Nội dung chính sách nhà ở xã hộ

Một phần của tài liệu Chính sách nhà ở xã hội ở việt nam luận văn ths 2015 (Trang 26)

Chính sách nhà ở xã hội là chính sách của Nhà nước để giải quyết vấn đề chính sách. Nội dung chủ yếu của chính sách nhà ở xã hội bao gồm:

1.3.2.1- Định hướng phát triển nhà ở xã hội

Định hướng phát triển nhà ở xã hội là việc Nhà nước xác định các mục tiêu, yêu cầu cần đạt được trong nhiệm vụ phát triển nhà ở xã hội và các nguồn lực để thực hiện định hướng đó. Định hướng phát triển nhà ở xã hội bao gồm chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển nhà ở xã hội.

* Chiến lược phát triển nhà ở xã hội

Chiến lược là một bộ phận của chiến lược phát triển nhà ở, là các quan điểm, mục tiêu cần đạt được và các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra cho việc phát triển nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng trong một khoảng thời gian dài. Nội dung chủ yếu của chiến lược bao gồm:

- Quan điểm về phát triển nhà ở xã hội

Quan điểm phát triển nhà ở xã hội là cách xem xét, nhìn nhận, đánh giá về việc phát triển nhà ở xã hội đặt trong điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ trong từng giai đoạn nhất định. Quan điểm phát triển nhà ở xã hội cho biết vị trí của việc phát triển nhà ở xã hội trong hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội; trách nhiệm của nhà nước, tổ

20

chức, doanh nghiệp, người dân trong phát triển nhà ở xã hội; phát triển nhà ở xã hội gắn với phát triển bền vững.

- Mục tiêu phát triển nhà ở xã hội

Mục tiêu phát triển nhà ở xã hội là những chỉ tiêu cần đạt được của chiến lược.

Xét về thời gian, mục tiêu có thể là dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Thông thường mục tiêu của chiến lược thường đề ra cho từng thời kỳ từ 5 năm trở lên với các chỉ tiêu rất cụ thể cho từng thời kỳ. Các chỉ tiêu cần đạt tới trong từng thời kỳ thường là: (1)- Diện tích sàn nhà ở xã hội tính cho một người (m2/người); (2)- Mức độ kiên cố của công trình; (3)- Trang thiết bị nội thất tối thiểu.

- Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

Nhiệm vụ của chiến lược là những công việc mà Nhà nước phải làm bao gồm xây dựng cơ chế, chính sách và ban hành thành luật để các chủ thể Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình huy động và sử dụng tối ưu nguồn lực (đất đai, tài chính, lao động, ...) mà mình có để phát triển nhà ở xã hội.

Giải pháp chiến lược là các thức huy động, phân bổ và sử dụng cụ thể các nguồn lực về đất đai, quy hoạch - kiến trúc, tài chính, tín dụng, thuế; cách thức phân loại và tiêu chí phân loại đối tượng chính sách để lựa chọn đúng đối tượng được thụ hưởng nhà ở xã hội.

* Quy hoạch nhà ở xã hội

Quy hoạch nhà ở xã hội là cụ thể hóa một bước chiến lược nhà ở xã hội, bao gồm một tập hợp các mục tiêu và sự bố trí, sắp xếp các nguồn lực tương ứng để thực hiện các mục tiêu đề ra.

Quy hoạch nhà ở xã hội phải dựa trên quy hoạch phát triển nhà ở và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia cùng thời kỳ. Điều đó có nghĩa

21

là dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cơ quan có thẩm quyền xây dựng và ban hành quy hoạch phát triển nhà ở toàn quốc; trên cơ sở quy hoạch phát triển nhà ở toàn quốc, xây dựng và ban hành quy hoạch phát triển nhà ở xã hội, bao gồm nhà ở xã hội cho khu vực đô thị, cho công nhân các khu công nghiệp tập trung, cho học sinh sinh viên các trường đại học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

* Kế hoạch trung hạn phát triển nhà ở

Kế hoạch trung hạn phát triển nhà ở xã hội là việc cụ thể hóa các mục tiêu và biện pháp đã lựa chọn trong chiến lược, thường có thời hạn từ 3 - 5 năm.

Kế hoạch 5 năm phát triển nhà ở xã hội xác định hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu về nhà ở, các chính sách phân bổ nguồn lực, cho các chương trình, dự án phát triển nhà ở xã hội. Nội dung cơ bản của việc lập kế hoạch 5 năm đối với di chuyển lao động ra nước ngoài làm việc gồm:

Một là, xác định nhiệm vụ tổng quát và các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội trong kỳ.

