31/12/2014 đạt 13.919 tỷ đồng, tăng 2.376 tỷ đồng so với năm 2013, tốc độ tăng trƣởng đạt 20,6%, đạt 100% kế hoạch điều chỉnh Ngân hàng Trung ƣơng giao cuối năm. Dƣ nợ nội tệ các chi nhánh đô thị loại 2 là 3.777 tỷ đồng, tăng 439 tỷ đồng với tốc độ tăng 13,5%, chiếm 27,67% tổng dƣ nợ. Dƣ nợ nội tệ các chi nhánh khu vực trung du, đồng bằng, vùng biển đạt 7.274 tỷ đồng, tăng 1.435 tỷ đồng với tốc độ tăng 24,52%, chiếm 53,29% tổng dƣ nợ. Dƣ nợ nội tệ các chi nhánh khu vực miền núi 2.585 tỷ đồng tăng 513 tỷ đồng với tốc độ tăng 24,6%; chiếm 19,04% tổng dƣ nợ.
Cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn cho vay đã đƣợc điều chỉnh phù hợp với chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của nhà nƣớc. Cụ thể: Dư nợ ngắn hạn: 8.165 tỷ đồng, chiếm 58,7% tổng dƣ nợ, trong đó dƣ nợ ngắn hạn nội tệ 6.788 tỷ đồng; chiếm 60,2% dƣ nợ nội tệ; Dư nợ trung – dài hạn: 5.754 tỷ đồng, chiếm 41,3% tổng dƣ nợ, trong đó dƣ nợ trung dài hạn thông thƣờng 5.424 tỷ đồng, chiếm 40,3% tổng dƣ nợ.
Nhìn chung doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ hàng năm tăng trƣởng đều đặn, cơ cấu dƣ nợ ngắn hạn và dƣ nợ trung dài hạn là phù hơp, tỷ lệ nợ xấu ở mức cho phép trong tầm kiểm soát.
2.2.2. Phân tích công tác quản lý chất lƣợng tín dụng tại Agribank Thanh Hóa Thanh Hóa
2.2.2.1 Xây dựng và thực hiện kế hoạch tín dụng
Là một chi nhánh cấp tỉnh, Agribank Thanh Hóa có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tín dụng hàng năm để bảo vệ với Agribank Việt Nam. Quá trình đƣợc thực hiện nhƣ sau: Tháng 01 hàng năm, các chi cấp dƣới (chi nhánh cấp III) phải chỉ đạo CBTD tổ chức điều tra kinh tế địa phƣơng, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch năm để bảo vệ với Giám đốc Chi nhánh Agribank.
40
Qua khảo sát, đánh giá kinh tế các địa phƣơng cho thấy: Bƣớc vào thực hiện kế hoạch năm 2011- 2015, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, giá một số mặt hàng là đầu vào quan trọng nhƣ điện, than, xăng dầu tăng mạnh; tỷ giá ngoại tệ tăng; lãi suất ngân hàng giữ ở mức cao, khả năng thanh khoản của các ngân hàng khó khăn, cùng với rét đậm, rét hại ở trong tỉnh kéo dài đã ảnh hƣởng bất lợi đến sản xuất, đầu tƣ xây dựng và đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tình hình trên cho thấy: một mặt nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế các địa phƣơng, vốn cho xây dựng nông thôn mới, vốn cho phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh rất lớn; nhƣng mặt khác, khả năng tăng trƣởng tín dụng của Ngân hàng không cao.
Agribank Thanh Hóa đặt chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng bình quân hàng
năm là 12%. Cụ thể năm 2010: 11 %; năm 2011:12 %; năm 2013:12 %; năm
2014: 13 %.
Cùng với xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng, Chi nhánh xây dựng kế hoạch trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng; thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.
