7. Phương pháp nghiên cứu
1.2.2. Thái độ
1.2.2.1. Khái niệm về thái độ
Thái độ là một thuật ngữ được sử dụng khá thường xuyên trong khoa học Tâm lý và các ngành khoa học khác, tuy thế việc tìm một khái niệm toàn diện về thái độ quả không phải là dễ dàng.
- Đầu tiên thái độ được hiểu là sự đáp ứng có tính cách đánh giá và đáp ứng thuộc lĩnh vực tình cảm được đặt trên cơ sở việc áp dụng một số khái niệm có tính cách đánh giá và chính thái độ làm nảy sinh động cơ hay các hành vi có chủ đích.
Nếu vậy, thái độ nảy sinh bên trong con người trước sau đó mới biểu lộ ra bên ngoài và thái độ là sản phẩm của sự đánh giá tâm lý và nhận thức về đối tượng xuất phát từ nhu cầu của chủ thể.
28
để phản ứng với một tình huống hay một phức thể tình huống, thái độ vốn có xu hướng rõ rệt hình thành quy luật nhất quán phương thức xử thế của mỗi cá nhân [35, tr.70]. Nhà Tâm lý học xã hội Hoa kỳ G.V.Onpartethì cho rằng: “Thái độ đó là trạng thái thần kinh và tâm lý của sự sẵn sàng được tạo ra trên cơ sở kinh nghiệm, nó có ảnh hưởng và điều khiển năng động đến những khách thể và tình huống gắn liền với cá nhân đó” [35, tr.70].
- Theo D.N.Ưzonataze (TBILIXI) cho rằng: “Thái độ là một trạng thái toàn vẹn của chủ thể. Đó là sự phản ứng cơ bản đầu tiên đối với các tác động của tình huống trong chủ thể phải đặt ra và giải quyết tình huống” [35, tr.70].
Qua những khái niệm trên ta thấy rõ các tác giả đều khẳng định đến khía cạnh tâm lý cá nhân trong thái độ. Các tác giả đều cho rằng thái độ là cái gì đó rất riêng của cá nhân như là sự sẵn sàng ổn định của cá nhân hay sự sẵn sàng của cơ thể. Thế nhưng, thực sự mà nói thái độ không chỉ đề cập đến khía cạnh tâm lý cá nhân mà phải được xem xét trong mối quan hệ với những yếu tố khác như mối quan hệ với người khác và cả trong mối quan hệ phức tạp và đa dạng của xã hội.
Thực vậy, thái độ không chỉ mang tính chất cá nhân mà còn mang tính xã hội. Thông thường thái độ mang tính chất rất riêng tư của cá nhân vì mỗi các nhân là một chủ thể nhất định, song chính cá nhân lại tồn tại và sống trong một xã hội nhất định cho nên xã hội đã chi phối rất rõ thái độ của con người.
Như vậy thái độ phải được xem xét dưới khía cạnh xã hội.
- Hipso dùng thuật ngữ “khuôn mẫu thái độ” là một hiện tâm lý xã hội với tư cách là sự sẵn sàng phản ứng nảy sinh trong những nhóm nhất định và trong những tình huống cụ thể [35, tr.71].
- Nhà Xã hội học Mỹ G.Onpoxt tóm tắt thành năm đặc trung của khái niệm thái độ đó là:
+ Trạng thái ý thức và hệ thần kinh + Biểu hiện sự sẵn sàng hành động + Tính tổ chức (sắp xếp theo thứ bậc) + Hình thành trên cơ sở kinh nghiệm
+ Có ảnh hưởng đến định hướng và hoạt động [22, tr.35].
29
Ba Lan di cư (từ Châu Âu đến Mỹ) thì khái niệm này dùng để chỉ những đặc trưng cá nhân so với đặc trưng xã hội. Thái độ được coi là trạng thái xúc động của cá nhân đối với các giá trị, ý nghĩa, lý tưởng của đối tượng xã hội cụ thể hoặc là trạng thái ý thức của cá nhân phù hợp với một số giá trị xã hội [22, tr.35].
- Theo từ điển tiếng Việt, Thái độ được hiểu là “cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình” [34, tr.872].
Như vậy khái niệm thái độ là một khái niệm mang tính chất phức tạp và được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau.
