Bối cảnh kinh tế mới ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn ths (Trang 81)

Trong bức tranh lạc quan chung về xu hƣớng phục hồi và ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2014 với lạm phát ổn định ở mức thấp (1,84%), tăng trƣởng kinh tế vƣợt mục tiêu đề ra (đạt 5,89% so với mục tiêu của Quốc hội là 5,8%), cùng với dự trữ ngoại hối tăng ở mức kỷ lục, phần lớn các TCTD đánh giá môi trƣờng kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của họ đã có sự cải thiện đáng kể trong năm 2014 và kỳ vọng tiếp tục cải thiện tích cực hơn trong năm 2015. Nợ xấu đƣợc kiểm soát và tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng trƣởng hợp lý, phù hợp với nhu cầu thực của nền kinh tế.

Các TCTD đều có những nhận định chung là nhu cầu của khách hàng về sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đã tăng lên đáng kể trong năm 2014 và dự kiến tiếp tục phục hồi trong Quý I và cả năm 2015. Đáng chú ý, nhu cầu vay vốn của khách hàng có xu hƣớng phục hồi rõ nét kể từ Quý IV/2014. Khoảng 84-97% TCTD dự báo, dƣ nợ tín dụng sẽ tiếp tục tăng cao trong Quý I và cả năm 2015, trong đó tín dụng VND tăng nhanh hơn so với tín dụng ngoại tệ. Bình quân toàn hệ thống kỳ vọng, dƣ nợ tín dụng tăng khoảng 3,5% trong Quý I và tăng 14,57% tính đến cuối năm 2015, ghi nhận kết quả tăng trong 4 năm liên tiếp. (Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, 2014). Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam chủ trƣơng cho phép các NHTM tăng dƣ nợ tín dụng để phục vụ cho nhu cầu vay vốn đang có xu hƣớng tăng trong giai đoạn cuối năm 2015.

76

Trong năm 2014, hầu hết các TCTD cho biết đã giữ ổn định hoặc liên tục điều chỉnh giảm giá bình quân các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, cụ thể là lãi suất biên và phí dịch vụ để thu hút khách hàng. Xu thế này dự kiến tiếp tục diễn ra trong quý I/2015, tập trung chủ yếu vào giảm nhẹ lãi suất. Tuy nhiên, trong các quý tiếp theo của năm 2015, dự kiến xu hƣớng giảm giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ chậm hoặc chững lại, mặc dù tính chung trong năm 2015 mặt bằng giá vẫn giảm nhẹ so với mặt bằng giá của năm 2014, riêng phí dịch vụ ngân hàng có thể có xu hƣớng tăng nhẹ.

Tăng trƣởng cao dƣ nợ tín dụng sẽ tăng thêm nguồn thu nhập cho ngân

hàng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, sức hấp thụ của nền kinh tế vẫn

chƣa thật sự bền vững; dòng tiền nóng có thể sẽ chảy vào một số kênh tín dụng, nhƣ khu vực BĐS. Do đó, sự thận trọng đối với nhà điều hành là cần thiết. Bản thân NHNN cũng xác định, cần hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế bằng tăng vốn đầu tƣ tín dụng, nhƣng phải bảo đảm chất lƣợng.

Để nâng cao chất lƣợng tín dụng, hạn chế rủi ro cho vay trong hệ thống ngân hàng, NHNN đã áp dụng các biện pháp phân loại nợ và trích lập dự

phòng mới bằng Thông tƣ 02, hạn chế ủy thác cấp tín dụng bằng Thông tƣ 30. Phân loại nợ theo Thông tƣ 02 sẽ chính thức đƣợc áp dụng kể từ 1/4/2015,

theo đó nợ sẽ dễ bị chuyển sang nhóm có rủi ro cao hơn, nếu doanh nghiệp không thực hiện thanh toán đầy đủ và kịp thời, so với quy định cũ. Phân loại nợ của khách hàng (mà giao dịch ở nhiều ngân hàng) sẽ đƣợc áp dụng thống nhất theo mức đánh giá chặt chẽ nhất do CIC tổng hợp từ các ngân hàng. Do đó, ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng nhiều hơn trƣớc nếu cho vay những doanh nghiệp có các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, nợ khó đòi. Tuy nhiên, điều này phần nào lại có lợi cho những doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt bởi các ngân hàng sẽ sẵn sàng chào đón và tạo điều kiện thuận lợi cho vay những doanh nghiệp này để thúc đẩy tín dụng.

77

Nợ xấu trong năm 2015 trong toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam đƣợc kỳ vọng có thể về mức dƣới 3%. Cùng với tâm lý lạc quan về triển vọng kinh doanh và rủi ro của các nhóm khách hàng giảm rõ rệt, hầu hết các TCTD nhận định tỷ lệ nợ xấu sẽ ổn định hoặc giảm trong Quý IV/2014 và dự kiến tiếp tục giảm trong Quý I/2015. Tính chung cả năm 2015, đa số các TCTD tin tƣởng tỷ lệ nợ xấu của họ sẽ ở mức dƣới 3% trên tổng dƣ nợ. (Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, 2014)

Tình hình mới của hệ thống ngân hàng cho thấy những cơ hội và thách thức đối với mục tiêu đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng tín dụng ngân hàng Việt Nam, trong đó có Agribank Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn ths (Trang 81)