9. Cấu trúc của đề tài
3.6. Tiến hành thực nghiệm
3.6.1. Chọn mẫu
- Chọn 2 lớp trong đó lấy ngẫu nhiên 1 lớp 15 trẻ thực nghiệm, lớp khác 15 trẻ đối chứng thực nghiệm để xác định khả năng phát triển ngôn ngữ của 2 nhóm. Sử dụng phƣơng pháp thống kê kết quả khảo sát để xác định tƣơng đƣơng giữa 2 nhóm.
- Lớp đối chứng: Dạy bình thƣờng, không có sự tác động của phƣơng pháp mà tôi đề xuất, số lƣợng là 15 trẻ (trong quá trình dạy là 1 giáo viên) - Lớp thực nghiệm: Dạy theo giáo án, có tác động của các biện pháp mà tôi đã đề xuất. Số lƣợng trẻ là 15 trẻ (trong quá trình dạy là 2 giáo viên, giữ vai trò 1 cô chính và 1 cô phụ)
53
3.6.2. Thiết kế một số biện pháp trong thực nghiệm
- Cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi, hoa quả, tranh ảnh - Giáo viên trò chuyện với trẻ
- Nghe trẻ phát âm và uốn nắn từ ngữ cho trẻ
- Cho trẻ giao tiếp với nhau, với cộng đồng một cách thƣờng xuyên - Sử dụng một số trò chơi trong hoạt động chung
3.6.3. Hướng dẫn giáo viên thực nghiệm
Để chuẩn bị thực nghiệm đƣợc tốt, tôi đã tiến hành trao đổi với giáo viên
trƣớc khi khi tham gia thực nghiệm, giúp giáo viên tìm hiểu sâu hơn một số vấn đề nhƣ sau:
- Các giáo viên tham gia thực nghiệm đƣợc tổ chức tìm hiểu sâu rộng về cơ sở lý luận của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi, áp dụng các biện pháp: thƣờng xuyên cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, giao tiếp với trẻ để cung cấp cho trẻ những từ mới và uốn nắn, sửa chữa kịp thời cho trẻ, tăng cƣờng cho trẻ hoạt động bằng cách sử dụng một số trò chơi kích thích phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Nghiên cứu các bài tập khảo sát, cách cho điểm, ghi phiếu, tổng kết điểm. - Lên kế hoạch tổ chức quá trình thực nghiệm.
- Chuẩn bị giáo án, đồ dùng, đồ chơi đầy đủ phục vụ thực nghiệm.
- Cùng với giáo viên chuẩn bị thực hiện các giáo án đã đề xuất sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.
3.6.4. Cách lấy số liệu và kỹ thuật đo
Bước 1: Các giáo viên tiến hành thực nghiệm đều đã đƣợc hƣớng dẫn phƣơng pháp thực nghiệm và cách ghi lại kết quả các bài tập khảo sát trên trẻ.
54
Bước 2: Tiến hành đo mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ bằng các bài tập khảo sát ở 15 trong nhóm đối chứng và 15 trẻ trong nhóm thực nghiệm tại cùng một thời điểm nhƣ nhau.
Bước 3: Sau khi đo, tiến hành phân tích và tổng hợp các biên bản theo tiêu chí đã định ghi thành số liệu thống kê biên bản lần đầu và lần cuối của mỗi trẻ.
3.6.5. Kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm.
Sau khi tiến hành thực nghiệm: tôi đã ghi lại khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ qua hoạt động và giao tiếp ở hai nhóm đối chứng và thực nghiệm, xử lý theo phƣơng pháp thống kê.
Tôi đánh giá thực trạng mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động và giao tiếp với các tiêu chí ở mục 3.5. Các tiêu chí này không chỉ đánh giá việc trẻ ấu nhi phát triển ngôn ngữ qua hoạt động và giao tiếp trƣớc thực nghiệm mà còn dùng để đo kết quả giữa thực nghiệm và đối chứng.
Để kiểm tra kết quả trong việc dạy trẻ ấu nhi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động và giao tiếp ra sao, tôi đã xây dựng hệ thống bài tập khảo sát dƣới dạng câu hỏi ngắn, dễ hiểu (có gợi ý) và tiến hành bằng cách chấm điểm cho mỗi trẻ theo các tiêu chí. Kết quả trẻ thực hiện đƣợc quan sát và ghi chép, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp.
