Trong quá trình thực hiện Luận văn, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là các phương pháp thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm các phương pháp sau đây:
2.2.1- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Phân tích là phương pháp nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Trong luận văn này, khi xây dựng khung lý thuyết về chính sách nhà ở xã hôi tại chương 1, tác giả phân loại vấn đề nghiên cứu thành các nhóm:
- Nhóm vấn đề nói về nhà ở và nhà ở xã hội: để tìm hiểu rõ khái niệm, nội dung về nhà ở, nhà ở xã hội.
- Nhóm vấn đề liên quan đến quyền con người đối với nhà ở và tìm hiểu lý do ra đời của nhà ở xã hội.
- Nhóm vấn đề liên quan đến chính sách nhà ở xã hội để tìm hiểu: Cách thức tiếp cận vấn đề chính sách nhà ở xã hội của các nước đó ra sao? Vấn đề
45
của chính sách nhà ở xã hội là gì? Nội dung chính sách nhà ở xã hội là gì? Các nước khác trên thế giới đã xây dựng và thực thi chính sách nhà ở xã hội ra sao?
- Nhóm vấn đề có liên quan đến chính sách nhà ở xã hội ở Việt Nam, để tìm hiểu: Việt Nam tiếp cận vấn đề nhà ở xã hội như thế nào? Vai trò của nhà nước trong phát triển nhà ở ra sao? Việt Nam đã xây dựng chính sách nhà ở xã hội như thế nào và tổ chức thực thi nó ra sao? Vì sao người dân chưa hài lòng với chính sách nhà ở xã hội như báo chí đã nêu trên các mặt: thỏa mãn tổng cầu, thỏa mãn về thủ tục hành chính, thỏa mãn về chất lượng công trình, thỏa mãn về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.
- Trên cơ sở phân tích, nắm vững nội dung từng vấn đề cần giải quyết của chính sách nhà ở xã hội, tác giả tổng hợp lại và đề xuất khung lý thuyết về chính sách nhà ở xã hội bao gồm:
Khái niệm chính sách nhà ở xã hội theo nghĩa rộng và nội dung chính sách nhà ở xã hội bao gồm: Định hướng phát triển nhà ở xã hội; Tạo lập môi trường pháp lý để phát triển nhà ở xã hội; Tổ chức thực thi chính sách phát triển nhà ở xã hội; Kiểm tra và giám sát các hoạt động tạo lập nhà ở xã hội; Trực tiếp tham gia xây dựng các công trình nhà ở xã hội để cung ứng cho người dân.
- Trên cơ sở phân tích kết quả về mức độ đạt được của việc thỏa mãn nhu cầu của người dân về nhà ở xã hội, tác giả tổng hợp lại những mặt được, những mặt chưa được; những hạn chế, yếu kém trong hoạch định chính sách (những bất cập của chính sách); những hạn chế yếu kém trong thực thi chính sách nguyên nhân của tình trạng đó; từ đó tổng hợp lại những vấn đề cần giải
46
quyết trong các khâu định hướng chính sách, xây dựng thể chế, hướng dẫn thực thi chính sách, kiểm tra, giám sát thực thi chính sách và việc nhà nước tham gia xây dựng các chương trình, dự án nhà ở xã hội.
- Cuối mỗi chương, tác giả tổng hợp lại những những vấn đề cốt lõi đã giải quyết của chương đó bằng Kết luận chương.
2.2.2- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
Phân loại là sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển. Trong Chương 3 luận văn, tác giả đã phân loại tài liệu theo các nhóm tài liệu thuộc hệ thống do cơ quan lập pháp ban hành, nhóm tài liệu do cơ quan lập pháp ban hành, nhóm tài liệu liên quan đến thực thực thi chính sách về nhà ở theo các vấn đề huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực đất đai, tài chính, khoa học và công nghệ và cách thức cung ứng nhà ở xã hội.
Hệ thống hóa là sắp xếp tri thức thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm sự hiểu biết về đối tượng đầy đủ hơn. Trên cơ sở phân loại tài liệu như vừa nêu, tác giả hệ thống hóa thành lý thuyết chính sách nhà ở xã hội mang tính phổ biến như một quy luật khi hoạch định và thực thi chính sách nhà ở xã hội
2.2.3- Phương pháp mô hình hóa
Là phương pháp nghiên cứu các đối tượng bằng xây dựng gần giống với đối tượng, tái hiện lại đối tượng theo các cơ cấu, chức năng của đối tượng. Khi nghiên cứu thành công của một số nước trong chính sách phát triển nhà ở xã hội, tác giả đã khái quát hóa thành 2 mô hình: Phát triển nhà ở xã hội bằng chương trình nhà ở quốc gia và Phát triển nhà ở xã hội theo dự án
để tái hiện các kinh nghiệm mà các nước đã vận dụng thành công có thể vận dụng vào Việt Nam.
47
2.2.4- Phương pháp lịch sử
Là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của đối tượng từ đó rút ra bản chất và quy luật của đối tượng.
Trong luận văn, tác giả đã cố gắng đi tìm và luận giải sự ra đời của nhà ở xã hội và sự ra đời của chính sách nhà ở xã hội là nhằm khắc phục khuyết tật của kinh tế thị trường, đó là sự phân hóa giàu nghèo ngày càng mạnh mẽ, gây nên các vết nứt xã hội, gây bất bình đẳng, bất ổn định xã hội. Nếu vấn đề bất bình đẳng về thu nhập và quyền con người về nhà ở không được giả quyết thì không có tiến bộ, công bằng xã hội.
Khi nghiên cứu về thực trạng nhà ở xã hội và chính sách nhà ở xã hội ở Việt Nam, tác giả tìm hiểu nguồn gốc ra đời, sự phát triển của nhà ở xã hội; từ đó đi tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của chính sách nhà ở xã hội của Việt Nam trong 10 năm qua.