Kế hoạch trích lập và xử lý rủi ro tín dụng bao gồm: Kế hoạch trích lập dự phòng chung; Kế hoạch trích lập dự phòng cụ thể đến từng khách hàng. Kế hoạch thu hồi nợ đã xử lý rủi ro. Chi nhánh chỉ đạo phân tích dƣ nợ rủi ro; phân tích thực trạng nợ đã XLRR đến từng khách hàng; nguyên nhân dẫn đến nợ XLRR, đánh giá khả năng thu hồi đến từng món nợ, nguồn để trả nợ, thời gian có nguồn thu ...; Xác định chỉ tiêu thu nợ rủi ro trong năm cho từng CBTD; Lập phƣơng án xử lý đến từng món nợ: xác định nguồn thu hồi và biện pháp xử lý cụ thể đối với từng khách hàng; lộ trình thực hiện các biện pháp xử lý nợ; việc bổ sung, củng cố hồ sơ tín dụng trong quá trình xử lý nợ; Giao kế hoạch và chỉ đạo thực hiện, chia ra tháng, quý, năm; theo dõi đôn đốc CBTD thực hiện các chỉ tiêu thu hồi nợ đã XLRR.
41
Ngay từ những ngày đầu tháng, quý, năm kế hoạch, bộ máy quản lý theo dõi diễn biến việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, đƣa ra các giải pháp chỉ đạo kịp thời. Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch năm đã đƣợc phê duyệt để chia ra từng quý, giao chỉ tiêu kế hoạch cho từng cán bộ tín dụng và chỉ đạo tìm biện pháp thực hiện.
Chỉ tiêu tăng trƣởng dƣ nợ tập trung vào nhóm đối tƣợng: Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh dịch vụ, hộ cho vay theo Nghị quyết liên tịch số 02, 03 ... nhóm khách hàng có nguy cơ rủi ro cao cần hạn chế đầu tƣ ...
Các biện pháp chỉ đạo thực hiện bao gồm:
Biện pháp về hành chính: Thời gian chấp hành nội quy làm việc tại cơ quan, thời gian đi cơ sở để giải quyết công việc ...
Biện pháp về chuyên môn nghiệp vụ: Việc thực hiện quy trình nghiệp vụ, công tác tuyên truyền quảng cáo, giải thích, hƣớng dẫn khách hàng tiếp cận, sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao.
Các biện pháp chỉ đạo thực hiện đƣợc bàn bạc tại hội nghị triển khai chƣơng trình công tác tháng, quý và hội nghị giao ban định kỳ của phòng KHKD để triển khai thực hiện.
Hàng năm, Agribank Thanh Hóa xây dựng và thực hiện kế hoạch đổi địa bàn tín dụng trình Giám đốc ra quyết định đổi địa bàn vào quý 1 hàng năm.
Thời gian xây dựng kế hoạch đổi địa bàn tín dụng vào quý 4 năm báo cáo. Thời gian tổ chức thực hiện vào quý 1 năm kế hoạch (trừ trƣờng hợp đổi điểm đột xuất). Quyết định đổi địa bàn tín dụng đƣợc thông báo cho cấp ủy, chính quyền địa phƣơng, các cấp hội và tổ vay vốn trên địa bàn về CBTD mới phụ trách địa bàn xã.
42
2.2.2.3 Xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng
Giai đoạn 2009- nay, trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn, Ngân hàng đã chủ động triển khai các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội do Chính phủ đề ra, góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Từ năm 2012, NHNN đã đƣa ra lộ trình giảm dần các mức lãi suất điều hành, làm cơ sở để các NHTM giảm lãi suất cho vay nhằm khơi thông dòng tín dụng. Đồng thời, chỉ đạo các NHTM tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận đƣợc nguồn vốn tín dụng, đồng thời bảo đảm chất lƣợng tín dụng, cơ cấu lại những khoản nợ vay có lãi suất cao trƣớc đây. Ngày 23/4/2012, NHNN đã ban hành quyết định số 780/QĐ-NHNN cho phép các TCTD giữ nguyên nhóm nợ nhƣ đã đƣợc phân loại theo qui định trƣớc khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.
Thực hiện Nghị quyết số 48/2013/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thƣờng kỳ tháng 3/2013, NHNN đã ban hành Thông tƣ số 11/2013/TT- NHNN qui định về cho vay, hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP và Nghị quyết số 48/NQ-CP.
Để mua nợ xấu của các TCTD và phân loại để chào bán ra thị trƣờng, NHNN đã ban hành Quyết định số 1459/QĐ-NHNN ngày 27/6/2013 về việc thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC).