Mức độ I: trẻ đạt từ 9-10 điểm Mức độ II: trẻ đạt từ 7- 8 điểm Mức độ III: trẻ đạt từ 5-6 điểm Mức độ IV: trẻ đạt dƣới 5 điểm
3.6.5.1. Khảo sát khả năng sử dụng từ của trẻ
Để khảo sát khả năng sử dụng từ của trẻ, tôi xây dựng một số bài tập nhƣ sau:
55
Câu 1: Các con hãy nhìn trên tranh và nói cho cô biết: - Đây là con gì?
- Con này sống ở đâu? - Thức ăn của nó là gì?
- Nó là động vật đẻ con hay đẻ trứng?
Câu 2: Hãy bắt trƣớc tiếng kêu của còi ô tô, tàu hòa, bắt chƣớc tiếng kêu của 1 số con vật gần gũi.
Cách đánh giá:
Câu 1: Cho phép đánh giá khả năng sử dụng từ (danh từ, động từ, tính từ, đại từ)
Câu 2: Cho phép đánh giá vận dụng vốn từ vào hoạt động của trẻ. Trả lời đúng, đầy đủ 10 điểm, nếu sai trừ 1 điểm
Qua quá trình thực nghiệm, tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.1: Khả năng sử dụng từ của trẻ
Nhóm Đối chứng Thực nghiệm Kiểm định
Mức độ Số lƣợng Tính % Số lƣợng Tính %
I 2 13% 4 27% -
II 6 40% 7 47% -
III 6 40% 4 27% -
IV 1 7% 0 0 -
Nhƣ vậy, khả năng sử dụng từ của trẻ giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm có sự chênh lệch đáng kể. Mức độ trẻ đạt thang điểm 9- 10 từ 13% tăng lên 27%, số trẻ đạt thang điểm từ 7- 8 cũng tăng từ 40% lên 47%, tăng 7%. Số trẻ đạt mức dƣới 5 điểm giảm xuống đáng kể, không có trẻ nào đạt dƣới 5 điểm.
56 Để khảo sát khả năng phát âm một số từ khó của trẻ, tôi cho trẻ đọc 1 số bài đồng dao dùng để luyện các âm vị khó cho trẻ:
Con kiến mà leo cành đa, Leo phải cành cụt leo ra leo vào.
Con kiến mà leo cành đào, Leo phải cành cụt leo vào leo ra.
Nu na nu nống Đánh trống phất cờ Mở cuộc thi đua Thi chân đẹp đẽ
Chân ai sạch sẽ Gót đỏ hồng hào Không bẩn tí nào Đƣợc vào đánh trống.
Cách đánh giá: Đọc đúng 10 điểm, sai 2-3 từ từ 1 điểm, sai từ 3 trở
nên trừ 2 điểm
Qua quá trình thực nghiệm, tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.2: Phát âm được một số từ khó
Nhóm Đối chứng Thực nghiệm Kiểm định
Mức độ Số lƣợng Tính % Số lƣợng Tính %
I 2 13% 5 33% -
II 7 47% 9 60% -
III 5 33% 1 7% -
IV 1 7% 0 0% -
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, sau khi áp dụng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động và giao tiếp, thì khả năng phát âm một số từ khó của trẻ tiến triển theo hƣớng tích cực. Cụ thể là trong nhóm trẻ thực nghiệm, có 0% trẻ đạt ở mức độ IV, tức là dƣới 5 điểm. Số trẻ dạt mức độ I tăng lên từ 13% lên 33%, tƣơng tự mức độ II cũng tăng từ 47% lên 60 %, tăng 13%.
57
3.6.5.3.Thể hiện đúng ngữ điệu
Để đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ, cần dựa vào cách thể hiện ngữ điệu của trẻ qua lời nói, vì vật tôi lựa chọn một số bài thơ cho trẻ đọc. Yêu cầu trẻ đọc đúng, thể hiện tình cảm qua bài thơ “Thăm nhà bà”.
Cách đánh giá: Đọc đúng ngữ điệu, thể hiện đƣợc tình cảm qua bài thơ
10 điểm, đọc sai hoặc không đúng ngữ điệu trừ 1 điểm. Kết quả thu đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.3: Thể hiện đúng ngữ điệu (diễn đạt được trạng thái tình cảm vui mừng, tức giận…)
Nhóm Đối chứng Thực nghiệm Kiểm định
Mức độ Số lƣợng Tính % Số lƣợng Tính %
I 2 13% 5 33% -
II 5 33% 6 40% -
III 7 47% 3 20% -
IV 1 7% 1 7% -
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng, sau khi cho trẻ đọc một số bài thơ để kiểm tra mức độ đọc đúng và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài thơ, thì từ 13% ở nhóm đối chứng đã tăng lên 33% ở nhóm thực nghiệm (mức độ I), số trẻ đạt điểm 5- 6 đã giảm từ 47% xuống còn 20%.
