Các khuyến khích tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống thù lao tài chính tại Công ty cổ phần May Hai (Trang 27)

a) Lương khuyến khích theo hiệu suất

Lương khuyến khích theo hiệu suất (gọi tắt là Lương hiệu suất - LHS) là khoản chênh lệch cao hơn của tiền lương tính theo sản phẩm so với tiền lương tính theo giờ làm việc.

Tiền khuyến khích hiệu suất được tính theo hiệu suất chung của đơn vị dựa vào khối lượng công việc hoàn thành/ số lượng sản phẩm thực hiện.

Cách thức phân chia quỹ tiền khuyến khích hiệu suất do các đơn vị tự quyết định trong sự đồng thuận của của các thành viên.

+) Quỹ lương khuyến khích hiệu suất đơn vị = Tổng tiền lương tính theo hiệu suất – Tổng tiền lương tính theo giờ làm việc

Tổng tiền lương tính theo hiệu suất = Tổng giờ làm việc (ngày thường) x LKNG (do công ty xác định) x Hệ số hiệu suất đơn vị (HSHSDV) x Hệ số hiệu suất Công ty (HSHSCT).

Tổng tiền lương tính theo giờ làm việc = Tổng tiền lương theo giờ của tất cả cá nhân trong đơn vị (áp dụng đối với số giờ làm việc thông thường và số giờ làm thêm ngày thường, không áp dụng đối với số giờ làm thêm vào ngày nghỉ).

Trường hợp tổng tiền lương hiệu suất thấp hơn tổng tiền lương tối thiểu theo giờ thì tiền lương được tính theo giờ làm việc.

HSHSCT do Tổng giám đốc công ty quyết định theo kết quả sản xuất kinh doanh của từng thời kỳ. Giám đốc các xưởng có trách nhiệm xác lập HSHSDV thuộc xưởng dựa trên chỉ tiêu chính về sản lượng đạt được đảm bảo sự khách quan và công bằng giữa các đơn vị. Thường trực Ban Cải tiến có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các Trưởng phòng QA, Trưởng phòng HCNS xác lập HSHSDV của các đơn vị thuộc khối quản lý và khối kinh doanh, xác lập hệ số chấp hành theo đơn vị căn cứ vào kết quả

kiểm tra đánh giá thường kỳ hoặc đột xuất.

+) LHS cá nhân = x Hệ số hiệu suất cá nhân (HSHSCN)

Thủ trưởng đơn vị các cấp có trách nhiệm xác lập HSHSCN đảm bảo phản ảnh đúng sự đóng góp của cá nhân đối với sản lượng/ khối lượng công việc của đơn vị.

Có thể thấy rằng, LHS phụ thuộc vào lợi nhuận, khả năng chi trả hằng năm của Công ty và trình độ tay nghề, kết quả thực hiện công việc của cá nhân người lao động, cũng như tinh thần hợp tác, đoàn kết trong đơn vị. Điều này sẽ có tác dụng xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, cái thiện quan hệ giữa những người lao động, thúc đẩy, tạo động lực cho người lao động làm việc tốt hơn, đóng góp vào sự phát triển của Công ty, từ đó tác động đến khoản thu nhập mà họ được hưởng hằng tháng.

Ví dụ 2: LHS cá nhân tháng 3 năm 2014 của công nhân may Đào Thị Huệ được tính như sau:

Biết: Công nhân Đào Thị Huệ làm việc ở phân xưởng may của xưởng Trần Thành Ngọ ( Kiến An), phân xưởng may này có tổng số 278 người

Qũy lương khuyến khích của phân xưởng may = Tổng tiền lương tính theo hiệu suất – Tổng tiền lương tính theo giờ làm việc

Trong đó: tổng giờ làm việc ngày thường của phân xưởng may là 57.824 giờ, công ty xác định LKNG là 12.980 đồng, HSHSDV = 1.3, HSHSCT = 1.3; tổng tiền lương tính theo giờ làm việc của phân xưởng may là 859.842.880 đồng

=> Tổng tiền lương tính theo hiệu suất = 57.824 x 12980 x 1.3 x 1.3 = 1.268.438.829 ( đồng)

=> Quỹ lương khuyến khích của phân xưởng may = 1.268.438.828,8 – 859.842.880 = 408.595.949 ( đồng)

Vậy lương khuyến khích hiệu suất cá nhân của công nhân Đào Thị Huệ trong tháng 3/ 2014 bằng:

