Nhóm giải pháp thực thi chính sách nhà ở xã hộ

Một phần của tài liệu Chính sách nhà ở xã hội ở việt nam luận văn ths 2015 (Trang 102)

9 Số liệu của Vụ Quản lý các khu Kinh tế-Bộ Kế hoạch và Đầu tư

4.3.2- Nhóm giải pháp thực thi chính sách nhà ở xã hộ

4.3.2.1- Nhóm giải pháp chung về thực thi chính sách với các đối tượng.

(1)- Thực hiện cải cách, đơn giản, công khai thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở đất ở, hộ khẩu, thuế để hạn chế tệ tham nhũng, hối lộ trong cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng, thuế, nhằm giảm chi phí xây dựng, chi phí mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội, tăng cầu nhà ở có khả năng thanh toán;

(2)- Lợi nhuận của chủ đầu tư nhà ở xã hội là mức thấp so với lợi nhuận kỳ vọng của các dự án bất động sản khác tại Việt Nam làm cho sức hấp dẫn các nhà đầu tư thấp. Để tăng thêm sức hấp dẫn các nhà đầu tư đối với dự án nhà ở xã hội, Nhà nước có thể thực hiện phương thức đổi đất lấy dự án nhà ở xã hội. Chẳng hạn nhà nước thực hiện đấu thầu một số dự án nhà ở xã hội, kết hợp với đấu thầu đổi đất ở một dự án khác để khuyến khích doanh nghiệp. (3)- Xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia về đất giành cho phát triển nhà ở, nhà ở xã hội, đồng thời từng địa phương cần quy hoạch đất giành cho nhà ở, nhà ở xã hội; đặc biệt nhà nhà ở và nhà ở xã hội tại các khu công nghiệp. Các địa phương phải quản lý quy hoạch những khu đất dành riêng cho việc xây dựng nhà ở xã hội một cách nghiêm minh.

(4)- Tăng cường công tác quản lý chất lượng trong thiết kế, thi công xây dựng và sử dụng nhà ở, bảo đảm các công trình nhà ở, kể cả các nhà ở do dân tự xây đạt yêu cầu về chất lượng, an toàn trong sử dụng, có khả năng ứng phó với thiên tai, động đất, biến đổi khí hậu.

(5)- Kiện toàn tổ chức bộ máy thực thi chính sách nhà ở xã hội từ trung ương đến địa phương theo hướng chuyển cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở xã hội thành các đơn vị sự nghiệp công tự chủ về tài chính để cung ứng nhà ở

96

xã hội cho người dân. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cộng đồng trong việc xây dựng và thực thi pháp luật về nhà ở xã hội.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ về phát triển và quản lý nhà ở cho cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực nhà ở các cấp và các chủ thể tham gia thị trường nhà ở và nhà ở xã hội.

4.3.2.2- Nhóm giải pháp thực thi chính sách đối với từng đối tượng (1)- Đối với người có công với cách mạng

Giải quyết nhà ở cho người có công với cách mạng theo hướng tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng khi mua, thuê nhà ở đang thuê thuộc sở hữu nhà nước, khi giao đất làm nhà ở; thực hiện việc ưu tiên và hỗ trợ đối với người có công với cách mạng khi thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp do các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng;

(2)- Đối với hộ nghèo khu vực nông thôn

Giải quyết nhà ở cho các hộ nghèo khu vực nông thôn theo hướng tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ để các hộ gia đình có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững theo nguyên tắc Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn ngân sách kết hợp với nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội và nguồn vốn huy động của cộng đồng, dòng họ và của chính hộ gia đình được hỗ trợ; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết cho các đối tượng gặp khó khăn về nhà ở;

(3)- Đối với người thu nhập thấp tại khu vực đô thị

Giải quyết nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị theo hướng Nhà nước chủ động đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội từ nguồn ngân sách nhà nước để cho thuê, thuê mua; đồng thời ban hành các cơ chế, chính

97

sách ưu đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở thu nhập thấp để bán, cho thuê, thuê mua;

(4)- Đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ

Giải quyết nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ theo hướng Nhà nước đầu tư vốn từ ngân sách tạo lập quỹ nhà ở công vụ để bố trí cho cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội được điều động, luân chuyển theo yêu cầu công tác và các đối tượng khác thuộc diện được nhà ở công vụ theo quy định; Nhà nước chủ động đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội từ nguồn ngân sách nhà nước để cho thuê, thuê mua; nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp để bán, cho thuê, thuê mua; Nhà nước có chính sách hỗ trợ về tài chính (Quỹ phát triển nhà ở, Quỹ tiết kiệm nhà ở và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật) để tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ cải thiện nhà ở;