Trong những tháng đầu năm 2014, Agribank đã ban hành các chính sách tín
dụng đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù nhƣ mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, mô hình chuỗi liên kết các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, chƣơng trình liên kết 4 nhà trong lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải. Đây là những ngành, lĩnh vực kinh tế có hiệu ứng lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế. Trong số này có chƣơng trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp đối với các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp theo chỉ
43
đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 14/2014/NQ-CP. Việc triển khai chƣơng trình đƣợc coi là bƣớc đột phá trong định hƣớng đầu tƣ vốn tín dụng cho sản xuất nông nghiệp, hƣớng sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa qui mô lớn, liên kết sản xuất kinh doanh theo chuỗi, gia tăng giá trị sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu hiệu quả.
Ngoài ra, Agribank cũng tiếp tục triển khai các chƣơng trình tín dụng
đặc thù đối với một số sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam nhƣ: Cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo, đánh bắt xa bờ, hỗ trợ lĩnh vực thủy sản, chăn nuôi… Trƣớc tình hình tín dụng tăng chậm, NHNN đã chỉ đạo các NHTM tổ chức, triển khai các chƣơng trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp tại các địa phƣơng nhằm mở rộng tín dụng và hỗ trợ các doanh nghiệp. Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu và đề ra các biện pháp xử lý vƣớng mắc liên quan đến hoạt động tín dụng.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và của NHNN, Agribank Thanh Hóa đã đƣa ra nhiều chƣơng trình tín dụng hấp dẫn và đa dạng, chủ động tìm kiếm khách hàng tốt để cho vay.
2.2.2.4 Thực hiện quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng đƣợc Agribank Việt Nam quy định gồm 5 bƣớc:
Bước 1. Lập hồ sơ đề nghị.
Bước 2. Phân tích tín dụng.
Bước 3. Quyết định tín dụng.
Bước 4. Giải ngân.
Bước 5. Giám sát thu nợ và thanh lý tín dụng.
Theo quy trình tín dụng hiện nay tại Agribank, bắt đầu khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi CBTD tất toán, thanh lý hợp đồng tín dụng.
44
nghiệp. CBTD có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, pháp lý, đảm bảo tiền vay và yêu cầu khách hàng bổ sung đầy đủ
Bước 2: Sau khi đã nhận đủ hồ sơ, CBTD tiến hành thu thập, tổng hợp, xác minh thông tin để thẩm định phƣơng án kinh doanh, phân tích năng lực khách hàng, tài sản đảm bảo và mức độ rủi ro khoản vay.
Bước 3: Trình báo cáo thẩm định cho lãnh đạo tín dụng xét duyệt, có thể yêu cầu giải trình thêm, bổ sung hồ sơ, nhận đƣợc quyết định đồng ý hay từ chối cho vay để thông báo đến khách hàng.
Bước 4: Nếu đồng ý cho vay thì Ngân hàng và khách hàng tiến hành ký kết hồ sơ vay vốn, hợp đồng đảm bảo tiền vay. CBTD trực tiếp quản lý khoản vay sẽ giải ngân cho khách hàng theo hợp đồng đã ký kết và các giấy tờ chứng minh việc sử dụng tiền vay.
Bước 5: CBTD tiến hành kiểm tra, giám sát khoản vay, thu hồi nợ gốc lãi, xử lý phát sinh.
Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành tất toán khoản vay và ra thông báo xuất ngoại bảng để trả hồ sơ đảm bảo cho khách hàng. Định kỳ hoặc đột xuất có đợt kiểm tra hồ sơ tín dụng và thực tế khách hàng của Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ trong ngân hàng. Bên cạnh đó, nếu mức vay vƣợt mức phán quyết của Phòng Giao dịch thì một cán bộ tín dụng của Chi nhánh cấp trên đồng thẩm định.
Chấp hành quy trình tín dụng đã đƣợc tất cả các chi nhánh cơ sở của Agribank Thanh Hóa thực hiện một cách nghiêm túc trong hoạt động tín dụng. Cụ thể: quy trình tín dụng đƣợc cán bộ tín dụng chấp hành từ khâu trƣớc, trong và sau khi cho vay, đặc biệt Ngân hàng thực hiện quy trình giao dịch trên IPCAS. Vì vậy, đã hạn chế về cơ bản những sai sót trong quá trình thực hiện.
