Kết quả nghiên cứu trường hợp

Một phần của tài liệu nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp trường trung cấp đông dương tại thành phố hồ chí minh (Trang 122)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.5.3. Kết quả nghiên cứu trường hợp

Sơ lược về học sinh V.N.L

V.N.L sinh năm 1989, giới tính nữ, quê Đalak, đang là học sinh năm 2 hệ TCCN trường Trung cấp Đông Dương. Mạng xã hội thường sử dụng là Henantrua Facebook

ZingMe. Tình trạng nhà ở: ở trọ, Kinh tế gia đình: khá, Xuất thân gia đình: lao động. Điềm truy cập mạng xã hội: ở nhà và ở trường. Chi tiêu hàng tháng 4.500.000 VNĐ.

Nan đề gặp phải

Học sinh V.N.L được phỏng vấn nhờ sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm giới thiệu đến người nghiên cứu. Học sinh V.N.L bị lạm dụng tình dục, lừa tiền và lừa tình khi tham

121 gia cuộc hẹn trên mạng xã hội.

Nội dung câu chuyên

Em V.N.L như một trường hợp đặc biệt, em có vóc dáng nhỏ nhắn, nước da trắng và ăn mặc rất nam tính. Em tham gia rất nhiều mạng xã hội và không nhớ nổi đã có bao nhiêu cái nickname. Tuy nhiên khi em tham gia vào trang mạng xã Henantrua với nickname Rosy_... thì bắt gặp nhiều cuộc hẹn được mời. Lúc đầu còn e ngại, nhưng sau đó cảm thấy tin tưởng mà tham gia các cuộc hẹn an nhậu không chút do dự. Em V.N.L luôn đi cùng với một người co nickname là satkie… Một lần do uống say thì đã được đưa về khách sạn nghỉ, khi tỉnh dậy em biết rằng đã bị cưỡng hiếp, tiền trong ví cũng không còn. Từ đó, em bất cần đời, học một buổi tối đến 21h về đi tham gia các cuộc hẹn đến ngày hôm sau và về ngủ. Và vẫn đi cùng với người có nickname là satkie…, và có quan hệ tình dục với người này.

Nội dung tham vấn …..

Chuyên viên: Thông qua câu chuyện em kể, tôi có thể hiểu được tâm trạng của em. Vậy sắp tới em có dự định gì chưa?

V.N.L: Em cũng chưa biết! Em tham gia mạng xã hội đó có những điều hấp dẫn mà không bỏ được.

Chuyên viên: Tôi nhận thấy em đã có suy nghĩ như vậy là em muốn từ bỏ nó. Điều gì đã khiến em trăn trở như vậy?

V.N.L: Em tự phá nát cuộc đời mình rồi. Em còn gì nữa đâu mà.

Chuyên viên: Em cần bình tĩnh. Trước tiên tôi nhận thấy em có một khao khát muốn trở lại với cuộc sống mà em đã có. Nhưng vì em lo lắng nên em mới sợ phải không?

V.N.L: Dạ, em không biết phải làm thế nào.

Chuyên viên: Em đã xác định là muốn thay đổi mình chưa? Nếu em xác định chín chắn, tôi sẽ cùng em vượt qua giai đoạn này.

V.N.L: Em có, em mong muốn thoát khỏi tình trạng này lâu rồi mà càng ngày càng lún vào vũng bùn.

Chuyên viên: Bây giờ việc đầu tiên em cần làm là xoá tài khoản và không truy cập vào mạng xã hội đó nữa. Em có làm được không?

122

Chuyên viên: Sau khi làm được điều này em em hãy báo cho tôi biết là em đã làm được gì rồi nhé!

V.N.L: Dạ.

Chuyên viên: Sau đó em xoá số điện thoại của người bạn kia, đừng liên lạc lại nữa, hoặc em có thể đổi số điện thoại. …

V.N.L: Dạ, em sẽ đổi số điện thoại khác. …….

Chuyên viên: Tôi chúc em sớm tìm lại được chính mình, đưa cuộc sống của mình về đúng quỹ đạo mà trước đây em đã từng hạnh phúc em nhé!

Tóm lại, qua kết quả nghiên cứu trường hợp trên, chúng tôi nhận thấy các em học sinh hệ TCCN của trường Trung cấp Đông Dương đa phần là các em ở tỉnh, lên thành phố để học tập. Xa gia đình, các em thiếu thốn tình cảm, thiếu sự hướng dẫn và người thân thiết để chia sẻ. Do vậy các em thường không làm chủ được cảm xúc của chính mình, dễ dàng bị kích động và sự lôi kéo của người xấu.