Lương khuyến khích hiệu suất cá nhân = x HSHSCN =

x 1.2 = 1.679.161,43 (đồng)

b) Tăng lương tương xứng với thực hiện công việc

Biện pháp tăng lương tương xứng với thực hiện công việc mà Công ty áp dụng là sử dụng thang lương với bậc chia cố định. Mỗi bậc lương của một ngạch lại có nhiều mức lương khác nhau( tương ứng với các mức kỹ năng khác nhau). Cứ cuối mỗi năm, trưởng các đơn vị lại đánh giá xem người lao động được hưởng mức lương cụ thể nào. Nếu kết quả đánh giá là tốt thì mức lương mới có thể được xét tăng chứ không có định kỳ bao nhiêu lâu thì tăng lương một lần.

c) Lương khuyến khích theo ngày công làm việc (gọi tắt là Lương ngày công - LNC)

Là khoản tiền tăng thêm nhằm khuyến khích cá nhân có ngày công làm việc cao. Trường hợp lương hiệu suất có giá trị thấp thì quỹ khuyến khích ngày công sẽ được chuyển gộp vào quỹ khuyến khích hiệu suất và được tính theo quỹ khuyến khích hiệu suất

LNC = Giá trị tiền khuyến khích x Hệ số khuyến khích

Giá trị tiền khuyến khích do Tổng giám đốc Công ty xác lập theo từng tháng Các mức hệ số khuyến khích:

- Hệ số khuyến khích bằng 0.00 đối với các trường hợp: + Khi có thời gian nghỉ việc từ 03 ngày trở lên.

- Hệ số khuyến khích của tháng bằng 0.50 đối với các trường hợp:

+ Khi có thời gian nghỉ việc từ 02 ngày trở lên hoặc khi có thời gian nghỉ tự do dưới 01 ngày.

+ Đi làm muộn hoặc về sớm từ 3 lần trở lên trong 1 tháng. - Hệ số khuyến khích bằng 0.75 đối với các trường hợp : + Khi nghỉ việc dưới 02 ngày.

+ Đi làm muộn hoặc về sớm quá 15 phút một lần trong tháng

- Hệ số khuyến khích bằng 1.00 đối với các trường hợp có ngày công làm việc đầy đủ, không đi muộn về sớm

Các trường hợp sẽ không bị coi là vi phạm về nội quy quy định nhưng thời gian làm việc sẽ không được tính bao gồm : Đang làm việc mà sau đó ra ngoài tham gia vào các hoạt động hiếu/hỉ của những đối tượng thuộc chính sách hiếu/hỉ của công ty. Đối với những trưòng hợp hiếu hỉ cách xa nơi làm việc, đơn vị được cử tối đa không quá 2 ngưòi đại diện đi tham dự và được hưởng lương số giờ làm việc.

Các trường hợp nghỉ hiếu, hỉ và khám thai định kỳ trong phạm vi chế độ chính sách dành cho cá nhân thì không tính vào ngày nghỉ ở trong các trường hợp trên

Căn cứ vào kết quả kiểm soát của các bộ phận chuyên môn, Phòng HCNS sẽ xem xét và xác lập Hệ số ngày công cho mỗi cá nhân.

Nếu 3 tháng liên tục hệ số khuyến khích xếp loại kém sẽ bị hạ một mức lương hoặc xem xét chấm dứt hợp đồng lao động.

Ví dụ 3: Trong tháng 3, Tổng Giám đốc quyết định giá trị tiền khuyến khích là 20.000 ( đồng)

Do chị Huệ làm đủ số ngày công quy định, không đi muôn về sớm nên có hệ số khuyến khích là 1

=> LNC của chị Huệ = 20.000 x 1 = 20.000 ( đồng)

d) Lương khuyến khích chấp hành quy định ( goi tắt là Lương chấp hành - LCH) Đây là khoản tiền khuyến khích thêm cho các đơn vị và cá nhân chấp hành tốt các

quy định, quy chế của công ty. Trường hợp lương hiệu suất có giá trị thấp thì quỹ khuyến khích chấp hành sẽ được chuyển gộp vào quỹ khuyến khích hiệu suất và được tính theo quỹ khuyến khích hiệu suất

Quỹ lương khuyến khích chấp hành quy định được xác lập theo tổ chức đơn vị Thủ trưởng đơn vị các cấp có trách nhiệm xác lập hệ số cho từng cá nhân đảm bảo phản ảnh đúng mức độ chấp hành của mỗi người

Các tiêu chí đánh giá hệ số khuyến khích chấp hành quy định của đơn vị gồm: - Chấp hành quy định về 5S

- Chấp hành các quy định về an toàn lao động, an toàn cháy nổ

- Chấp hành quy định về quản lý, sử dụng, bảo trì tài sản thiết bị máy móc - Chấp hành quy định về giữ gìn vệ sinh chung

- Chấp hành quy định về ra vào cổng, đi lại trong công ty - Chất lượng phục vụ các đơn vị khác

Cách tính lương khuyến khích chấp hành giống cách tính lương khuyến khích hiệu suất cá nhân.

