7. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.2.2.1. Mục đích nghiên cứu
Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Sử dụng bảng hỏi nhằm:
- Tìm hiểu nhận thức và thái độ về mạng xã hội của học sinh hệ TCCN trường Trung cấp Đông Dương.
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh hệ TCCN trường Trung cấp Đông Dương.
- Tìm hiểu những nguyên nhân của thực trạng nhận thức và thái độ về mạng xã hội của học sinh hệ TCCN trường Trung cấp Đông Dương.
59
- Tìm hiểu những biện pháp nhằm nâng cao khả năng nhận thức và thái độ về mạng xã hội của học sinh hệ TCCN trường Trung cấp Đông Dương.
2.2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các phương pháp khác nhau, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp quan trọng nhất. Các phương pháp nghiên cứu còn lại là phương pháp bổ sung, hỗ trợ.
a. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi * Mục đích:
- Thu thập thông tin về bản thân khách thể nghiên cứu
- Điều tra nhận thức và thái độ về mạng xã hội của học sinh hệ TCCN trường Trung cấp Đông Dương, nguyên nhân của thực trạng nhận thức và thái độ và biện pháp nâng cao khả năng nhận thức.
* Cách tiến hành: Phát phiếu thăm dò chính thức nhằm đánh giá thực trạng nhận thức và thái độ về mạng xã hội của học sinh hệ TCCN trường Trung cấp Đông Dương. Gồm có 2 bảng hỏi:
Bảng hỏi thứ nhất, dành cho khách thể nghiên cứu chính của đề tài. Công cụ nghiên cứu này là một phiếu thăm dò gồm ba phần:
Một là lời chào và giới thiệu mục đích nghiên cứu;
Hai là Phần thông tin cá nhân gồm năm sinh, giới tính, tình trạng việc làm, xuất thân gia đình, kinh tế gia đình, điểm thường truy cập mạng xã hội, tình trạng nhà ở, chi tiêu hàng tháng, sử dụng MXH nào và có số bạn bè trong danh sách bạn bè.
Ba là nội dung câu hỏi. Phần nội dung câu hỏi được cấu trúc ẩn gồm 3 phần:
Phần thứ nhất: Tìm hiểu thực trạng tham gia và cách thức truy cập vào mạng xã hội của học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp. Phần này gồm có 15 câu hỏi (từ câu 1 đến câu 15) với nội dung nhằm tìm hiểu quan điểm của học sinh về MXH, sự tham gia của học sinh vào MXH và một số hoạt động sử dụng phương tiện để vào MXH, thời gian vào MXH, địa điểm vào MXH, số lần vào MXH.
- Câu 1: có 8 lựa chọn, học sinh có thể chọn tối đa là 8 lựa chọn hoặc ít nhất là 1 lựa chọn.
60
- Câu 2: tìm hiểu quan điểm của học sinh việc đánh giá mạng xã hội là loại hình giải trí như thế nào với 5 nội dung ở mỗi nội dung có 3 mức độ đánh giá là không đúng (1 điểm), phân vân (2 điểm), đúng (3 điểm).
- Câu 3: tìm hiểu mức độ truy cập mạng xã hội với 5 mạng xã hội được nêu và có một sự lựa chọn khác ngoài 5 mạng xã hội trên với 5 mức độ đánh giá là rất ít(1 điểm), ít (2 điểm), phân vân (3 điểm), thường xuyên (4 điểm) và rất thường xuyên (5 điểm),
- Câu 4: tìm hiểu học sinh TCCN tiếp cận với các trang mạng xã hội từ khi nào với 5 nội dung, ở mỗi nội dung có 5 mức độ lựa chọn là rất không đúng (1 điểm), không đúng (2điểm), phân vân (3 điểm), đúng (4 điểm), rất đúng (5 điểm).
- Câu 5, câu 6, câu 7: tìm hiểu thời gian truy cập mạng xã hội trong một ngày bình thường, ngày nghỉ và số lần truy cập vào mạng xã hội. Học sinh chỉ chọn một lựa chọn tương ứng trên 8 lựa chọn được nêu, riêng câu 7 có 5 lựa chọn.
- Câu 9, câu 10: học sinh xếp thứ hạng yêu thích theo thứ tư giảm dần đối với nơi mà học sinh thường online mạng xã hội và một số loại hình giải trí đang phổ biến (1: thích nhiều nhất → 11 ít thích nhất).
- Câu 11, 12, 13, 14: gồm một số thực trạng cụ thể được thể hiện trong chế độ sinh hoạt hằng ngày, trong các sự quan tâm của mình về giữa các hoạt động khác. Tìm hiểu hành vi, cảm xúc, ý chí thể hiện bên trong nhận thức về mạng xã hội với 5 mức độ rất ít (1 điểm), ít (2 điểm), trung bình (3 điểm), nhiều (4 điểm), rất nhiều (5 điểm).
