thị Kim Anh (1999), Phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ mầm non, Bài giảng lƣu hành nội bộ, ĐHSP Hà Nội.

12. Luận án Phó tiến sĩ Lƣu Thị Lan (1996), Những bước phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 1-6 tuổi, trên cơ sở dữ liệu ngôn ngữ cho trẻ em nội thành Hà Nội. 13. Nguyễn Thị Oanh (2001), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.

65 14. Lƣu Thị Lan (1997), Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em (0 – 6 tuổi), Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học, Hà Nội.

mẫu giáo, NXB Giáo dục.

15. Ngô Minh Duy, Tâm lý học đại cương (Tài liệu lƣu hành nội bộ), Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM.

16. Nguyễn Ánh Tuyết (2003), Tâm lí học mầm non, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên), Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang (2007), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB Đại học sƣ phạm.

18. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Nhƣ Mai, Đinh Thị Kim Thoa, (2005), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi Mầm non, NXB Đại học Sƣ phạm.

19. Nguyễn Thị Phƣơng Nga (1999), Giáo trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, Tài liệu lƣu hành nội bộ, Trƣờng CĐSP Mẫu giáo Trung ƣơng 3. 20. Nguyễn Xuân Khoa (1997), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ

21. Nguyễn Xuân Khoa (1999), Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, NXB Giáo dục.

22. Nguyễn Xuân Thức (2007), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB Đại học sƣ phạm.

23. Phạm Minh Hạc (1983), Hành vi và hoạt động, Viện khoa học Giáo dục, HN.

24. Phan Thiều (1973), Dạy nói cho trẻ trước tuổi cấp I, NXB Giáo dục.

pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, NXBGD, Hà Nội.

25. Phùng Đức Toàn (2009), Phát triển ngôn ngữ từ trong nôi, NXB Lao động- Xã hội.

26. Tạ Thị Ngọc Thanh (1980), Dạy trẻ phát âm đúng và làm giàu vốn từ cho trẻ, NXB Giáo dục.

27. Võ Phan Thu Hƣơng (2009), Biện pháp dạy trẻ mẫu giáo nói đúng ngữ pháp, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Hà Nội.

66

PHỤ LỤC

GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM

Chủ đề: Nghề nghiệp

Tên đề tài: Hoạt động vui chơi Đối tượng: Trẻ 3 tuổi

Thời gian: 30- 35 phút

I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ biết vị trí, đặc điểm, các loại đồ chơi của các góc, cách chơi các trò chơi dƣới sự bao quát của cô.

+ Góc phân vai: trẻ biết hóa thân vào các vai chơi (cô giáo, bác sĩ, bán hàng), biết xử lý tình huống và giao tiếp phù hợp với tình huống xảy ra trong quá trình chơi.

+ Góc xây dựng: giúp trẻ phát triển trí tƣởng tƣợng, óc sáng tạo để xây dựng, lắp ghép nhà, trƣờng học, xếp đƣờng đi

+ Góc nghệ thuật: Trẻ biết tô màu những bức tranh về các nghề, các dụng cụ theo nghề, nặn, vẽ, hát, múa theo chủ đề

+ Góc học tập: xem tranh, ảnh , sách truyện về các nghề trong xã hội qua đó rèn trẻ biết cách lật mở sách nhẹ nhàng, từng trang, từ trái qua phải.

- Trẻ biết vai chơi của mình, biết cùng nhau chơi

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng chơi ở từng góc chơi: trẻ chơi và phản ánh rõ công việc của cô giáo, bác sĩ, bán hàng

- Rèn mối quan hệ chơi giữa các góc chơi và phát triển khả năng giao tiếp trong khi chơi cho những trẻ còn nhút nhát.

67

- Thông qua chủ đề chơi, vai chơi, góc chơi, giáo dục trẻ biết đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong khi chơi và biết yêu quý đồ dùng đồ chơi.