(5)- Đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang

Giải quyết nhà ở cho sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân theo hướng Nhà nước chủ động đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước để cho thuê, thuê mua; nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp để bán, cho thuê, thuê mua đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp; nghiên cứu ban hành sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà ở, đất ở cho sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp công tác tại khu vực biên giới, hải đảo, các địa bàn khó khăn và chính sách hỗ trợ về tài chính để sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp có điều kiện cải thiện nhà ở;

98

(6)- Đối với công nhân lao động tại các khu công nghiệp

Giải quyết nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất, dịch vụ ngoài khu công nghiệp theo hướng Nhà nước chủ động tham gia đầu tư phát triển nhà ở cho thuê; đồng thời có chính sách ưu đãi về đất đai, quy hoạch, thuế, tài chính - tín dụng để khuyến khích các thành phần kinh tế, gồm: Doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, doanh nghiệp sử dụng lao động trong các khu công nghiệp, các cơ sở công nghiệp, dịch vụ ngoài khu công nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, các hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê hoặc thuê mua đối với các hộ gia đình, cá nhân là công nhân lao động tại các khu công nghiệp;

(7)- Đối với học sinh, sinh viên

Giải quyết nhà ở cho sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề theo hướng tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuê từ nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương); từng bước nghiên cứu phương thức huy động vốn của các thành phần kinh tế tham gia xây dựng nhà ở sinh viên trên cơ sở khuyến khích, tạo điều kiện và có chế độ ưu đãi đối với các hộ gia đình, cá nhân dành quỹ đất để xây dựng nhà ở cho sinh viên, học sinh các cơ sở đào tạo thuê;

(8)- Đối với các đối tượng chính sách đặc biệt khó khăn

Giải quyết nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội đặc biệt khó khăn (người tàn tật, người già cô đơn, người nhiễm chất độc da cam …) theo hướng Nhà nước chủ động đầu tư xây dựng quỹ nhà ở để bố trí chỗ ở cho các đối tượng xã hội đặc biệt khó khăn, đồng thời khuyến khích các thành phần

99

kinh tế tham gia xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương, nhà đại đoàn kết để giúp đỡ cho các đối tượng xã hội đặc biệt khó khăn có chỗ ở ổn định.

Tóm tắt chƣơng 4

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những hạn chế và những vấn đề cần giải quyết trong chính sách nhà ở xã hội ở chương 3, ở chương 4, dựa trên dự báo của Bộ Xây dựng tại báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 3 năm 2015 về tình hình cung cầu về nhà ở; luận văn đề xuất 5 quan điểm về phát triển nhà ở xã hội ở Việt Nam đó là: (i) - Phát triển nhà ở xã hội là trách nhiệm của Nhà nước, của doanh nghiệp, của xã hội và của người dân; (ii)- Nhà nước ban hành chính sách thúc đẩy thị trường nhà ở phát triển, đồng thời có chính sách để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp và người nghèo gặp khó khăn về nhà ở; (iii)- Phát triển nhà ở xã hội phải tuân thủ pháp luật về nhà ở, quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; (iv)- Phát triển nhà ở xã hội trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn lực, đặc biệt là tài nguyên đất đai;chú trọng phát triển nhà chung cư, nhà ở để cho thuê, kể cả khu vực nhà nước và tư nhân; (v)- Phát triển nhà ở xã hội phải gắn với sinh kế của người dân. Từ đó, đề xuất 2 nhóm giải pháp phát triển nhà ở xã hội bao gồm: (1)- Nhóm giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách nhà ở xã hội; (2)- Nhóm giải pháp thực thi chính sách nhà ở xã hội. Trong nhóm giải pháp thực thi chính sách bao gồm: (i)- Nhóm giải pháp chung về thực thi chính sách với các đối tượng và; (ii)- Nhóm giải pháp thực thi chính sách đối với từng đối tượng.

100

KẾT LUẬN

Luận văn đã tổng thuật các tài liệu liên quan đến đề tài và hệ thống hóa khung lý thuyết về chính sách nhà ở xã hội là tổng thể các quan điểm, mục tiêu, giải pháp, công cụ mà Nhà nước tác động vào các mối quan hệ và hoạt động của các chủ thể là Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và hộ gia đình để huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực đất đai, lao động, vốn tài chính, khoa học và công nghệ nhằm phát triển nhà ở xã hội cho người dân được thể chế bằng pháp luật. Chính sách nhà ở xã hội của Nhà nước bao gồm: định hướng phát triển nhà ở xã hội; Tạo lập môi trường pháp lý về phát triển nhà ở xã hội; tổ chức thực thi chính sách phát triển nhà ở xã hội; kiểm tra và giám sát các hoạt động tạo lập nhà ở xã hội; trực tiếp tham gia xây dựng các công trình nhà ở xã hội. Luận văn đề câp thực tiễn phát triển nhà ở xã hội ở Singapore, Trung Quốc, Indonesia, mang lại một số gợi ý về phát triển nhà ở xã hội cho Việt Nam là vừa phát triển nhà ở theo chương trình quốc gia và phát triển nhà ở theo dự án.

