1.1. Giải phẫu bệnh:
- U lành tính ở dạ dày có nhiều nguồn gốc: từ tổ chức liên bào (u xơ, u mỡ), từ
lớp cơ (u cơ trơn: Leiomyoma), từ hệ thần kinh giao cảm của dạ dày (schwannoma hoặc sympathoma).
- Nó cũng có thể phát sinh từ niêm mạc dạ dày u tuyến: (adenoma), có cuống
hay không, u độc nhất hay nhiều u. Ngoài ra, nó có thể bắt nguồn từ một mảnh tổ chức của một cơ quan khác khi bẩm sinh đi lạc chỗ bị mắc kẹt vào tổ chức dạ dày (tuỵ tạng phụ) và một vài trờng hợp đặc biệt (lách, thợng thận).
- Trờng hợp hiếm: u nang dạng bì (dermoide kyste), u mỡ, u máu.
1.2. Phơng pháp chụp X quang:
Nên kết hợp nhiều phơng pháp chụp dạ dày đầy thuốc cản quang, lớp mỏng, sử dụng phơng pháp chụp dạ dày cản quang kép hoặc chụp niêm mạc dạ dày.
1.3. Dấu hiệu X quang:
Hình khuyết của u lành tính ở dạ dày thờng có hình tròn, bờ nhẵn. Đôi khi nó có nhiều u và tạo nên hình ảnh một tấm “ bia bắn thủng” hay hình bọt xà phòng vì bờ các khối u chồng lên nhau.
Nếu u ở túi phình dạ dày, ta có thể thấy đợc khối u qua bóng túi hơi. Khi cho bệnh nhân nằm đầu dốc, chụp t thế Trendelenburg, khối u có thể tạo nên một hình khuyết tròn, nhng cũng có thể bị baryte che lấp. Dùng kỹ thuật chụp cản quang kép có thể làm cho hình khối u rõ hơn.
Khi nào hình khuyết nằm sát bờ cong thì nó không cắt đứt đ ờng bờ của bờ cong, ở phía ngoài của u ta vẫn thấy đợc đờng bờ của thành dạ dày mềm và đều.
Nói chung hình ảnh u lành là một hình khuyết kín, tròn, bờ đều.
Cần lu ý xét đến mấy điểm khi chẩn đoán các u lành tính ở dạ dày:
- Bờ cong của dạ dày bên cạnh u vẫn mềm, sóng nhu động vẫn qua, uốn theo
hình của khối u và có khi bóp làm méo cả khối u.
- Các niêm mạc quanh u chỉ bị đẩy chứ không bị xâm nhiễm.
- Theo dõi trong một thời gian dài thấy hình khối u không to lên.
Tuy nhiên, chẩn đoán X quang tính chất lành tính của một khối u chỉ có giá trị hiện tại và không đảm bảo về tơng lai.
- Một khối choán chỗ khác của dạ dày cũng đợc xem nh một loại u lành tính đó là các loại u đợc cấu tạo bởi vật lạ đợc nuốt vào nh tóc (u tóc: trichobezoar), bã thức ăn thực vật (u thực vật: phytobezoar). Các loại chất liệu này không có khả năng tiêu hoá, đợc niêm dịch của dạ dày bao bọc, thờng bám vào thành dạ dày. Trichobezoar th- ờng gặp ở trẻ em, phụ nữ trẻ tuổi hoặc ở ngời bệnh tâm thần có tính bất thờng, có thói quen nuốt từng sợi tóc. Phytobezoar cấu tạo bởi các vật lạ thực vật nh trái cây hoặc các loại rau có nhiều sợi xơ rắn, dài, đóng lại thành khối trong dạ dày.
- Hình ảnh X quang cũng là một ổ khuyết thuốc có đờng bờ tròn hoặc nham
nhở, di động theo quả nén khi chiếu dạ dày. Một số dị vật khác ở dạ dày nh hạt quả cũng tạo nên hình khuyết thuốc tròn nh các u lành tính bờ tròn rõ, nhng có đặc điểm là di động nhiều khi thay đổi t thế.