II. Chuẩn bị

- Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, các góc chơi:

+ Góc xây dựng: Gạch, hàng rào, thảm hoa…

+ Góc phân vai: trang phục (bác sĩ, cô giáo, bán hàng); các dụng cụ của bác sĩ, cô giáo, ngƣời bán hàng…

+ Góc nghệ thuật: Giấy vẽ, sáp màu, sắc xô, trống, phách… + Góc học tập: sách, báo cũ, tranh ảnh về các nghề trong xã hội

III. Tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú

-Cho trẻ hát bài: “Cháu yêu cô chú công nhân”

-Trò chuyện về nội dung bài hát: +Chúng mình vừa hát bài gì? +Bài hát nói về ai?

+Các con lớn lên sẽ làm nghề gì?

Giáo dục về ngành nghề: Mỗi chúng ta đều mang trong mình một ƣớc mơ, lớn lên sẽ làm những ngành nghề, những công việc khác nhau và nghề nào cũng đều có ích cho xà hội. Để thực hiện những ƣớc mơ đó thì ngay bây giờ cô sẽ cho chúng mình vào các góc chơi để thể hiện vai chơi mà chúng mình yêu thích

-Trẻ hát

-Cháu yêu cô chú công nhân. -Cô công nhân và chú công nhân

-Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe

68 nhé.

Hoạt động 2: Tổ chức cho trẻ chơi

*Thỏa thuận chơi:

-Cho trẻ thỏa thuận vai chơi, chọn thủ lĩnh của góc mình

-Cô giới thiệu các góc chơi bằng hình ảnh đồ chơi các góc chơi: xây dựng, phân vai, học tập, nghệ thuật, thiên nhiên

-Hỏi ý thích, ý định chơi của trẻ

-Nhắc trẻ nhiệm vụ chơi theo chủ đề chơi, liên kết các góc chơi, thái độ chơi đoàn kết, trật tự, gọn gàng khi lấy đồ dùng đồ chơi, giữ vệ sinh và bảo vệ đồ chơi chung…

-Góc xây dựng:

+Con đang xây gì vậy? +Con định xây nhƣ thế nào?

Cô gợi ý: Muốn xây đƣợc trƣờng học các con phải dùng gạch ngăn ra nhiều phòng để tạo thành các lớp học…

-Góc phân vai:

+Cô hóa thân vào vai chơi để tạo tình huống một cách tự nhiên cho trẻ xử lý

VD: Hôm nay bạn Thỏ Bông bị ốm, chúng mình hãy đƣa bạn Thỏ Bông đến gặp bác sĩ đi các con

-Góc học tập:

+Cô hƣớng dẫn trẻ xem tranh ảnh, sách

-Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ đóng vai mẹ bạn Thỏ Bông, đƣa Thỏ Bông đến gặp bác sĩ

69 truyện về các nghề trong xã hội

+Hƣớng dẫn trẻ lật mở truyện tranh nhẹ nhàng, cách xem truyện từ trái qua phải, từ trên xuống dƣới

-Góc nghệ thuật:

+Hƣớng dẫn trẻ cách tô màu không bị lem ra ngoài

*Chú ý:

+Trong quá trình chơi, cô phải luôn quan sát từng góc chơi để kịp thời giúp đỡ trẻ khi cần thiết, chú ý phát triển kỹ năng chơi cho trẻ +Cô luôn động viên, giúp đỡ trẻ nhút nhát khi chơi, khích lệ trẻ kịp thời khi trẻ có ý tƣởng hay, sản phẩm đẹp

Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá

-Cô đến từng góc chơi, cho trẻ thủ lĩnh trình bày về sản phẩm và quá trình tạo ra sản phẩm của mình

-Cho các bạn khác trong nhóm bổ sung -Cô khái quát nhanh

-Cô hƣớng trẻ về góc xây dựng và gợi ý cho trẻ tự nhận xét về vai chơi cả nhóm, chơi liên kết với nhóm chơi nào

-Cho cả lớp đi thăm quan kết quả từng góc chơi

-Cô nhận xét và khen ngợi các góc tích cực -Cho trẻ thu dọn đồ chơi

truyện

-Trẻ tô màu

-Trẻ trình bày

-Trẻ bổ sung

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ đi thăm quan

-Trẻ lắng nghe -Trẻ cất đồ chơi

70 MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÙNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM

Trò chơi 1: Quả gì biến mất?

