Một số biện pháp tác động nhằm nâng cao khả năng nhận thức và thái độ về

Một phần của tài liệu nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp trường trung cấp đông dương tại thành phố hồ chí minh (Trang 105)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.6. Một số biện pháp tác động nhằm nâng cao khả năng nhận thức và thái độ về

mạng xã hội của học sinh hệ TCCN

Bảng 2.28. Một số biện pháp tác động nhằm nâng cao khả năng nhận thức và thái độ về mạng xã hội của học sinh hệ TCCN

Stt Biện pháp Thứ hạng ĐTB Về phía nhà trường

104 trí lành mạnh

2 Tổ chức các câu lạc bộ hay chuyên đề về các kỹ

năng sống 9 4.17

3 Tuyên truyền và phòng chống những hoạt động

không lành mạnh như nghiện hút, cờ bạc, đua xe. 2 4.32

4 Việc sử dung các trang MXH thường xuyên cũng

được tuyên truyền và phòng chống 4 4.27

5

Giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn có sự nhắc nhở về việc sử dụng thiết bị công nghệ để truy cập vào MXH trong giờ học và ngoài giờ

1 4.35

6 Tạo ra những sân chơi độc đáo, hấp dẫn, phù hợp

với xu thế(picnic, thể thao, cổ vũ,…) 3 4.29

7 Có những buổi trao đổi tích cực về việc tham gia

các trang MXH hợp lý 8 4.19

8 Mời chuyên viên truyền thong về những hậu quả

khi sử dụng công nghệ hiện đại 10 4.01

9

Thầy cô có sự quan sát, nhắc nhở hoặc cảnh báo đối với những học sinh thường xuyên tham gia vào những MXH không lành mạnh

7 4.20

10

Nhà trường có giáo viên chủ nhiệm và chuyên viên tâm lý tại trường để kịp thời giúp đỡ cho học sinh có nguy cơ lạm dụng thái quá MXH trong cuộc sống và học tập

6 4.23

Về phía học sinh

1 Rèn luyện tính tự chủ 2 3.5

105

3 Tham dự các sinh hoạt ngoại khoá, tập thể của nhà

trường 3 3.4

Qua quá trình hình thành và phát triển nhận thức và thái của học sinh hệ TCCN chịu sự tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan. Các nhân tố này cần phải có sự thống nhất, phối hợp hài hoà trong đó nhà trường đóng vai trò nòng cốt. Từ những nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành thử nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và thái độ cho học sinh hệ TCCN trường Trung cấp Đông Dương. Để có cơ sở tiến hành các biện pháp tác động nhằm nâng cao nhận thức và thái độ cho các em, đề tài tiến hành khảo sát học sinh các biện pháp, kết quả được thể hiện ở bảng 2.28.

Các em đánh giá cao vai trò của nhà trường trong việc nâng cao nhận thức và thái độ đối với mạng xã hội cho các em. Cụ thể, các biện pháp được các em lựa chon với điểm số khá cao. Hầu hết các biện pháp về phía nhà trường đều được các em lựa chon với đểm trung bình khá cao. Nhưng có 5 biện pháp được học sinh đánh giá là cao, đây là điểm số ở mức cao. “Giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn có sự nhắc nhở về việc sử dụng thiết bị công nghệ để truy cập vào mạng xã hội trong giờ học và ngoài giờ” là biện pháp được các em đánh giá cao nhất, tiếp đến là “Tuyên truyền và phòng chống những hoạt động không lành mạnh như nghiện hút, cờ bạc, đua xe”, “Tạo ra những sân chơi độc đáo, hấp dẫn, phù hợp với xu thế(picnic, thể thao, cổ vũ,…), “Việc sử dụng các trang MXH thường xuyên cũng được tuyên truyền và phòng chống”, “Sinh hoạt chuyên đề giới thiệu các hoạt động giải trí lành mạnh”. Điều này cho thấy các em rất quan tâm các hoạt động nhằm nâng cao khả năng nhận thức và thái độ về mạng xã hội cho bản thân, mong muốn có những sân chơi tập thể để thay đổi trạng thái phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội.

Bên cạnh đó, các biện pháp về phía học sinh cũng được các em lựa chọn ở mức khá cao. Học sinh hệ TCCN đánh giá biên pháp “ Trang bị kỹ năng sống, kỹ năng ứng phó” là quan trọng nhất với ĐTB = 3.7; tiếp đến là “Rèn luyện tính tự chủ” với ĐTB = 3.5; Cuối cùng là “Tham dự các sinh hoạt ngoại khoá, tập thể của nhà trường”. Các em cũng nhận thức được vai trò của bản thân trong việc nâng cao nhận thức và thái độ đối với mạng xã hội nói riêng và đời sống của bản thân nói chung.

106

Như vậy, học sinh hệ TCCN cho rằng cần phải học tập và rèn luyện bản thân một cách khoa học, có sự tham gia của các chuyên viên. Học sinh cần được cung cấp, hướng dẫn, định hướng giá trị về bản thân một cách đầy đủ và chính xác. Những kết quả trên là cơ sở quan trọng để lựa chọn biện pháp tác động phù hợp nhằm nâng cao nhận thức và thái độ cho học sinh hệ TCCN.

Tiểu kết chương 2

Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức và thái độ về mạng xã hội của học sinh hệ TCCN trường Trung cấp Đông Dương cho thấy:

Nhận thức và thái độ của học sinh TCCN trường Trung cấp Đông Dương về mạng xã hội đều ở mức trung bình. Có sự khác biệt về nhận thức và thái độ học sinh về mạng xã hội nhưng không đáng kể.

Các em nhận thức sâu sắc về sức ảnh hưởng của mạng xã hội đang ảnh hưởng đến đời sống của cũng như học tập của các em. Mạng xã hội trở thành trào lưu mà bất kỳ một ai cũng không bỏ qua từ lớp già đến lớp trẻ. Lớp trẻ truy cập mạng xã hội thì sa đà vào những thú chơi trụy lạc, khi đó những ông bố bà mẹ dù tuổi đã lớn cũng phải tập tành sử dụng công nghệ cao để có thể tìm hiểu con cái mình đang làm gì trên các mạng xã hội đó.

Những thông tin trên mạng xã hội là những thông tin không đáng tin cậy, nhưng được các em áp dụng vào cuộc sống như những kinh nghiệm thực tế. Đó là chính là sức ảnh hưởng của mạng xã hội thâm nhập ngày một nhiều hơn vào cuộc sống của học sinh.

Mức độ truy cập mạng xã hội của học sinh hệ TCCN là thường xuyên, thậm chí bỏ học chỉ để vào mạng xã hội. Đây là một điều đáng báo động, bởi các em có thể bị nghiện mạng xã hội như nghiện game online vậy.

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc học sinh hệ TCCN tham gia vào mạng xã hội, trong đó nguyên nhân muốn giải tỏa nỗi cô đơn là nhiều nhất. Mạng xã hội là nơi mọi người có khả năng thể hiện bản thân của mình.

Các em cho rằng nhà trường cần quan tâm nhiều hơn nữa đến các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và thái độ đối với mạng xã hội.

108

CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG

CAO KHẢ NĂNG NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ MẠNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH HỆ TCCN TRƯỜNG TRUNG CẤP ĐÔNG

DƯƠNG

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nhận thức và thái độ về mạng xã hội của học sinh hệ TCCN trường Trung cấp Đông Dương cho thấy một bộ phận không nhỏ có những nhận thức và thái độ đúng nhưng hành vi lại sai.

Một phần của tài liệu nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp trường trung cấp đông dương tại thành phố hồ chí minh (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)