Tiểu kết chương 3

Kết quả thử nghiệm cho thấy, có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ nhận thức và thái độ về mạng xã hội của học sinh hệ TCCN giữa nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm. Nhận thức và thái độ của nhóm thử nghiệm cao hơn nhóm đối chứng.

Trước khi tiến hành thử nghiệm, học sinh ở nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm đều có mức độ nhận thức và thái độ ở mức trung bình. Sau thử nghiệm, học sinh ở nhóm thử nghiệm có nhận thức và thái độ ở mức cao trong khi ở nhím đối chứng vẫn ở mức trung bình.

Kết quả trên cho thấy các biện pháp thử nghiệm tác động đã có tác dụng tích cực nhằm nâng cao nhận thức và thái độ về mạng xã hội của học sinh hệ TCCN trường Trung cấp Đông Dương.

123

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Dựa trên những lý luận về nhận thức và thái độ, thực trạng nhận thức và thái độ về mạng xã hội của học sinh hệ TCCN trường Trung cấp Đông Dương, chúng tôi rút ra một vài kết luận sau:

- Nhận thức và thái độ là một tiêu điểm đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Tuy nhiên, những nghiên cứu về nhận thức và thái độ của học sinh hệ TCCN về mạng xã hội ở trường Trung cấp chuyên nghiệp vẫn chưa được quan tâm và nghiên cứu một cách thỏa đáng.

- Nhìn chung học sinh hệ TCCN trường Trung cấp Đông Dương có nhận thức và thái độ ở mức trung bình về mạng xã hội. Các em truy cập mạng xã hội và sử dụng các ứng dụng của mạng xã hội làm nơi giải trí, liên lạc với nhau, nói chuyện,… phù hợp với mục đích của nhà sản xuất. Chỉ có một bộ nhỏ đã có nhận thức và thái độ sai lệch khi lạm dụng và lợi dụng những kẻ hở của mạng xã hội để làm những điều không đúng với pháp luật cũng như thẩm mỹ của người Việt Nam.

- Thông qua kết quả khảo sát, có sự khác biệt về mức độ nhận thức và thái độ của học sinh hệ TCCN về việc sử dụng các mạng xã hội khác nhau. Kết quả cho thấy tùy từng độ tuổi và sở thích mà mạng xã hội nào được học sinh hệ TCCN sử dụng nhiều hơn.

- Để nâng cao nhận thức và thái độ về mạng xã hội của học sinh hệ TCCN cần phải áp dụng một số biện pháp phù hợp. Qua quá trình thử nghiệm, việc áp dụng các biện pháp đối với nhóm thử nghiệm đã mang lại những hiệu quả nhất định. Trước khi tiến hành thử nghiệm thì nhận thức và thái độ của học sinh nhóm thử nghiệm chỉ ở mức trung bình cả về nhận thức và biểu hiện. Sau khi thực hiện các biện pháp tác động thì nhận thức ở mức cao và thái độ được thể hiện phù hợp.

2. Kiến nghị

Mạng xã hội xét cho cùng, sự ra đời của nó nhằm mục đích phục vụ cho mục đích giải trí, chia sẽ thông tin và kết nối con người. Chính vì nó là công cụ cho người sử dụng nên cá nhân người đó hoàn toàn là người quyết định sẽ sử dụng nó như thế nào mang đến

124 cho mình những giá trị tốt đẹp nhất.

Nói như thế để thấy rằng, giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng của mạng xã hội phụ thuộc khá nhiều và chính nhận thức, bản lĩnh của người sử dụng. Có thể ví như nó giống như con dao hai lưỡi, nếu là người khôn ngoan biết khai thác điểm mạnh và tiện ích của mạng xã hội là công cụ hỗ trợ đắc lực nhưng nếu không đủ kiến thức, khả năng để điều khiển thì nó có thể làm đứt tay người sử dụng nó.

Vậy vấn đề đang phụ thuộc vào người sử dụng rất nhiều. Kế đến vai trò của xã hội trong việc định hướng, giáo dục, nâng cao ý thức cho người sử dụng cũng như xây dựng các công cụ quản lý hiệu quả cho nhà cung cấp.