=> LNC và LCH được xác định căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty và tinh thần, ý thức chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của Công ty.

Ví dụ 4: Xét với chị Đào Thị Huệ, ta có quỹ lương khuyến khích chấp hành quy định của phân xưởng may ở Trần Thành Ngọ là 9.546.000 ( đồng); tổng hệ số chấp hành của đơn vị là 258 và hệ số chấp hành cá nhân bằng 1

=> LCH của chị Huệ = ( 9.546.000/ 258) x 1 = 37.000 ( đồng)

Trên thực tế, dựa vào quy chế của Công ty mà mỗi đơn vị, phòng, ban lại có cách xác định các loại hệ số riêng. Ví dụ, đối với phòng HCNS thì hệ số ngày công cá nhân và hệ số chấp hành cá nhân được xác định dựa trên 3 bảng: bảng chấm công, bảng kết quả thực hiện nhiệm vụ và bảng báo cáo đánh giá xếp loại nhân viên. ( tham khảo phần phụ lục)

Hằng tháng cá nhân hay tập thể có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, có năng suất lao động cao, hiệu quả tốt sẽ được khen thưởng. Mức khen thưởng do Tổng giám đốc Công ty quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.

f) Chương trình cổ phần cho người lao động

Kể từ khi Công ty tiến hành cổ phần hóa, rất nhiều người lao động đã nắm giữ cổ phiếu và trở thành cổ đông của Công ty, điều này khiến cho họ cảm thấy mình thật sự là một phần của Công ty, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích mà họ được hưởng. Từ đó, góp phần tạo động lực làm việc tốt hơn cho người lao động, cải thiện đáng kể chất lượng công việc.

Hàng năm căn cứ vào diễn biến tốt xấu của thị trường và căn cứ vào mức lợi tức đạt được, Công ty có thể chi thêm khoản tiền chia sẻ lợi tức của năm trước. Khoản tiền này được chi vào tháng cuối của mỗi quý năm sau. Hệ số chia sẻ lợi tức của mỗi quý do Tổng giám đốc Công ty quyết định.

Tiền chia sẻ lợi tức = Tổng thu nhập năm trước x hệ số chia sẻ lợi tức quý. g) Các loại phụ cấp

Tại Công ty, phụ cấp được tách riêng ra khỏi lương, chứ không được lồng vào trong tiền lương và bao gồm các loại sau :

Phụ cấp công việc đặc thù là khoản phụ cấp thêm cho một số công việc đặc thù và Phụ cấp công việc đặc thù = Mức phụ cấp đặc thù x Số giờ làm công việc đặc thù

- Là hơi, đứng các loại máy ép mex ( xưởng cắt) được hưởng thêm 500 đồng/ giờ - Là, ép chi tiết mex, vắt sổ, ép form được hưởng thêm 200 đồng/ giờ

- Trải vải được hưởng thêm 300 đồng/ giờ - Cắt tay được hưởng thêm 300 đồng/ giờ - Giao nhận được hưởng thêm 200 đồng/ giờ

Phụ cấp trách nhiệm là khoản phụ cấp cho những cá nhân làm công việc chuyên môn nghiệp vụ đồng thời đảm nhiệm thêm công việc quản lý hoặc công việc phải chịu

trách nhiệm cá nhân cao hơn. Phụ cấp trách nhiệm không áp dụng với những cá nhân được áp mức lương kỹ năng quản lý. Tổ trưởng và kỹ thuật tổ được tính thêm tiền phụ cấp trách nhiệm theo số lượng người quản lý ( 35 người ). Mức phụ cấp trách nhiệm của mỗi cá nhân do Tổng giám đốc Công ty quyết định

Phụ cấp thâm niên là khoản tiền tăng thêm cho người lao động có thời gian làm việc tại Công ty từ năm thứ hai trở lên, đồng thời cũng là khoản nâng bậc theo kinh nghiệm làm việc được tích lũy theo thời gian. Mỗi năm làm việc được cộng thêm 10.000 đồng nhưng tổng số tiền thâm niên không vượt quá 100.000 đồng .

Ví dụ 5 : Trong trường hợp công nhân may Đào Thị Huệ, chị có thâm niên làm việc 2 năm tại Công ty nên được cộng thêm 10.000 đồng cho mỗi năm => phụ cấp thâm niên = 2 x 10.000 = 20.000 đồng

Như vậy, các loại phụ cấp mà Công ty áp dụng phụ thuộc vào điều kiện làm việc, mức độ trách nhiệm của vị trí công việc và thâm niên công tác của người lao động.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống thù lao tài chính tại Công ty cổ phần May Hai (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w