3.6.5.4.Khảo sát khả năng ghép từ thành câu đơn hoặc câu mở rộng
Tôi xây dựng một số bài tập nhƣ sau:
Câu 1: Quả cam có màu gì? Quả lê có màu gì? Quả chuối có màu gì? Quả hồng có màu gì? Quả ổi có màu gì?
Câu 2: Con chim biết…? Con cá biết…? Con cua biết…? Con cóc biết…? Con ngựa biết…? Câu 3: Trò chơi: Bắt chƣớc bốn từ
58 Cô chuẩn bị một số câu có 4 từ. Ví dụ: “Cái áo này đẹp”, “Bông hoa màu đỏ”…
Cô giúp trẻ tập nói những câu dài khi trẻ thích, chỉ cho trẻ chiếc váy, cái áo, thức ăn… hay bất cứ cái gì trẻ thích. Cô nói mẫu 4 từ về thứ đó.
Cô để ý xem trẻ có bắt chƣớc đƣợc những gì cô nói không và thể hiện sự hƣởng ứng về bất cứ từ nào trẻ nói đƣợc.
Cách đánh giá:
Câu 1: Cho trẻ ghép danh từ với tính từ
Trẻ trả lời đúng, đầy đủ 10 điểm, nếu sai tính từ hoặc ghép không đúng trừ 2 điểm
Câu 2: Cho trẻ ghép danh từ với động từ
Trẻ trả lời đúng, đầy đủ 10 điểm, nếu sai 1 câu trừ 2 điểm
Câu 3: Cho trẻ hình thành câu đơn hoặc câu mở rộng Nói đƣợc theo cô 10 điểm, nếu sai trừ 1 điểm
Qua quá trình thực nghiệm, tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.4: Khả năng kết hợp từ thành câu đơn hoàn chỉnh
Nhóm Đối chứng Thực nghiệm Kiểm định
Mức độ Số lƣợng Tính % Số lƣợng Tính %
I 2 13% 4 27% -
II 5 33% 6 40% -
III 7 47% 5 33% -
IV 1 7% 1 7% -
Khả năng kết hợp từ thành câu đơn hoàn chỉnh ở nhóm trẻ 3 tuổi trƣờng mầm non Xuân Hòa đã có sự chuyển biết rõ rệt sau khi áp dụng một số biện pháp trong quá trình thực nghiệm. Cụ thể:
Ở mức độ I: (trẻ đạt từ 9- 10 điểm) tăng mạnh từ 13% (nhóm đối chứng) lên 27% (nhóm thực nghiệm).
59 Ở mức độ II: tăng từ 33% ở nhóm đối chứng lên 40% ở nhóm thực nghiệm Số trẻ ở mức độ III (đạt từ 5- 6 điểm) đã giảm xuống, từ 47% xuống còn 33%, giảm 14%.
3.6.5.5.Khảo sát khả năng diễn đạt từ gắn với tình huống giao tiếp
Câu 1: Khi bà ốm con sẽ làm gì?
Câu 2: Khi bạn ngã con sẽ làm gì?
Câu 3: Ngƣời khác làm một việc tốt cho con, con sẽ nói gì? Khi phạm lỗi con sẽ nói gì?
Cách đánh giá:
Câu 1: Diễn đạt gắn với tình huống giao tiếp đúng 10 điểm, chƣa đúng, lệch lạc trừ 2 điểm
Câu 2: Diễn đạt gắn với tình huống giao tiếp đa dạng10 điểm, không diễn đạt đƣợc trừ 2 điểm
Câu 3: Trả lời đúng tình huống giao tiếp 10 điểm, trả lời sai tình huống giao tiếp trừ 2 điểm
Sau khi thực nghiệm, tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.5: Khả năng diễn đạt từ gắn với tình huống giao tiếp
Nhóm Đối chứng Thực nghiệm Kiểm định
Mức độ Số lƣợng Tính % Số lƣợng Tính %
I 1 7% 3 20% -
II 5 33% 6 40% -
III 4 27% 4 27% -
IV 5 33% 2 13% -
Qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy khả năng diễn đạt gắn với tình huống giao tiếp đã có sự thay đổi đáng kể. Số trẻ trong nhóm thực nghiệm ở mức độ I và mức độ II tăng lên, số trẻ ở mức độ IV đã giảm từ 33% xuống
60 còn 13% là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy hiệu quả của việc áp dụng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi qua hoạt động và giao tiếp.