Để thực hiện nhằm nâng cao khả năng nhận thức và thái độ về mạng xã hội của học sinh hệ TCCN gồm những nội dung sau:

Đối với học sinh

- Rèn luyện tính kiềm chế, tính tự chủ phải đi đôi với tinh thần trách nhiệm. Đi đôi với tinh thần trách nhiệm là phải có lòng tin nơi người với nhau.

- Học sinh TCCN phải biết tự chủ bản thân mình, gồm những điều kiện cơ bản của con người là định nghĩa vật thể, địa bàn, thời gian, số lượng, địa điểm,… mình đang sống để biết khả năng chon lựa theo như cầu và ý muốn của mình. Nói cách khác, phải biết mình làm chủ cái gì, việc này do cha mẹ và xã hội hướng dẫn, rồi sau đó tự xác minh mình là người tự chủ tùy lựa chon và mục tiêu sống của mình.

- Học sinh TCCN thể hiện tính tự do chọn lựa những chuẩn khác biệt để viết và thấy. Làm việc này diễn ra trong kỷ luật để đạt được một kết quả nhất định mà chính bản thân nhận trách nhiệm thành công hay thất bại.

- Tự chủ đối với internet là làm chủ thời gian mình ngồi trước máy, là làm chủ nội dung (biết đại cương mình tìm gì, để làm gì, và đến đâu hơn là đi dạo trên mạng xã hội như đi phố); là biết soạn, chia ra, đối chiếu, phê bình nội dung tin tức trên mạng; là tìm ra nguồn tin từ đâu đến. Tức là, bản thân học sinh TCCN hãy tự chủ đối với mạng xã hội là biết tắt máy và có thể sống không cần nó một thời gian dài đáng kể.

- Trang bị kỹ năng sống cho các em học sinh TCCN: khả năng tâm lý xã hội của mỗi cá nhân có thể có được trong việc giải quyết các đòi hỏi và ứng phó một cách tích cực với những thử thách của cuộc sống thường ngày; khả năng của mỗi cá nhân duy trì một

125

trạng thái tinh thần khỏe mạnh và thể hiện trong hành vi thích nghi và tích cực của cuộc sống thường này; áp dụng thành thạo tri thức trong hành động, trong các thao tác hành động một cách có hiệu quả; vận dụng những kiến thức cần thiết giúp con người thành công trong cuộc sống.

- Trong cuộc sống con người cần rất nhiều loại kỹ năng cần thiết và quan trọng mà mỗi học sinh cần phải có như: kỹ năng tự bảo vệ, giao tiếp hiệu quả, kiên định, giải xuyết xung đột, tự chịu trách nhiệm, nuôi dưỡng ước mơ, ứng phó với stress, khẳng định, thiết lập tình bạn, xác định giá trị, từ chối và kỹ năng thương lượng.

Sự phối hợp từ nhà trường

Nhà trường giữ một vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục năng lực thẫm mỹ, hình thành và hoàn thiện nhân cách của người học. Bởi vì, nhà trường là nơi học sinh được thụ hưởng nền giáo dục một cách hệ thống, hoàn chỉnh và toàn diện nhất. Thực hiện chức năng giáo dục cho học sinh, nhà trường cần.

- Có kế hoạch quản lý các hoạt động ngoài giờ lên lớp đối với học sinh, ngăn chạn tình trạng học sinh bỏ trường, bỏ lớp để truy cập mạng xã hội và các loại hình trò chơi khác. Đồng thời thực hiện chức năng giáo dục thẩm mỹ của học sinh trong trường học một cách hài hòa trong kế hoạch hoạt động chung của nhà trường. Thông qua từng môn học và chương trình họa động ngoài giờ, nhà trường phải có kế hoạch chi tiết gắn kết và thực hiện nội dung thẫm mỹ cần giáo dục. Tuy nhiên, giáo dục là một nghệ thuật đòi hỏi người giáo viên phải có sự sáng tạo linh hoạt ngay cả trong quản lý cho nên việc áp dụng cũng cần được linh hoạt theo từng đối tượng chuyên ngành, thời điểm, nhiệm vụ của năm học để điều chỉnh cho hợp lý với hai năm học ở trung cấp chuyên nghiệp.

