7. Phương pháp nghiên cứu
1.2.5. Nhận thức và thái độ về MXH của học sinh
1.2.5.1. Khái niệm nhận thức về MXH
Khái niệm
Nhận thức về mạng xã hội là quá trình phản ánh những thông tin của những người sử dụng internet trên các mạng xã hội để truyền tải thái độ và hành động đối với những gì diễn ra xung quanh bản thân cá nhân và với người khác.
Biểu hiện
Như đã xác lập ở trên, trong đề tài, người nghiên cứu lựa chọn 4 mức độ nhận thức của Blom. Chính vì vậy, nhận thức về mạng xã hội của học sinh TCCN được phân tích dựa trên quan niệm này của Bloom.
- Mức độ biết của học sinh về mạng xã hội: đó là học sinh có khả năng nhớ lại, tái hiện lại các hoạt động được diễn ra trên mạng xã hội. Trước hết, học sinh biết được mạng xã hội là gì, các chức năng của mạng xã hội, ý nghĩa chính mà mạng xã hội nào đó được tạo ra để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Học sinh này truyền tai nhau cho học sinh kia biết được về các mạng xã hội khác nhau và trên đó nó những ứng dụng thích hợp với từng cá nhân học sinh, từ đó học sinh biết được nhiều thông tin hơn.
39
cung cấp thông tin cho người sử dụng mạng xã hội. Biết sau đó sẽ quan tâm chú ý đến các trang mạng xã hội khác nhau, từ cách truyền tai nhau, các trang tự giới thiệu, áp phích quảng cáo, báo giấy, … Đó chính là khả năng ghi nhớ các thông tin và có khả năng tái hiện lại các thông tin đó theo các tiêu chí: gọi tên các trang mạng xã hội, phân biệt mục đích khác nhau của các trang mạng xã hội, xác định và nhận diện được quy định của mỗi trang mạng.
- Mức độ hiểu của học sinh hệ TCCN về mạng xã hội: ở mức độ hiểu, người tiêu dùng không đơn thuần có khả năng nhớ lại, gọi tên, phân biệt và nhận diện các trang mạng xã hội mà cao hơn là học sinh phải biết rõ hơn về các quy định, thể lệ, đặc điểm của các mạng xã hội đó. Trọng tâm ở mức độ này là học sinh có khả năng liên hệ kết nối các dữ kiện, số liệu, ý nghĩa,… khi tiếp nhận thông tin về mạng xã hội. Biết cách so sánh các mạng xã hội, các đặc điểm hoạt động, đánh giá ưu và nhược điểm của một số ứng dụng của mạng xã hội. Chính sự thông hiểu này tạo ra trong học sinh một niềm tin sử dụng mạng xã hội mà không e dè trước thực trạng lừa dối của một số trang mạng xã hội hiện nay.
- Mức độ đánh giá về mạng xã hội: Tại mức độ này, đó là khả năng xác định giá trị của một trang mạng xã hội nào đó (được quảng cáo, giới thiệu, sự truyền tai nhau của cộng đồng mạng,..). Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định về mạng xã hội đó, như độ tuổi, sở thích, niềm tin, nơi ở, mục đích, cách tổ chức của từng mạng phù hợp với mục đích tham gia mạng xã hội,… khi đó người sử dung phải tự xác định hoặc được cung cấp các tiêu chí từ các thông tin của nhà cung cấp và người có chuyên môn hay cộng đồng dân cư mạng xã hội.
- Mức độ phân tích về mạng xã hội: tại mức độ này sẽ biểu hiện việc khả năng phân chia tài liệu ra các thành phần nhỏ lẻ sao cho các yếu tố, các mối quan hệ, các nguyên tắc hoạt động của một mạng xã hội.
Nhận thức về mạng xã hội sẽ được biểu hiện thông qua 4 mức độ nhận thức của mỗi cá nhân về mạng xã hội làm cơ sở cho đề tài về nhận thức.
1.2.5.2. Khái niệm thái độ về MXH
Khái niệm
Thái độ về mạng xã hội là một hệ thống bền vững những đánh giá tích cực hoặc phủ định, những cảm xúc, tình cảm, hành vi mang khuynh hướng thiên về việc đáp ứng một
40
cách ủng hộ hay không ủng độ đối với một sự vật, một con người hoặc một sự kiện nhất định trên mạng xã hội, nơi cung cấp đầy những thông tin mang tính chính thống hay không chính thống, đó còn là sự truyền tải thông tin theo cấp số nhân mà người sử dụng mạng xã hội sẽ có những thái độ tương ứng hoặc a dua theo nhóm.