Mục đích: Củng cố nhận biết về các loại quả, rèn luyện phẩn ứng ngôn ngữ.

Chuẩn bị: Một số loại quả quen thuộc bằng nhựa (hoặc quả thật), đựng trong một cái rổ đậy kín.

Cách chơi:

Cô tạo tình huống: Cô đóng giả bác Gấu gõ cửa vảo lớp. Bác Gấu chào trẻ và nói chuyện với trẻ về việc bác vừa vào rừng chơi, bác mang quà về cho trẻ, đố trẻ trong rổ bác mang theo có món quà gì (để một khoảng thời gian cho trẻ bàn tán). Sau đó, cho một trẻ mở khăn phủ kín cái rổ ra “Ồ! Một rổ hoa quả ngon quá!”

Cho trẻ lấy ra từng quả, khuyến khích trẻ nói tên quả, mùi vị và màu sắc của quả.

Cô bày quả lên trên bàn, yêu cầu trẻ nhắm mắt lại rồi cô cất một quả đi. 1…2…3 trẻ mở mắt và đoán thật nhanh xem quả gì đã biến mất. Nếu trẻ không đoán ra, cô có thể gợi ý bằng cách nói lên đặc điểm hoặc mùi vị, hình dáng của quả.

Ví dụ: Quả đã biến mất là loại quả có màu vàng, vỏ nhẵn, cong cong và ăn rất ngọt, thơm.

Nếu trẻ đoán đúng, cô khen ngợi động viên và đƣa quả đó về vị trí cũ, tiếp tục giấu quả khác.

Lƣu ý: Cô nên tạo cơ hội để mọi trẻ đều có thể đƣợc tham gia vào trò chơi, đƣợc nói tên quả, đƣợc trả lời câu hỏi của cô.

Trò chơi 2: Tiếng kêu ở đâu?

Mục đích: Luyện tập tri giác nghe, phát triển chú ý thính giác

Đồ dùng: xúc xắc, xắc xô, còi, trống, lắc…

71 Xác định đúng hƣớng phát ra tiếng động (tùy theo khả năng của trẻ mà yêu cầu hoặc chỉ tay và nói “phía này” hoặc vừa chỉ tay vừa nói hƣớng “phía trƣớc”, “phía sau”, “bên phải”, “bên trái”).

Cách chơi:

Cho trẻ đứng vòng tròn. Cô gọi một trẻ nghe xem “Tiếng kêu từ đâu?” ra đứng giữa vòng tròn và nhắm mắt lại để không nhìn thấy xung quanh và sẽ xác định hƣớng phát ra tiếng động. Một trẻ cầm xắc xô (hoặc dụng cụ phát ra âm thanh) lúc thì đứng phía trƣớc, lúc đứng phía sau, lúc đứng bên phải, lúc bên trái trẻ đứng giữa và lắc xắc xô để bạn xác định hƣớng của âm thanh.

Nếu trẻ xác định đúng hƣớng tiếng động thì cô nói “Đúng rồi”- cả lớp vỗ tay khen bạn hoặc trẻ đó đƣợc cầm xắc xô lắc ra tiếng động cho bạn khác đoán. Nếu trẻ chƣa xác định đúng hƣớng tiếng động thì tiếp tục chơi cho đến khi trẻ xác định đúng.

72 BÀI TẬP ĐO NGHIỆM

Bài tập giúp trẻ phát triển sự hiểu biết ý nghĩa khái quát của từ

a. Bài tập “ Hãy chỉ ra đối tƣợng”

Trên một cái bàn thấp, giáo viên để các đồ chơi nhƣ:ô tô, xe đạp, búp bê, ấm

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)