- Đầu tiên là cảm xúc với đối tượng mới gặp hoặc là tình cảm với đối tượng quen thuộc. Tuy thế vẫn chưa đủ mà thái độ bao gồm cả ý định và hành động. Hành động ở đây là hành động đối xử với một đối tượng nhất định, muốn có một hành động gì đó từ phía chủ thể về phía đối tượng. Đó là mặt bên trong, mặt chủ quan của thái độ. Mặt bên trong của thái độ hay còn có thể gọi là thái độ bên trong không phải lúc nào cũng thể hiện một cách trọn vẹn, thẳng thắn và “nguyên xi” mà thái độ bên trong này có thể giấu kín nếu như cần thấy cần che giấu, khi đó chủ thể sẽ kìm chế, đè nén và không biểu hiện thái độ của mình. Khi con người tỏ thái độ hay biểu hiện thái độ được gọi là mặt bên ngoài của thái độ. Mặt bên ngoài của thái độ là khi con người muốn biểu lộ một thái độ như là một sự cần thiết hoặc khi chủ thể không ý thức là cần phải che giấu mà cứ biểu lộ ra ngoài một cách tự nhiên và thoải mái.
- Thái độ của con người như đã nói có thể biểu hiện một cách minh thị song cũng có thể che giấu. Nhưng ngay khi thái độ được biểu hiện thì thái độ có thể biểu hiện một cách chân thực, rõ ràng nhưng cũng có thể biểu hiện một cách giả dối và không chân thực.
- Thái độ mang tính chủ thể nhưng lại mang tính đối tượng rất rõ nét. Đối với con người bao giờ thái độ cũng là thái độ đối với một đối tượng cụ thể, nhất định. Thế nhưng thái độ lại thể hiện rất rõ nét tính chủ thể vì với cùng một đối tượng nhưng mỗi người lại có thái độ khác nhau và thậm chí ngay khi con người có thái độ tương đối giống nhau thì cách thức và mức độ biểu hiện lại cũng khác nhau.
- Thái độ của con người mang tính cá nhân nhưng bao giờ cũng chịu sự chi phối bởi những yếu tố nhất định như: những yếu tố tâm lý xã hội, dư luận xã hội, phong tục tập quán, … Thực sự phải thừa nhận rằng thái độ tồn tại ở mỗi người khác nhau song việc biểu thị
30
thái độ hay công khai thái độ đó cho mọi người cùng biết lại là chuyện khác. Trước khi tỏ thái độ con người thường xem xét những yếu tố xã hội xung quanh mình xem có cho phép hay không, có phù hợp hay không?
- Mặt khác, thái độ chính là một phần trong biểu hiện tình cảm. Thái độ có thể nói là giai đoạn nảy sinh trước động cơ song chính thái độ góp phần không nhỏ trong việc hình thành động cơ và chính nó lại là giai đoạn định hướng cho động cơ đi đến hành động.
- Thái độ thường được phân chia theo hai hướng khác nhau như: thái độ tích cực, thái độ tiêu cực; thái độ đúng đắn hay thái độ không đúng đắn (thái độ sai lệch). Khi đề cập đến thái độ ta thường đề cập đến những thuật ngữ như: đúng hay không đúng, nhiều hay ít, đồng ý hay không đồng ý, thường xuyên hay không thường xuyên,... Tất cả đều được hiểu là thái độ của một chủ thể đối với một đối tượng nhất định, đó là những sự vật hiện tượng, hoặc một vấn đề, hay là một con người cụ thể.
- Thái độ có mối liên quan chặt chẽ với nhận thức, thái độ chịu sự chi phối của nhận thức, nhưng cùng lúc đó thái độ lại tác động ngược trở lại đến nhận thức. Thông thường nếu nhận thức đúng đắn con người sẽ có thái độ tích cực, đúng đắn nhưng khi con người có thái độ tích cực đối với một vấn đề cụ thể thì nhu cầu và hứng thú nhận thức của chủ thể sẽ được nâng lên. Lẽ dĩ nhiên, đây chỉ là sự tác động xuôi chiều vì nhiều khi con người nhận thức đúng nhưng không hẵn đã có thái độ tích cực và ngược lại.
1.2.2.2. Cấu trúc của thái độ
Hiện nay, phần lớn các nhà tâm lý học đều cho rằng cấu trúc của thái độ gồm 3 thành phần do M.Smith đưa ra vào năm 1942. “Thái độ về cấu trúc bao hàm các mặt nhận thức, tình cảm và hành vi”.Theo ông thái độ có cấu trúc gồm các mặt sau:
+ Nhận thức là những quan điểm, niềm tin hay những ý kiến cụ thể về một đối tượng nào đó của thái độ.
+ Xúc cảm (tình cảm) là những rung động biểu thị thái độ riêng của con người đối với hiện thực khách quan, có liên quan đến việc thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu vật chất tinh thần của bản thân.