Biểu hiện
Biểu hiện của thái độ về mạng xã hội được dựa trên 3 chiều hoạt động của nhận thức – tình cảm – hành vi chúng được thể hiện như sau:
- Trạng thái ý thức và hệ thần kinh. - Biểu hiện sự sẵn sàng hành động. - Tính tổ chức sắp xếp theo thứ bậc. - Hình thành trên cơ sở kinh nghiệm. - Ảnh hưởng đến định hướng và hoạt động.
1.2.5.3. Nhận thức và thái độ về MXH của học sinh hệ TCCN
Thông qua những mặt tích cực và bên cạnh những mặt tích cực thì theo chuyên gia Nguyễn Trọng Tình cho rằng: “Hiện tại các trang MXH đang phát triển ngày nay thì các nhà lập trình và nhà sản xuất đều mong muốn đưa ra những sản phẩm tốt nhất cho người dùng. Nhìn chung trong tương lai sắp tới MXH được đánh giá là rất tốt. Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng người sử dụng chúng đã quá lạm dụng, có thể nói là nghiện đang ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động khác trong cuộc sống”.
Hiện nay, lực lượng học sinh đang học hệ TCCN ở trường học cho thấy tuổi đời còn khá trẻ, chưa phải đi làm kiếm tiền, hầu hết là được gia đình chu cấp. Thời gian học tập tương đối thoải mái học 4 tiếng 1 ngày, thời gian rãnh rỗi là khá nhiều. Đồng thời học sinh thường đi ở trọ nhiều hơn, xa gia đình không chịu sự quản lý của ai. Kèm theo sự tiến bộ của thời đại công nghệ, mua một thiết bị có đầy đủ chức năng là một điều hết sức dễ dàng. Các em học sinh có nhiều thời gian rãnh rỗi, việc truy cập vào bất cứ một trang MXH nào để kết bạn, hẹn hò, vui chơi giải trí cũng là việc hết sức dễ dàng. Khi vừa mới chập chững bước chân ra khỏi nhà, được tự do làm những điều mình thích và bị lôi kéo từ bạn bè, tham gia vào các nhóm bạn xã hội mà các em chưa hình dung hết những tác hại sẽ ảnh hưởng đến bản thân.
41
Giới trẻ Việt Nam nói chung và học sinh hệ TCCN nói riêng với sự năng động, sáng tạo và thích giao lưu, học hỏi để nắm bắt một cách nhanh chóng những thông tin mới qua MXH như Facebook, Tantay, Zing Me, Blogspot, Henantrua,… để kết bạn, giao lưu chia sẻ đam mê sở thích của mình cũng như tìm kiếm các mối quan hệ mà mình quan tâm… Những tiện ích và tác dụng giải trí của MXH thì đã rõ. MXH không chỉ kết nối người sử dụng qua việc kêu gọi mọi người tham gia tình nguyện, tham gia quyên góp từ thiện hay tìm cơ hội việc làm, thông tin bạn bè,… mà còn mang đến cơ hội phát triển cho các trang MXH. Tuy nhiên, việc nhận thức và có thái độ như thế nào đối với MXH còn là vấn đề đáng quan tâm.
Ở châu Âu nhiều nhận định rằng giới trẻ: sinh viên, học sinh ngày nay không chỉ coi MXH là nơi chia sẻ cảm xúc mà còn là nơi để họ chăm chú hình ảnh bản thân (nhưng có phần thái quá). Tạp chí dành cho thanh thiếu niên Mỹ Ypulse đã tiến hành khảo sát hơn 1000 sinh viên, hầu hết các bạn đều cho rằng MXH khiến họ chú ý đến vẻ ngoài của mình hơn, và họ tin rằng hầu hết các bạn đồng lứa cũng vậy. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Jean Twenge, Viện nghiên cứu tâm lý Đại học San Diego báo cáo 57% sinh viên cho rằng bạn mình thường truy cập vào các trang kết nối MXH như MySpace, Facebook, Twitter để tự lăng xê bản thân, gây sự chú ý với mọi người để chăm sóc hình ảnh của mình tại thế giới ảo. 90% thừa nhận họ sử dụng thường xuyên MySpace và Facebook, 2/3 cho rằng thế hệ của mình thích được chú ý hơn, thích tự lăng xê bản thân hơn và thừa tự tin so với thế hệ trước. Nicole Ellison, trợ lý giáo sư Đại học Michigan, người đang nghiên cứu MXH cho rằng ai cũng muốn có một gương mặt đẹp khi giao tiếp bên ngoài, dù là trực tuyến hay trực tiếp. “Khi tôi gặp chuyện vui hay buồn, tôi đều bày tỏ trên Facebook. Đó là một nơi để mọi người chia sẻ tình cảm”. Ngày nay học sinh dễ tha thứ và hay quan tâm giúp đỡ người khác, vì vậy không thể phán xét họ là những người theo chủ nghĩa yêu bản thân. MXH chỉ là ghi lại tâm sự của mỗi cá nhân và thể hiện tính cách của họ.