- Do thực tế giáo dục trung cấp chuyên nghiệp chưa xây dụng các môn học đặc thù cho việc giáo dục năng lực thẩm mỹ vì vậy nhà trường nên điều chỉnh theo hướng khai thác ưu thế giáo dục thẩm mỹ ở các hoạt động mang tính chuyên đề cao như xây dựng các kỹ năng hùng biện, khám phá bản thân, hướng học sinh đến cái chân, thiện, mỹ.

- Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường như hội trại, hội diễn văn nghệ, các cuộc thi, … phải được nhà trường thường xuyên tổ chức, tạo ra các sân chơi bổ ích, hấp dẫn phù hợp với xu thế để học sinh tránh được tình trạng sa đà, lôi cuốn từ mạng xã hội. Mặt khác, qua các hoạt động ngoài giờ cần lồng ghép nhiều hơn nữa nội dung tuyên truyền,

126 giáo dục thẩm mỹ.

Sự phối hợp từ gia đình

Gia đình với chức năng là cái nôi nuôi dưỡng, gia đình giữ một vị trí quan trong không thể thiếu trong việc phối hợp để giáo dục học sinh.

- Gia đình giữ mối liên hệ thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm cùng theo dõi về học lực, hạnh kiểm, chuyên cần của học sinh nhằm ngăn ngừa, phòng tránh kịp thời các tiêm nhiễm có hại đối với học sinh liên quan tới mạng xã hội.

- Trao đổi với con em mình về lợi và hại của sách, báo, phim, truyện, … giới thiệu các gương tốt về học sinh – sinh viên giỏi, các vụ việc xấu về việc lạm dụng mạng xã hội để khuếch tán hình ảnh nhạy cảm,..

- Gia đình phải tạo nên tâm lý và làm nền tảng vững chắc cho các em, phải chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của bản thân các em, quan tậm đến hoạt động và những chuyển biến của học sinh để nhận thấy sự thay đổi trong bản thân của các em để có sự điều chỉnh phù hợp.

127

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Jennifer Aaker, Andy Smith, Carlye Adler (2010), Hiệu ứng chuồn chuồn, Nxb Lao động xã hội.

2. Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu, Nguyễn Thạc (2007), Hoạt động Giao tiếp Nhân cách, Nxb Đại Học Sư Phạm Tp.Hồ Chí Minh.

3. Minh Anh (2009), Giới trẻ - cái tôi và những căn bệnh tâm lý, Nxb Thanh niên.

4. Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học Nhân cách, Nxb Giáo dục.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Giáo trình triết học Mác – Lenin, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

6. Lê Thị Bừng, Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Đức Sơn (2007), Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách, Nxb Đại Học Sư Phạm Tp.Hồ Chí Minh.

7. Võ Minh Chí (2004), Lịch sử Tâm lý học, Nxb Giáo dục.

8. Ewen Chia (2008), Tôi đã kiếm 1 triệu đô đầu tiên trên internet như thế nào và bạn cũng có thể làm như thế!, Nxb Lao động xã hội.

9. Cimigo (2010), Báo cáo nghiên cứu thị trường internet Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Vina VNG.

10. Lê Minh Công, (2011) Tác động của internet đến nhận thức và hành vi giới tính, tình dục ở thanh thiếu niên. Luận văn thạc sĩ ngành Tâm lý học.

11. Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh, Bộ Môn Tâm thần học (2005), Tâm thần học, Nxb Y Học.

12. Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo Dục Việt Nam.

13. Trần Thị Minh Đức (2011), Giáo trình Tham vấn tâm lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Vũ Dũng (2000), Từ điển tâm lý học, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn, Viện Tâm lý học, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.

128

16. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập tâm lý học, Nxb Giáo dục.

17. Phạm Minh Hạc (1987), Tâm lý học Vugotxki, Nxb Giáo dục Hà Nội.

18. Lê Thị Hân, Huỳnh Văn Sơn, Trần Thị Thu Mai, Nguyễn Thị Uyên Thy (2012), Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh.

19. Nicky Hayes (2005), Nền tảng tâm lý học, Nxb Lao Động.

20. Trần Hiệp (1996), Tâm lý học xã hội – Những vấn đề lý luận, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.

21. Nguyễn Minh Hoà (2010), Đô thị học, Nxb ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh.

22. Nguyễn Thị Khoa (1996), Định hướng giá trị chất lượng cuộc sống gia đình của nữ tri thức hiện nay, Nxb Hà Nội.

Một phần của tài liệu nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp trường trung cấp đông dương tại thành phố hồ chí minh (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)