Hai là, xác định các chương trình, dự án cho phát triển nhà ở xã hội.

Ba là, xây dựng các giải pháp lớn của kế hoạch 5 năm.

* Kế hoạch hàng năm về phát triển nhà ở xã hội

Kế hoạch hàng năm là cụ thể hóa kế hoạch trung hạn nhằm thực hiện nhiệm vụ của kế hoạch trung hạn, là cơ sở để chỉ đạo và điều hành các quan hệ và hoạt động phát triển nhà ở xã hội trong năm.

Nội dung của kế hoạch hàng năm là xác định các chỉ tiêu định lượng, bao gồm: số lượng các dự án triển khai hoặc hoàn thành trong năm, cơ cấu căn hộ trong từng dự án; cơ cấu dự án trong từng vùng, địa phương; phân công, phân cấp thực hiện,vv....

22

Dự án đầu tư xây dựng nhà ở là tổng hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để xây dựng mới nhà ở xã hội, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở hoặc để cải tạo, sửa chữa nhà ở trên một địa điểm nhất định.

Như vậy, dự án nhà ở xã hội là các đề xuất rất cụ thể bao gồm địa điểm dự án, diện tích đất, vốn sử dụng, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đối tượng và điều kiện được thụ hưởng dự án. Đây là nơi thực thi trên thực tế chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội; là nơi đối tượng chính sách và chủ đầu tư trực tiếp đối diện nhau trong thực thi chính sách.

1.3.2.2- Tạo lập môi trường pháp lý về phát triển nhà ở xã hội

Để phát triển nhà ở xã hội một cách hiệu quả, đúng định hướng đã xác định, Nhà nước phải tạo lập các yếu tố môi trường chủ yếu sau đây:

* Tạo lập khuôn khổ pháp luật về phát triển nhà ở theo định hướng chiến lược đã xác định

Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển nhà ở, Nhà nước xây dựng, ban hành và thực thi hệ thống luật pháp liên quan đến nhà ở xã hội như: Hiến pháp, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, vv… Hệ thống Luật pháp phải tạo thành một hệ thống nhất điều chỉnh toàn bộ các quan hệ và hành vi của các chủ thể tham gia vào phát triển nhà ở xã hội trong nền kinh tế thị trường.

Bằng hệ thống pháp luật, Nhà nước xác định quyền và nghĩa vụ của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức, quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình và người dân; Nhà nước quy định những hành vi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được làm, những hành vi bị cấm và các hình phạt trong phát triển nhà ở xã hội.

23

- Duy trì ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là Nhà nước dùng các công cụ chính sách nhằm hạn chế lạm phát, thất nghiệp, v.v... Kinh tế vĩ mô ổn định giúp các chủ thể tham gia phát triển nhà ở xã hội tin tưởng vào mục tiêu sẽ đạt được và hiệu quả hoạt động của mình. Lạm phát, thất nghiệp là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc làm và thu nhập của các đối tượng của chính sách nhà ở xã hội. Do đó, nếu Nhà nước duy trì ổn định môi trường kinh tế vĩ mô sẽ tạo điều kiện cho đối tượng chính sách và chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội thực hiện dự án một cách trôi chảy. Ngược lại sẽ gây ra các đỗ vỡ của các dự án.

- Đảm bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho phát triển nhà ở xã hội

Hạ tầng kỹ thuật chủ yếu là: hệ thống đường giao thông, điện, nước sinh hoạt, bưu chính viễn thông, v.v…; hạ tầng xã hội bao gồm: hệ thống trường học từ nhà trẻ, mẫu giáo, giáo dục phổ thông, hệ thống trạm y tế, cơ sở khám chữa bệnh,v.v… Đây là những dịch vụ công cộng, chi phí đầu tư thường lớn, thời gian thu hồi vốn dài so với các hàng hóa khác nên tư nhân ít hoặc không muốn tham gia.

- Nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước

Chính sách nhà ở xã hội là chính sách đối với những người có thu nhập thấp, người nghèo. Việc xác định đúng ai là người thu nhập thấp, ai là người nghèo phụ thuộc rất lớn vào các văn bản quy định tiêu chuẩn, cách thức xác định của các cơ quan nhà nước. Vì vậy, năng lực của cán bộ hoạch định chính sách có vai trò quyết định đến hiệu lực của chính sách, cán bộ hoạch định chính sách có kiến thức thực tế phong phú, sẽ xây dựng chính sách sát với thực tế, người dân dễ tiếp cận, cơ quan xét duyệt xác định đúng đối tượng dễ dàng hơn. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ cơ sở tham gia quá trình xác định đối

24

tượng thụ hưởng phải thực sự công tâm, không nhũng nhiễu, thì thời gian và tiền bạc của dân cũng sẽ được tiết giảm trong quá trình tiếp cận và hưởng thụ chính sách nhà ở xã hội.