Kết luận: Từ những số liệu trên cho thấy rằng, số lƣợng % của các tiêu
chí giữa hai nhóm lớp đối chứng và thực nghiệm có sự chênh lệch đáng kể, trẻ ở lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn hẳn lớp đối chứng ở cả 5 tiêu chí.
Tóm lại: Sự tăng lên các điểm số ở các tiêu chí chứng tỏ việc xây dựng các phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi qua hoạt động và giao tiếplà phù hợp với nhận thức và gây đƣợc hứng thú đối với trẻ.
Các kết quả thực nghiệm trên cho phép kết luận giả thiết khoa học của đề tài là hoàn toàn đúng đắn, khả thi và hiệu quả. Nhƣng cũng phải thấy, sau thực nghiệm số trẻ xếp ở mức độ tốt còn chƣa nhiều, nhƣ vậy, các phƣơng pháp mà tôi đƣa ra chỉ phù hợp với trẻ ở mức độ trung bình khá.
3.7. Những nhận xét từ khảo sát 3.7. 1 Ưu điểm 3.7. 1 Ưu điểm
- Đa số giáo viên đều có trình độ, đƣợc đào tạo và có thâm niên công tác lâu năm.
- Giáo viên yêu nghề, mến trẻ, có nhiệt huyết, đam mê với công việc. - Đồ dùng, trang thiết bị dạy học đa dạng, phong phú, đƣợc đầu tƣ để phục vụ cho công việc giảng dạy.
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động cũng nhƣ các tiết học ở trên lớp.
3.7.2. Nhược điểm
- Qua khảo sát, điều tra chúng tôi thấy rằng: giáo viên chƣa có sự tìm hiểu sâu cũng nhƣ chƣa tìm đƣợc các phƣơng pháp phù hợp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động và giao tiếp.
61 phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động sáng tạo trong nhận thức và tƣ duy của mình về các hoạt động học và chơi ở trƣờng mầm non. Vì vậy, giáo viên cần phải quan tâm chú ý đến trẻ nhiều hơn, nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất.
62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Ngôn ngữ là yếu tố vô cùng quan trọng trong cuộc sống con ngƣời. Ngôn ngữ cũng chính là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ tình cảm, nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ, qua đó ngƣời lớn có thể chăm sóc và giáo dục trẻ tham gia vào các hoạt động hằng ngày, từ đó hình thành nhân cách cho trẻ.
Đối với trẻ ấu nhi, khi mà hoạt động với đồ vật đóng vai trò chủ đạo thì việc phát triển ngôn ngữ qua hoạt động và giao tiếp đóng một vai trò vô cùng đặc biệt và đem lại kết quả cao. Điều quan trọng là giáo viên cần phải biết vận dụng linh hoạt các biện pháp sƣ phạm, xử lý các tình huống nhằm tận dụng cơ hội để phát triển năng lực hoạt động ngôn ngữ cho trẻ.
Bên cạnh đó, cần kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trƣờng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
2. Kiến nghị
Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi là vô cùng quan trọng, nó có ảnh hƣởng rất lớn đến cuộc sống sau này của trẻ. Trong trƣờng mầm non, giáo viên mầm non giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ngƣời giáo viên mầm non phát hiện năng khiếu ban đầu, định hƣớng cho sự phát triển nhân cách của trẻ, uốn nắn, vun đắp tâm hồn trẻ em phát triển lành mạnh. Không có một cấp học nào mà giữa ngƣời dạy và ngƣời học lại có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó mật thiết nhƣ cấp học mầm non. Chính vì vậy mà tôi xin đƣa ra một số đề xuất sau đây:
- Giáo viên ở các trƣờng mầm non cần chú ý hơn nữa đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động và giao tiếp.
63 - Giáo viên cần tích cực, năng động trong việc tìm tòi các phƣơng pháp hay, sáng tạo, gây hứng thú cho trẻ nhằm tạo điều kiện phát triển tƣ duy, tƣởng tƣợng của trẻ thông qua phát triển ngôn ngữ.
- Trong mọi hoạt động, giáo viên phải lấy trẻ làm trung tâm, khuyến khích trẻ hoạt động, giao tiếp, nhất là các hoạt động thao tác với đồ vật để từ đó cung cấp, hình thành cho trẻ các biểu tƣợng mới… nhằm phát triển ngôn ngữ.