+ Hành vi là những biểu hiện ra bên ngoài hay xu hướng hành động của cá nhân đối với đối tượng của thái độ.
31
Mặc dù các nhà nghiên cứu đều thừa nhận cấu trúc thái độ gồm 3 thanh phần nhưng họ đưa ra cách nhìn nhận khác nhau về mối quan hệ giữa các thành phần của cấu trúc thái độ.
Quan điểm về ba thành phần riêng biệt: Đây là quan điểm lý thuyết mới về cấu trúc của thái độ trong đó ba thành phần này được thể hiện một cách riêng biệt. Các thành phần này tách biệt này có thể không liên quan đến nhau, điều này chỉ phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Quan điểm này được sự ủng hộ mạnh mẽ của hai nhà tâm lý học là Fishbein và Ajen.
Quan điểm ba thành phần thống nhất: Quan điểm cho rằng ba thành phần trên luôn phải mang tính thống nhất cao, như vậy thái độ mới được xác định. Đại diện cho quan điểm này là nhà tâm lý học MJ.Rosenberg. Qua việc tìm hiểu và xem xét các quan điểm về mối quan hệ giữa các thành phần trong cấu trúc thái độ, tác giả cho rằng quan điễm ba thành phần thống nhất là hợp lý hơn cả. Thái độ phải là sự kết hợp biện chứng giữa nhận thức, tình cảm, và hành vi, nghĩa là có sự kết hợp giữa sự hiểu biết về đối tượng, sự thích thú với đối tượng và tính tích cực hoạt động của bản thân với đối tượng. Trên thực tế, chúng ta có thể gặp những tình huống mà ở đó không có sự cân bằng giữa các thành tố trong cấu trúc thái độ, nhưng ngay sau đó, trạng thái cân bằng được lặp lại và tạo ra các mức độ và các dấu hiệu khác nhau của thái độ. Qua phân tích, người nghiên cứu cho rằng đây là cấu trúc rất thuận tiện cho việc nghiên cứu thái độ, nhất là thái độ đối với mạng xã hội. Vì vậy, sự lựa chọn cấu trúc ba thành phần thống nhất này làm cơ sở cho việc xây dựng các chỉ số nghiên cứu của luận văn.
- Đặc điểm của thái độ là trạng thái tinh thẩn của hệ thần kinh, sự sẵn sàng phản ứng, trạng thái có tổ chức, được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm của quá khứ, điều khiển và ảnh hưởng tới hành vi.
1.2.2.3. Biểu hiện của thái độ
Trong hành vi của con người bao gồm cả nhận thức và tình cảm, trong hành vi có tình cảm trong tình cảm có nhận thức. Giữa ba yếu tố đan sen và bổ sung cho nhau. Do đó, thái độ của một cá thể được thể hiện như sau:
- Đó là một phản ứng mang tính chất đánh giá tích cực hay tiêu cực đối với một đối tượng nào đó (người, sự vật, hiện tượng, ý tưởng,…), thể hiện qua suy nghĩ, xúc cảm hay
32 hành vi dự định.
- Bất kỳ điều gì cũng có thể trở thành đối tượng của thái độ.
- Thái độ có thể được biểu hiện một cách công khai hoặc ngấm ngầm. Thái độ công khai là những thái độ chúng ta ý thức được sự tồn tại của chúng, có thể báo cáo được cho người khác biết. Thái độ công khai tạo ra các phản ứng nhanh chóng đối với đối tượng mà thái độ hướng tới. Có thể đặt câu hỏi như: “Bạn nghĩ gì về việc công khai tình cảm trên mạng xã hội?” Phần lớn các nam sinh sẽ có thái độ rõ ràng, công khai về chủ đề này.
Một số thái độ mang tính ngấm ngầm, ẩn dấu và chúng ta ít khi ý thức về chúng. Chúng ta có thể tán thành quan điểm tiến bộ về sự khoan dung đối với những người thuộc thế hệ thứ 3 hay đồng tính như những nhóm người thiểu số trong xã hội, trong khi đó vẫn duy trì những cảm nghĩ khó chịu, khắt khe đối với những nhóm thiểu số trong xã hội. Quan điểm tiến bộ thể hiện thái độ công khai, còn cảm nghĩ khó chịu là khuynh hướng ngấm ngầm của chúng ta. Giữa sự khác nhau của thái độ công khai và ngấm ngầm thì xét về mặt tâm lý, thái độ của con người cũng bị phân hóa [23, tr.147].