45
Trong quá trình thực hiện quy trình tín dụng, Chi nhánh thực hiện chấm điểm khách hàng. Chi nhánh thu thập thông tin tài chính, phi tài chính trƣớc khi thực hiện chấm điểm khách hàng theo các mẫu biểu của Quyết định 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 của Agribank Việt Nam.
Các đối tƣợng thuộc diện chấm điểm phải thực hiện chấm điểm, xếp hạng khách hàng ngay khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng với Agribank hoặc bất kỳ khi nào khách hàng có biến động thông tin.
Đối với khách hàng là Tổ chức kinh tế, Định chế tài chính, cá nhân hộ gia đình có dƣ nợ từ 500 triệu đồng trở lên, hàng quý phải chỉ đạo thực hiện chấm điểm, xếp hạng khách hàng, hoàn thành trƣớc ngày 25 tháng cuối quý, riêng quý IV hoàn thành trƣớc ngày 25/11.
Ví dụ: Chấm điểm xếp hạng khách hàng Doanh nghiệp quý II/2014 thì thời điểm thực hiện chấm điểm bắt đầu từ ngày 01/4/2014 đến ngày 25/6/2014.
Đối với khách hàng cá nhân/hộ gia đình có dƣ nợ nhỏ hơn 500 triệu đồng, định kỳ một năm thực hiện chấm điểm 01/lần. Nếu không chấm điểm sẽ ảnh hƣởng đến kết quả phân loại nợ do hệ thống tự chấm dựa trên thông tin của lần chấm điểm, xếp hạng gần nhất. Chi nhánh có ít khách hàng nên thực hiện chấm xong trong quý I, những chi nhánh có lƣợng khách hàng cá nhân/hộ gia đình lớn nên có kế hoạch về lộ trình thời gian chấm điểm cho phù hợp, tránh tình trạng dồn vào các tháng cuối năm ảnh hƣởng đến việc thực hiện nhiệm vụ trong năm.
Đối với khách hàng vay có tài sản đảm bảo chấm trong quý I, cho vay qua tổ và các khách hàng khác vay tiêu dùng, thấu chi, cầm cố …phân đều việc chấm điểm trong quý II, III. Cần hoàn thành việc chấm điểm cá nhân/hộ gia đình xong trƣớc thời điểm 30/9 hàng năm.
46
Công tác khách hàng luôn đƣợc Agribanhk Thanh Hóa quan tâm từ khâu phân tích đánh giá ban đầu để lựa chọn khách hàng, đến khâu theo dõi, kiểm soát khách hàng trong khi sử dụng vốn vay và cuối cùng là tổ chức xếp hạng tín dụng, phân loại khách hàng để đƣa ra một chính sách khách hàng có chọn lọc. Việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng đƣợc thực hiện nhằm:
Ra quyết định cấp tín dụng: Xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp đảm bảo tiền vay, phê duyệt hay không phê duyệt.
Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoán tín dụng đang còn dƣ nợ, hạng khách hàng cho phép Ngân hàng cho vay lƣờng trƣớc những dấu hiệu cho thấy khoản vay đang có chất lƣợng xấu đi và có những biện pháp đối phó kịp thời.
Xét trên góc độ quản lý toàn bộ danh mục tín dụng, hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng còn nhằm mục đích:
- Phát triển chiến lƣợc maketting nhằm hƣớng tới các khách hàng có ít rủi ro hơn.
- Ƣớc lƣợng mức vốn đã cho vay sẽ không thu hồi đƣợc để trích lập dự phòng tổn thất tín dụng.
Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp đƣợc Ngân hàng cho vay ứng dụng trong việc ra quyết định cấp tín dụng và giám sát sau khi cho vay (Xem bảng 2.3).
47
Bảng 2.3 Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp
Loại
Cấp tín dụng Giám sát sau khi cho vay
AAA Ƣu tiên áp dụng tối đa nhu cầu tín dụng với mức ƣu đãi về lãi xuất, phí, thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay (có thể cho vay tín chấp)
Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin và tăng cƣờng mối quan hệ với khách hàng. AA Ƣu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng với
mức ƣu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay (có thể cho vay tín chấp)
Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin và tăng cƣờng mối quan hệ với khách hàng. A Ƣu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng, đặc
biệt là các khoản tín dụng từ trung hạn trở xuống. Không yêu cầu cao về biện pháp đảm bảo tiền vay (có thể cho vay tín