Trò chuyện cùng trẻ trong các tiết học

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp (Trang 44)

9. Cấu trúc của đề tài

2.9.2. Trò chuyện cùng trẻ trong các tiết học

Trò chuyện để hình thành ở trẻ các từ, các khái niệm, ký hiệu tƣợng trƣng của sự vật hiện tƣợng. Ban đầu các biểu tƣợng này rời rạc sau có liên hệ với nhau. Dạy trẻ cách giao tiếp cởi mở, tự tin.

Phát triển ngôn ngữ trong các giờ học là hƣớng cho trẻ quan sát một sự vật, hiện tƣợng quen thuộc đối với trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành những khái

39 niệm ban đầu về sự vật, hiện tƣợng, rèn kĩ năng phát âm, nói đúng câu theo cấu trúc ngữ pháp và đặc biệt làm tăng vốn từ vựng cho trẻ.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong các tiết học là rất quan trọng, nó góp phần cung cấp vốn kiến thức cho trẻ một cách chính xác, đầu đủ nhất.

Khi trò chuyện cùng trẻ, ngƣời xung quanh nêu câu hỏi để phát triển vốn từ nhƣ:

Đây là cái gì? (Con gì? Hoa gì? Quả gì?) Nó có màu gì?

Nó dùng để làm gì? Nó kêu nhƣ thế nào? Nó chua hay ngọt?

Giáo viên trong tiết học cần tạo những tình huống để trẻ phát triển vốn từ nhƣ:

Cho trẻ nghe tiếng phƣơng tiện giao thông và hỏi trẻ: “Đó là phƣơng tiện giao thông gì?”

Giáo viên luôn tạo tình huống để trẻ ghép các từ thành câu đơn hoặc câu mở rộng.

Ví dụ: Quả chuối này màu gì? Bông hoa này màu gì? Xe máy kêu nhƣ thế nào?

2.9.2.1.Giờ học Nhận biết - Tập nói (ở lứa tuối nhà trẻ)

Dạy Nhận biết - Tập nói là hƣớng dẫn trẻ quan sát một sự vật, một hiện tƣợng quen thuộc đối với trẻ, qua đó hình thành khái niệm ban đầu về sự vật, hiện tƣợng. Loại giờ học này tạo điều kiện để rèn luyện kỹ năng phát âm, rèn luyện câu theo cấu trúc ngữ pháp và đặc biệt là tăng nhanh vốn từ của trẻ.

Ví dụ: Dạy trẻ nhận biết quả cam là giúp trẻ nhận biết và gọi tên đƣợc quả cam, các bộ phận, công dụng...

40 Khi dạy một tiết học Nhận biết - Tập nói cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi, giáo viên có thể tiến hành nhƣ sau:

- Cô chuyển từ hoạt động chơi sang hoạt động học: Chú ý không quá đột ngột, gò bó, phải gây đƣợc hứng thú của trẻ. Tuỳ theo đặc điểm của trẻ mà lựa chọn hình thức cho phù hợp.

- Cô giới thiệu vật cần dạy trẻ Nhận biết – Tập nói: cần ngắn gọn, hấp dẫn bằng các thủ thuật khác nhau (bắt chƣớc tiếng kêu, dấu để trẻ tìm, đoán vật, cho trẻ trực tiếp tiếp xúc với vật…).

Ví dụ: Cho trẻ nhận biết – tập nói về con gà trống, cô sẽ bắt chƣớc tiếng gáy của gà trống, hỏi trẻ đó là tiếng gáy của con gì, sau đó đƣa hình ảnh gà trống giới thiệu cho trẻ…

- Cô hƣớng dẫn trẻ Nhận biết – Tập nói theo trình tự: Cô giới thiệu tên gọi của vật (hoặc hỏi trẻ nếu trẻ đã biết vật đó), sau đó giới thiệu các chi tiết, đặc điểm của vật. Cho trẻ nhận biết – tập nói bằng các câu hỏi khác nhau. Nếu trẻ không trả lời đƣợc, cô gợi ý cho trẻ. Cô hỏi đến đâu thì dừng lại cho trẻ tập nói những từ gọi tên đặc điểm của vật.

Ví dụ: Cô chỉ vào bức tranh có nhiều con vật và hỏi “Con gà đâu?”, hoặc chỉ vào hình ảnh con gà và hỏi “Con gì đây?”…

Lƣu ý: Trong khi hƣớng dẫn cần cho trẻ trực tiếp tiếp xúc với vật, vừa cho trẻ chơi vừa hỏi trẻ. Cần động viên khuyến khích trẻ ngay trong quá trình dạy. - Củng cố: Nhắc lại tên gọi của vật, của các chi tiết, đặc điểm của vật

(cho trẻ nhắc lại hoặc cô nhắc lại nếu trẻ chƣa nhớ).

- Kết thúc tiết học: Khen trẻ, khéo léo nhắc nhở những trẻ chƣa chú ý.

