Hoàn thiện công tác đánh giá giá trị công việc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống thù lao tài chính tại Công ty cổ phần May Hai (Trang 44)

Đánh giá giá trị công việc giúp xác định được tầm quan trọng, vai trò, mức độ phức tạp của một công việc trong mối tương quan với các công việc khác trong cùng một tổ chức. Kết quả của quá trình này là một hệ thống các chức danh công việc được sắp xếp theo thứ tự về mặt giá trị, làm cơ sở quan trọng cho việc xác định thù lao lao động. Việc đánh giá chính xác hay không ảnh hưởng trực tiếp đến cân bằng trong nội bộ tổ chức, đến thái độ chung của người lao động, từ đó tác động đến tình hình hoạt động của Công ty. Tuy nhiên để công tác đánh giá công việc diễn ra hiệu quả, cần phải có một hệ thống các bản mô tả công việc chính xác. Tại May Hai, không phải công việc nào cũng có bản mô tả công việc nên trước khi tiến hành đánh giá công việc phải bổ sung ngay các bản mô tả công việc còn thiếu đó, đặc biệt là đối với các công việc then chốt, đồng thời rà soát lại nội dung của các bản mô tả công việc sẵn có xem đã hợp lý hay chưa.

Có nhiều phương pháp để đánh giá giá trị công việc, nhưng theo em có hai phương pháp có cơ sở và có thể đem lại kết quả chính xác nhất là phương pháp cho điểm và phương pháp HAY.

* Phương pháp cho điểm: được coi là phương pháp phổ biến nhất và hiện nay chưa có phương pháp nào được coi là tốt hơn. Bản chất của phương pháp này là cho điểm từng công việc dựa trên những yếu tố nhất định để xem công viêc đó nằm ở vị trí như thế nào so với các công việc khác. Tuy nhiên, cần phải lưu ý là chỉ so sánh điểm giữa các chức danh công việc trong cùng một tổ chức, không có ý nghĩa khi so sánh với các tổ chức khác vì mỗi tổ chức lại đánh giá dựa trên những cách thức và tiêu chí khác nhau. Phương pháp này có thể được chia làm 6 bước:

- Bước 1: Xác định các nhóm tiêu chí và tiêu chí đánh giá.

Ví dụ, một công việc được đánh giá dựa trên các nhóm tiêu chí sau: kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn, trí lực, thể lực, khả năng làm việc cá nhân, khả năng làm việc nhóm, môi trường và điều kiện làm việc, trách nhiệm, tầm quan trọng với tổ chức.

Trong nhóm tiêu chí trí lực lại bao gồm các tiêu chí: đòi hỏi của công việc ở người lao động về khả năng lập kế hoạch, khả năng ra quyết định, mức độ sáng tạo.

- Bước 2: Xác định các mức độ bên trong

Mỗi tiêu chí sẽ bao gồm nhiều mức độ khác nhau: mức độ I, II, III hay IV... và có nội dung cụ thể tương ứng với từng mức độ.

Ví dụ, đối với tiêu chí lập kế hoạch công việc ta có 4 mức độ: gần như không cần lập kế hoạch, lập kế hoạch dưới 1 năm, lập kế hoạch từ 1 đến 3 năm, lập kế hoach trên 3 năm.

- Bước 3: Xác định mức độ cho mỗi tiêu chí

Người đánh giá giá trị công việc sẽ phải xác định xem từng tiêu chí của công việc ở mức độ nào.

- Bước 4: Thiết lập các trọng số cho từng nhân tố

Ví dụ, nhóm tiêu chí trí lực có trọng số là 80 ( tổng trọng số của các nhóm tiêu chí đối với một vị trí công việc không nhất thiết phải bằng 100), chia đều cho 4 tiêu chí => mỗi tiêu chí sẽ có trọng số là 20

- Bước 5: Xác định điểm ở mỗi mức độ. Ví dụ:

Bảng 3.1: Xác định điểm cho mỗi mức độ

Mức độ Điểm (tồng: 20)

Gần như không cần lập kế hoạch 1

Lập kế hoạch dưới 1 năm 4

Lập kế hoach từ 1 đến 3 năm 7

Lập kế hoạch trên 3 năm 10

- Bước 6: Tổng hợp điểm cho mỗi công việc

* Phương pháp HAY: Là phương pháp cho điểm lượng hóa các công việc được phát triển bởi Edward N. Hay trong những năm 40 của thế kỷ XX. Hiện nay phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi trên 48 quốc gia trên toàn thế giới, tại hơn 8000 tổ chức. Phương pháp này đánh giá công việc dựa trên các nhóm tiêu chí là năng lực,

sáng tạo và mục tiêu. Mối nhóm lại bao gồm các tiêu chí khác nhau.

- Nhóm năng lực: kỹ năng cần thiết trong phương pháp làm việc; kỹ năng để thực hiện các hoạt động lãnh đạo, quản lý; kỹ năng cần thiết trong giao tiếp…

- Nhóm sáng tạo: bối cảnh suy nghĩ; đòi hỏi của vấn đề cần giải quyết

- Nhóm mục tiêu: quyền tự do trong hành động; mức độ quan trọng; ảnh hưởng của công việc lên kết quả cuối cùng

Bảng điểm dùng trong phương pháp Hay được thiết kế dưới dạng ma trận có tính logic và có mối quan hệ với nhau, có tính cố định nhưng lại rất linh hoạt, áp dụng cho mọi doanh nghiệp, tổ chức. Tổng điểm giá trị công việc sẽ là tổng điểm của 3 nhóm tiêu chí. Quá trình đánh giá, lựa chọn ô giá trị, cho điểm bị ràng buộc bởi trên 15 nguyên tắc và các bước kiểm soát tính hợp lý giữa các nhóm tiêu chí và các tiêu chí.

Để áp dụng có hiệu quả phương pháp này, Công ty cần phải: - Tiêu chuẩn hoá các chức danh công việc trong Công ty

- Mô tả công việc hết sức rõ ràng về nội dung, mục đích công việc, phạm vi trách nhiệm và ảnh hưởng của quyết định, các mối quan hệ trong và ngoài tổ chức và tính chất của các quan hệ ấy.

- Các quy định, quy trình và tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ đã được xác định rõ ràng.

- Phân quyền và chịu trách nhiệm cá nhân là phải rõ ý và triệt để

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống thù lao tài chính tại Công ty cổ phần May Hai (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w