Thực hiện nghiêm quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn ths (Trang 86)

Thực hiện nghiêm quy trình tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế sai sót, hạn chế khả năng rủi ro và nâng cao chất lƣợng từng khoản vay. Các quy trình tín dụng đã đƣợc ban hành khá chặt chẽ và cụ thể hoá theo từng loại tín dụng.

Có quy trình thẩm định phƣơng án vay vốn khoa học, hợp lý, đánh giá tƣơng đối chính xác đầu vào và đầu ra của phƣơng án vay vốn để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn vay.

Thủ tục giấy tờ đơn giản, gọn nhẹ nhƣng phải đảm bảo tính an toàn cho khách hàng cũng nhƣ ngân hàng.

Tăng cƣờng phối hợp chặt chẽ với trung tâm thông tin tín dụng nhằm mục đích giúp cho ngân hàng có thêm thông tin cần thiết để làm cơ sở cho việc đầu tƣ tín dụng có hiệu quả, tránh thất thoát vốn, ngăn ngừa phát sinh nợ quá hạn.

Thẩm định là khâu quan trọng để giúp ngân hàng đƣa ra quyết định đầu tƣ một cách chính xác, từ đó nâng cao chất lƣợng các khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, bảo đảm hiệu quả tín dụng vững chắc.

81

Hoàn thiện công tác thẩm định trên cơ sở đổi mới đồng bộ mô hình tổ chức, hoàn thiện quy chế, quy trình và cách thức tổ chức thẩm định. Trong công tác thẩm định cần vận dụng các nguyên tắc để đánh giá khách hàng.

Nâng cao trình độ thẩm định của CBTD, đặc biệt là thẩm định tƣ cách của khách hàng vì điều này có ảnh hƣởng rất lớn đến thiện chí hoàn trả tiền vay của khách hàng.

Thƣờng xuyên cập nhật các thông tin về kinh tế, kỹ thuật, các thông tin dự báo phát triển của các ngành, giá cả trên thị trƣờng, tỷ suất lợi nhuận bình quân của một ngành, của các loại sản phẩm…để phục vụ cho công tác thẩm định.

Đặc biệt quan tâm đến thực trạng và chiều hƣớng biến động trong tƣơng lai của thị trƣờng kinh doanh mà sản phẩm doanh nghiệp tham gia. Xem xét hệ số sinh lời của đồng vốn đầu tƣ mà doanh nghiệp thu đƣợc.

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng theo văn bản 5996/NHNo-KTNB của Agribank Vịêt Nam các văn bản số 2565/NHNo-TD số 1870/NHNo-TD của Giám đốc Agribank Thanh Hoá; Tuân thủ các điều kiện tín dụng về vốn tự có, tài sản bảo đảm tiền vay, kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp theo Quyết định 1595/QĐ-HĐTV-TDDN của Agribank Việt Nam. Nâng cao tính tuân thủ quy trình, quy chế nghiệp vụ, gắn trách nhiệm cụ thể đến từng cán bộ với hiệu quả từng khoản vay và chất lƣợng tín dụng theo địa bàn phụ trách; tăng cƣờng vai trò kiểm soát của lãnh đạo phòng Kế hoạch kinh doanh và ban giám đốc Ngân hàng cơ sở đối với hoạt động tín dụng.

Chỉ đạo thực hiện tốt quy định của Agribank Việt Nam về việc đăng nhập thông tin khách hàng, thông tin khoản vay vào hệ thống IPCAS; Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy trình giao dịch tín dụng trên IPCAS; Việc chỉnh sửa thông tin về kỳ hạn trả nợ gốc, lãi trên IPCAS, không để xảy ra việc nhảy

82

nhóm nợ do việc chỉnh sửa thông tin sai quy định phản ánh không đúng chất lƣợng tín dụng.

Chỉ đạo thực hiện tốt công tác kiểm tra, tự kiểm tra chuyên đề nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời sai phạm thiếu sót trong công tác tín dụng thông qua kiểm tra chuyên đề giúp các chi nhánh cơ sở nâng cao khả năng tác nghiệp cho cán bộ nghiệp vụ, quan tâm đẩy mạnh công tác kiểm tra tín dụng doanh nghiệp.

Triển khai thực hiện có hiệu quả việc cơ cấu lại dƣ nợ theo Nghị quyết số 40 của Hội đồng thành viên Agribank Việt Nam, tạo điều kiện cho khách hàng vƣợt qua khó khăn, khôi phục sản xuất định kỳ phân tích nợ cơ cấu lại hạn trả, nợ sấu và nợ XLRR, giao chỉ tiêu kế hoạch thu hồi nợ sấu, nợ XLRR đến từng cán bộ tín dụng và đôn đốc thu hồi tích cực. Phấn đấu số thu nợ rủi ro phải lớn hơn số sử lý rủi ro trong năm.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn ths (Trang 86)