2.9.2.2.Giờ học làm quen với tác phẩm văn học

Văn học là một phƣơng tiện có hiệu quả mạnh mẽ đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ và ảnh hƣởng to lớn tới sự phát triển ngôn

41 ngữ của trẻ. Bằng các hình tƣợng, văn học mở ra và giải thích cho trẻ cuộc sống xã hội và thiên nhiên.

Ở trẻ 3 tuổi, trẻ chƣa có khả năng suy nghĩ sâu hơn về nội dung các tác phẩm văn học, nhƣng đã hiểu một số đặc trƣng về hình thức thể hiện nội dung. Chẳng hạn nhƣ trẻ có thể phân biệt đƣợc văn xuôi với thơ, sự nhịp nhàng, ngân vang của các câu thơ. Chính vì thế giáo viên cần hƣớng sụ chú ý của trẻ vào các đặc trƣng, thể loại, khi đó trẻ sẽ nhận thức sâu sắc hơn những giá trị của các tác phẩm văn học.

Trong khi cho trẻ làm quen với thể loại truyện, cần chỉ ra cho trẻ thấy đƣợc mối quan hệ qua lại giữa các nhân vật, hƣớng sự chú ý của trẻ vào các từ ngữ nêu bật tính cách của từng nhân vật. Những câu hỏi nêu ra sau khi kể chuyện phải làm sáng tỏ cả nội dung, cả kỹ năng đánh giá hành động, hành vi của các nhân vật.

Chẳng hạn, sau khi đọc truyện “Hai anh em”, giáo viên có thể hỏi: - Ngƣời anh là ngƣời nhƣ thế nào?

- Ngƣời em có chăm chỉ nhƣ vậy không? - Vì sao con biết ngƣời em lƣời biếng? - Ai đã cứu ngƣời em khỏi chết đói?...

Cần đặc biệt chú ý cho trẻ tri giác tác phẩm trong sự thống nhất của nội dung và hình thức khi đọc thơ và dạy trẻ học thuộc lòng thơ. Tất cả các bài thơ giáo viên cần phải học thuộc lòng trƣớc khi dạy để thể hiện diễn cảm ngữ điệu, nhịp điệu, mức độ. Không nên yêu cầu trẻ ghi nhớ ngay lập tức vì điều này làm cho trẻ xao nhãng chú ý vào nhạc tính của bài thơ mà để trẻ trƣớc hết cảm nhận vẻ đẹp, sự du dƣơng của bài thơ, nhận thức sâu hơn nội dung của nó. Sau đó giáo viên mới bắt đầu giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ bằng cách đặt câu hỏi, gợi mở ý trả lời cho trẻ.

42 - Chúng mình vừa đƣợc nghe cô đọc bài thơ gì?

- Bài thơ của tác giả nào? - Bài thơ nói về cái gì? - Làm anh phải nhƣ thế nào?

- Bạn nào trong lớp mình cũng có em bé?

- Chúng mình phải yêu thƣơng, nhƣờng nhịn em, có đƣợc tranh giành đồ chơi của em không?...

Sau mỗi câu hỏi cần nhắc lại cho trẻ nhớ để củng cố lại các hình ảnh, từ ngữ một cách vững chắc, theo đó những từ ngữ hình tƣợng chuyển vào vốn từ tích cực của trẻ.

2.9.2.3.Giờ học Khám phá khoa học và làm quen với môi trường xung quanh

Giờ học khám phá khoa học và làm quen với môi trƣờng xung quanh giúp trẻ tiếp xúc với các sự vật, hiện tƣợng, biết đƣợc những đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, màu sắc,… của sự vật. Từ đó hình thành những biểu tƣợng đúng đắn về các sự vật, hiện tƣợng xung quanh và trẻ đƣợc nói những điểu trẻ biết.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2-3 tuổi thông qua giờ học này đòi hỏi ngƣời giáo viên cần phải kiên trì, yêu mến trẻ, tỉ mỉ, biết tổ chức quá trình dạy học kết hợp với vui chơi. Bên cạnh đó cần có thái độ nâng đỡ, động viên, khích lệ trẻ, luôn nhấn mạnh vào những thành công của trẻ.

2.9.2.4.Các giờ học khác

Các giờ học khác nhƣ: tạo hình, làm quen với toán, âm nhạc, giáo dục thể chất… đều có tác dụng đối với việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Qua các giờ học đó, trẻ đƣợc rèn luyện về mặt phát âm, có thêm đƣợc nhiều từ mới và hiểu đƣợc ý nghĩa của từ. Bên cạnh đó trẻ còn đƣợc rèn luyện thêm về mặt

43 ngữ pháp. Giáo viên cần sử dụng các giờ này nhƣ một phƣơng tiện để củng cố ngôn ngữ mà trẻ thu nhận đƣợc.

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)