Phần thứ hai: Tìm hiểu một số nhận thức và thái độ đối với MXH ở học sinh TCCN. Phần này được xây dựng nhằm đánh giá mức độ của nhận thức và thái độ ảnh hưởng ra ngoài hành vi khi sử dụng MXH làm công cụ giải trí và học tập. Phần này được phân chia một cách tương đối: thái độ bên trong và thái độ bên ngoài
- Câu 15, 16, 17, 18: tìm hiểu nhận thức thể hiện tính tích cực, tính hữu dụng, đánh giá tổng quan về mạng xã hội với 5 mức độ hoàn toàn không đồng ý (1 điểm), không đồng ý (2 điểm), không có ý kiến (3 điểm), đồng ý (4 điểm), hoàn toàn đồng ý(5 điểm).
- Câu 19: tìm hiểu thói quen thể hiện thái độ đối với mạng xã hội với 5 mức độ không thường xuyên (1 điểm), thỉnh thoảng (2 điểm), phân vân (3 điểm), thường xuyên (4 điểm), rất thường xuyên (5 điểm)
61
thức hoàn toàn không đúng (1 điểm) , không đúng (2 điểm), phân vân (3 điểm), đúng (4 điểm), hoàn toàn đúng (5 điểm).
Cách tính điểm
Bảng 2.1. Cách tính điểm cho các câu hỏi
MEAN
Mức độ
Câu 2 Câu 3 Câu 4
Câu 11,12, 13,14 Câu 15,16, 17,18 Câu 19 Câu 20, 21, 22,23, Câu 24 1 – 1.5 Không đúng Rất ít Rất không đúng Rất ít Hoàn toàn không đồng ý Không thường xuyên Hoàn toàn không đúng Không bao giờ 1.5 – 2.5 Phân vân Ít Không đúng Ít Không đồng ý Thỉnh thoảng Không đúng Hiếm khi 2.51- 3.5 Đúng Phân vân Phân vân Trung bình Không có ý kiến Phân
vân Phân vân
Thỉnh thoảng
3.51 – 4.5 Thường
xuyên Đùng Nhiều Đồng ý Thường
xuyên Đúng Thường xuyên 4.51 - 5 Rất thường xuyên Rất đúng Rất nhiều Hoàn toàn đồng ý Rất thường xuyên Hoàn toàn đúng Rất thường xuyên
Câu 1, 5, 6, 7, 8 lựa chọn sẽ được 1 điểm và không lựa chọn là 0 điểm.
Phần 3: Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thái độ đối với việc sử dụng MXH cho cuộc sống.
-Câu 24: học sinh tự đánh giá sự quan tâm của nhà trường đối với việc sử dụng và truy cập mạng xã hội của học sinh. Với 5 mức độ: không bao giờ (1 điểm), hiếm khi (2 điểm), thỉnh thoảng (3 điểm), thường xuyên (4 điểm), rất thường xuyên (5 điểm).
- Câu 25: tìm hiểu thông tin trên mạng xã hội có hỗ trợ việc tập và trao đổi kiến thức của học sinh.
62
-Câu 26: là câu hỏi đóng, tìm hiểu học sinh đã từng gặp mặt người đã từng nói chuyện trên mạng xã hội.
- Câu 27: là câu hỏi mở, tìm hiểu học sinh có bị lừa tiền hay tình cảm qua mạng xã hội và nếu có thì cách đây bao lâu.
Bảng hỏi thứ 2: dành cho khách thể bổ trợ là giáo viên bộ môn và giáo viên chủ
nhiệm. Phiếu thăm dò này gồm 25 câu hỏi, từ câu 1 đến câu 21 tương tự như bảng dành cho học sinh. Từ câu 22 đến 25 tìm hiểu một số triệu chứng về sức khoẻ, tinh thần, hoàn cảnh mà các học sinh sử dụng mạng xã hội, cách thức hỗ trợ các em thoát khỏi tình trạng lệ thuộc vào mạng xã hội.
b. Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành phỏng vấn sâu học sinh, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn nhằm bổ sung số liệu cho các phương pháp khác để góp phần làm rõ thực trạng nhận thức và thái độ đối của khách thể chính và khách thể bổ trợ về mạng xã hội tại trường Trung cấp Đông Dương.
c. Phương pháp chuyên gia
Liên hệ các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý, xã hội, công nghệ thông tin để xin ý kiến cho các nội dung.
d. Phương pháp toán thống kê
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để tín tần số, tính tỉ lệ phần trăm, trị số trung bình, độ lệch chuẩn, mối tương quan Pearson và tiến hành kiểm nghiệm T-test với mức ý nghĩa 95% để làm rõ sự khác biệt giữa nhận thức và thái độ của học sinh về việc sử dụng mạng xã hội.