1.3.2.3- Tổ chức thực thi chính sách phát triển nhà ở xã hội

Tổ chức thực thi chính sách phát triển nhà ở xã hội là quá trình các cơ quan nhà nước đưa chính sách, pháp luật về nhà ở xã hội vào cuộc sống.

* Cơ quan quản lý nhà nước về Xây dựng chịu trách nhiệm:

- Hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai thực hiện chính sách, chương trình phát triển nhà ở xã hội của các địa phương; đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về xây dựng đô thị, pháp luật về nhà ở xã hội phù hợp với định hướng chiến lược phát triển nhà ở và tình hình thực tế. Nghiên cứu, đề xuất hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến phát triển nhà ở; xây dựng các cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ cải thiện nhà ở cho từng nhóm đối tượng chính sách xã hội gặp khó khăn về nhà ở. Xây dựng chính sách nhà ở cho thuê, đề án tạo nguồn vốn để phát triển nhà ở xã hội; xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê về nhà ở, phục vụ cho công tác hoạch định chính sách và quản lý nhà nước;

- Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nhà ở, các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển nhà ở cho từng nhóm đối tượng cụ thể tại các địa bàn trọng điểm theo thẩm quyền và phân giao trách nhiệm cho các địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát việc tổ chức thực hiện công tác quy hoạch, các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương.

- Giao nhiệm vụ và chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có chức năng đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà ở tham gia các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội tại các địa bàn trọng điểm.

25

- Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy, mô hình phát triển và quản lý sử dụng nhà ở, hệ thống quản lý nhà nước về nhà ở các cấp cho phù hợp trong từng thời kỳ phát triển.

* Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về Tài nguyên và Môi trường:

Xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở của các tầng lớp dân cư.

* Trách nhiệm của cơ quan Kế hoạch và Phát triển:

- Xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư để đơn giản hóa thủ tục đầu tư nhà ở, ban hành hướng dẫn cụ thể việc thực hiện đầu tư phát triển nhà ở theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và hình thức hợp tác công tư (PPP); bổ sung danh mục các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở cho thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở thuộc danh mục dự án khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;

- Lập kế hoạch bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để thực hiện các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch nhà ở.

* Trách nhiệm của cơ quan Tài chính:

- Xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách về tài chính, thuế liên quan đến phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp, nhà ở cho thuê, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp; nghiên cứu, xây dựng chính sách thuế nhà ở nhằm hạn chế đầu cơ; hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thành lập và quản lý hoạt động của Quỹ phát triển nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở; ban hành hướng dẫn cụ thể về các cơ chế, chính sách tài

26

chính liên quan đến việc thực hiện đầu tư phát triển nhà ở theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và hình thức hợp tác công tư (PPP);

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội.

* Trách nhiệm của cơ quan Nội vụ:

Xây dựng hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý và phát triển nhà ở từ trung ương đến địa phương để thực hiện có hiệu quả việc phát triển và quản lý nhà ở và nhà ở xã hội.

* Trách nhiệm của cơ quan Lao động và Xã hội:

Phối hợp với Bộ Xây dựng trong việc tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ cho các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, người có công với cách mạng cải thiện nhà ở.

* Trách nhiệm của Ngân hàng Trung ương:

- Xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách về tín dụng nhà ở; quy trình cho vay thế chấp, giải chấp nhà ở;

* Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Tổ chức chỉ đạo phát triển nhà ở trên địa bàn theo quy định của pháp luật về nhà ở; xây dựng; tổ chức triển khai thực hiện công tác quy hoạch, chương trình phát triển nhà ở của địa phương;

- Xây dựng và đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và hàng năm của địa phương và tổ chức triển khai thực hiện;

27

- Bố trí quỹ đất để đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp, người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội trên phạm vi địa bàn;

- Thành lập và đưa vào hoạt động Quỹ phát triển nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở;

- Thực hiện bố trí vốn từ ngân sách của địa phương để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp, người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật trên phạm vi địa bàn;

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Chính sách nhà ở xã hội ở việt nam luận văn ths 2015 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)