Luận văn đã trình bày những kết quả chủ yếu đã đạt được đến tháng 3 năm 2015 về phát triển nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng theo từng nhóm đối tượng. Đồng thời thống kê hệ thống chính sách pháp luật về nhà ở và liên quan đến nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng, bao gồm Hiến pháp, Luật nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Chiến lược phát triển nhà, nghị định hướng dẫn và một số chính sách cụ thể do Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành. Từ đó, rút ra 4 thành tựu; 2 nhóm hạn chế, và những vấn đề các giải quyết với 8 vấn đề cần giải quyết ở chương 3.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những hạn chế và những vấn đề cần giải quyết trong chính sách nhà ở xã hội ở chương 3, dựa trên dự báo của Bộ Xây dựng tại báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 3 năm 2015 về tình hình cung cầu về nhà ở; luận văn đề xuất 5 quan điểm về phát triển nhà ở xã hội ở

101

Việt Nam và 2 nhóm giải pháp phát triển nhà ở xã hội bao gồm: (1)- Nhóm giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách nhà ở xã hội; (2)- Nhóm giải pháp thực thi chính sách nhà ở xã hội. Trong nhóm giải pháp thực thi chính sách bao gồm: (i)- Nhóm giải pháp chung về thực thi chính sách với các đối tượng và; (ii)- Nhóm giải pháp thực thi chính sách đối với từng đối tượng.

Mặc dù đã cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn, tuy nhiên do học viên là người mới chập chững bước vào nghiên cứu khoa học, nên khó tránh khỏi các hạn chế, thiếu sót. Tác giả xin cám ơn các góp ý của các thầy, cô và các nhà khoa học để tiếp tục hoàn thiện luận văn.

102

TT DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 19, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1995, trang 499.

2. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, theo Nghị quyết số 2200A (XXI) ngày 16/12/1966 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

3. Công ước về quyền trẻ em, theo Nghị quyết số 44-25 ngày 20/11/1989 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

4. Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di trú và các thành viên gia đình họ, được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua theo Nghị quyết A/RES/45/158 ngày 18/12/1990

5. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền về các quyền cơ bản của con người được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp.

6. Hiến pháp 1946; 7. Hiến pháp 2013. 8. Luật Nhà ở 2005

9. Luật Kinh doanh bất động sản 2006 10. Luật Nhà ở 2014 11. Luật Xây dựng 2014 12. Luật Đất đai 2013 13. Nghị định số: 90/2006/NĐ-CP, Chính phủ 14. Nghị định số: 71/2010/NĐ-CP, Chính phủ 15. Nghị định số: 34/2013/NĐ-CP, Chính phủ 16. Nghị định số 188/2013/NĐ-CP, Chính phủ 17. Nghị quyết số: 02/NQ-CP, của Chính phủ

18. Quyết định số 76/2004/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ 19. Quyết định số 1107/QĐ-TTg , của Thủ tướng Chính phủ 20. Quyết định 167/2008/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ

103

21. Quyết định số 1151/QĐ-TTg, cuả Thủ tướng Chính phủ 22. Quyết định số 2127/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ 23. Quyết định 22/2013/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ 24. Quyết định số: 48/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

25. Phạm Văn Bình, 2013. Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. Chính sách thuế nhà ở, đất ở tại Việt Nam.

26. Nguyễn Thị Hằng, 2013. Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Giải pháp tài chính phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp ở Việt Nam.

27. Nguyễn Văn Hoàng, 2009. Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân.

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với thị trường nhà ở, đất ở đô thị (ứng dụng tại Hà Nội),

28. Nguyễn Anh Khoa, 2008. Luận văn thạc sĩ. Đại học Quốc gia Hà Nội.

Phát triển dịch vụ cho thuê nhà ở tại các khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam.

29. Nguyễn Thị Thanh Loan, 2008. Luận văn thạc sĩ Luật. Đại học Quốc

Một phần của tài liệu Chính sách nhà ở xã hội ở việt nam luận văn ths 2015 (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)