Một điều tra xã hội về lối sống của sinh viên hiện nay của tác giả Nguyễn Ánh Hồng (2012) đã cho thấy “môi trường sống ảnh hưởng trực triếp đến lối sống của sinh viên”. Chẳng hạn, sinh viên sống cùng với gia đình thể hiện một lối sống chăm lo bản thân và người thân, nhưng thiếu tích cực hòa nhập vào đời sống xã hộichung. Trong khi đó, những sinh viên sống xa nhà lại gắn bó với cuộc sống tập thể và xã hội hơn. Do vậy, lối sống tích cực ở họ cũng cao hơn hẳn những sinh viên cùng sống với gia đình. Đặc biệt môi trường
42
sống ở ký túc xá ảnh hưởng lớn đối với việc hình thành lối sống này. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, hàng loạt sự kiện diễn ra xung quanh giới trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường khiến dư luận hết sức quan tâm, từ chuyện đánh nhau trong trường, ngoài đường phố, đến chuyện hôn nhau trong lớp học, nữ sinh cởi áo giữa lớp học, giết người yêu rồi đăng thú tội trên MXH,… và liên tiếp những lời cảnh báo được phát ra trước thực trạng đạo đức học sinh ngày nay. Điều này cho thấy, nhận thức của giới trẻ ít nhiều đang bị “môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp” và vai trò của truyền thông MXH đã và đang tác động nhiều đến việc hình thành thái độ đối với lối sống của học sinh. Bởi vì, chính từ MXH - nơi đang được rất nhiều học sinh sử dụng và yêu thích với những tiện ích và tác dụng đã nhanh chóng chuyển tải những thông tin của mình đồng thời dành quá nhiều thời gian cho MXH khiến bản thân khó phân biệt được giữa thế giới thực và thế giới ảo.
Như vậy, MXH bên cạnh những trang lành mạnh và bổ ích, chia sẻ thông tin,… học sinh có nhận thức tích cực thì còn khá nhiều những nhận thức tiêu cực dẫn đến thái độ tích cực hay tiêu cực gây nhiều phiền toái. Học sinh cần tăng cường nhận thức và có thái độ đối với mọi mặt của đời sống MXH.
Học sinh là lứa tuổi dễ bị kích động, dễ bắt chước, không ít các bạn trẻ tự làm hại mình khi sử dụng không kiểm soát các tiến bộ của công nghệ. Vì thế học sinh cần có nhận thức và có thái độ đúng đắn khi sử dụng, tiếp xúc với công nghệ hiện đại. Đã đến lúc cần đề cao trách nhiệm công dân vào giảng dạy trong nhà trường, trao cho các bạn những hiểu biết về trách nhiệm, hệ quả của lối sống ngẫu hứng như hiện này. Đồng thời gia đình còn là một yếu tố quan trọng đối với việc định hướng và phát triển nhân cách cho các em từ khi còn trong bụng mẹ.
Từ những vấn đề trên người nghiên cứu xin rút ra các khái niệm như sau:
(1) “Nhận thức của học sinh hệ TCCN về mạng xã hội là quá trình học sinh hệ
TCCN phản ánh những thông tin của những người sử dụng mạng xã hội, để truyền tải
thái độ và hành động đối với những gì diễn ra xung quanh bản thân học sinh đó với người khác”.
(2) “Thái độ của học sinh hệ TCCN về mạng xã hội là một hệ thống bền vững
những đánh giá tích cực hoặc phủ định, những cảm xúc, hành vi mang khuynh hướng
43
xã hội. Đó còn là sự truyền tải những thái độ tương ứng của học sinh khi sử dụng mạng
xã hội”.