9. Cấu trúc của đề tài
2.9.3. Giao tiếp với trẻ mọi lúc, mọi nơi
Căn cứ vào đặc điểm độ tuổi của trẻ để sử dụng các phƣơng pháp theo mức độ tăng dần sau:
+ Cô tăng cƣờng nói chuyện với từng nhóm trẻ trong hoạt động chơi. Trong giờ chơi, cô nói chuyện, chơi với từng trẻ hoặc 2-3 trẻ.
Ví dụ: Chơi ú oà, tìm vật theo tên gọi, trốn cô…
+ Trong giờ chơi, cô tập cho trẻ vỗ tay, bắt tay, vừa làm động tác vừa nói rõ ràng từ biểu thị hành động đó. Sau khi trẻ đã hiểu từ biểu thị hành động, cô có thể yêu cầu trẻ làm hoặc cô làm cho trẻ bắt chƣớc.
+ Trong giờ ăn, giờ đón trẻ, trả trẻ, cô thƣờng xuyên nói với trẻ một số từ và tập cho trẻ nói theo.
+ Cô cùng chơi với trẻ, cho trẻ chơi với các đồ chơi, gọi tên 1-2 chi tiết của đồ chơi rồi hỏi trẻ.
+ Khi nói chuyện với trẻ cô nên gọi tên trẻ, tên các bạn, tên cô trong lớp rồi hỏi trẻ.
+ Khi ăn, mặc, vệ sinh, cô gọi tên các đồ dùng quen thuộc, gọi tên các hành động mà cô, trẻ thực hiện (ăn cháo, uống nƣớc...) để cho trẻ làm quen dần. + Trong khi chơi, cô có thể dạy trẻ biết tên gọi các bộ phận của cơ thể. + Dạy trẻ làm theo một số yêu cầu của cô, thông qua đó dạy trẻ một số từ chỉ hành động của sự vật (ăn, đứng, ngồi, đƣa cho cô...).
+ Cô tăng cƣờng nói chuyện với trẻ trong giờ chơi tựdo. Dạy trẻ nhận biết các đồ vật quen thuộc. Cô có thể sử dụng các loại câu hỏi để hỏi trẻ. Chú ý dạy trẻ phát âm đúng. Trong khi chơi, có thể đƣa thêm từ mới vào dạy trẻ qua việc đƣa đồ chơi, động tác chơi.
44 + Trong giờ giao tiếp tự do, chú ý không chỉ cung cấp danh từ mà còn cung cấp động từ, tính từ chỉ hành động, đặc điểm của sự vật
Ví dụ: Bông hoa đẹp, thơm phức, màu đỏ…
+ Cô khuyến khích trẻ nói, sử dụng nhiều từ trong khi chơi với bạn. Chú ý sửa cho trẻ khi cháu dùng từ không chính xác.
+ Trò chuyện với trẻ về trò chơi, hỏi trẻ về đồ vật, đồ chơi ở nhà, về những ngƣời thân trong gia đình…, chú ý dạy trẻ những từ mới trong khi trẻ chơi.
+ Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi với từ đơn giản.