2.3.2.1 Những hạn chế
Agribank Thanh Hóa là một ngân hàng có các giải pháp quản lý chất lƣợng tín dụng khá tốt. Tuy nhiên, trong chất lƣợng tín dụng của ngân hàng còn một số hạn chế, đó là:
Thứ nhất: Với đối tƣợng cho vay: Agribank Thanh Hóa vẫn chƣa có chiến lƣợc đa dạng khách hàng. Khách hàng của Agribank Thanh Hóa tập trung phần lớn là thuộc ngành nông nghiệp, thƣơng mại và các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhƣ thuỷ sản, gạo, phân bón, sắt thép, xăng dầu,… Chính vì vậy, cho vay của Ngân hàng có chứa đựng nhiều rủi ro do những biến động giá cả thị trƣờng, biến động tỷ giá,…
Thứ hai: Mức độ tăng trƣởng tín dụng nóng dẫn tới tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong những năm gần đây hiệu suất sử dụng vốn đều ở mức trên 100%. Hơn nữa, tín dụng trung dài hạn ở mức cao.
Thứ ba, Khâu kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Ngân hàng vẫn chƣa đƣợc thực hiện đúng mức, cán bộ làm công tác thanh tra còn thiếu về số lƣợng, kinh nghiệm thực tế và trình độ chuyên môn.
Thứ tư, Chất lƣợng thực hiện quy trình tín dụng chƣa cao, vẫn còn những rủi ro do khâu thẩm định chƣa tốt. Trong việc thực hiện chiến dịch màng lƣới gắn với cơ chế khoán tài chính phân phối tiền lƣơng theo kết quả làm ra để chiếm lĩnh thị trƣờng, tăng cƣờng lợi thế cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác. Một số cán bộ chƣa ý thức đƣợc mục đích, ý nghĩa của nó là mở rộng kinh doanh Ngân hàng gắn liền với hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả của
72
chính bản thân Ngân hàng, mở rộng cho vay mang tính thái quá để có thu nhập cao, chạy theo số lƣợng mà không quan tâm tới chất lƣợng và hiệu quả vốn đầu tƣ, ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng.
Thứ năm, Vai trò chủ động kiểm tra, kiểm soát, tự phát hiện của Ngân hàng cơ sở làm chƣa thƣờng xuyên và chƣa sâu sát và nghiêm túc cả về mặt nội dung, phƣơng pháp và các biện pháp xử lý. Chƣa có dự báo, cảnh báo sớm đối với các rủi ro và khuyến cáo các biện pháp hạn chế. Chất lƣợng kiểm tra, phúc tra và sửa chữa sai sót kiểm tra chƣa cao, khắc phục xử lý chƣa kiên quyết và dứt điểm.
2.3.2.2. Nguyên nhân *Môi trường kinh tế
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, khả năng tự vay vốn bị hạn chế, dẫn đến vốn để đầu tƣ chiều sâu, mở rộng bị thu hẹp, thiếu thị trƣờng tiêu thụ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, khiến cho tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn trong cả khâu sản xuất lẫn tiêu thụ hàng hoá, ảnh hƣởng trực tiếp đến tình hình tài chính của Doanh nghiệp và khả năng trả nợ vốn vay Ngân hàng.
*Môi trường pháp lý
Môi trƣờng pháp lý cho kinh doanh tín dụng của Ngân hàng chƣa đầy đủ, đồng bộ. Một số văn bản pháp lý có liên quan tới vấn đề thế chấp vốn vay Ngân hàng, ở khía cạnh này hay khía cạnh khác qui định chƣa đồng bộ, đầy đủ, nhất là thiếu các văn bản hƣớng dẫn, hoặc có hƣớng dẫn nhƣng chƣa phù hợp, nên quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.
Cơ sở pháp lý của tài sản thế chấp: Theo quy định của luật pháp thì cơ sở đảm bảo cho việc thế chấp tài sản là bản hợp đồng đƣợc ký kết giữa hai bên thế chấp và nhận thế chấp, cùng bản gốc giấy tờ chứng minh cùng sở hữu tài sản do bên thế chấp giao cho bên nhận thế chấp. Thực tế các cơ quan quản
73
lý Nhà nƣớc chịu trách nhiệm cấp chứng thƣ nhận quyền sở hữu tài sản cho các chủ sở hữu chƣa đƣợc rộng khắp. Do đó thế chấp và xử lý tài sản thế chấp vay vốn Ngân hàng nhiều khó khăn phức tạp, do thiếu cơ sở pháp lý và quyền sở hữu tài sản.
Vấn đề phát mại tài sản thế chấp: Pháp lệnh kế toán thống kê chƣa đủ hiệu lực bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện chế độ hoạch toán thống kê chính xác kịp thời. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chƣa hoạch toán kế toán theo qui định, chƣa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nên số liệu không phản ánh chính xác tình hình sản xuất, kinh doanh tài chính của khách hàng, làm cho việc xử lý phân tích thông tin và ra quyết định của Ngân hàng cũng thiếu chính xác.
Hiệu lực của cơ quan hành pháp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu giải quyết các tranh chấp, tố tụng và hợp đồng kinh tế...
*Trình độ cán bộ tín dụng
Mặc dù luôn quan tâm tới việc đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng, ngay trong việc tuyển lựa cán bộ tín dụng cũng đặt ra yêu cầu trình độ đại học, đã qua công tác tín dụng ở Ngân hàng khác, hiểu biết về các ngành kinh tế khác. Song điều bất cập xảy ra là trình độ bằng cấp thì nhiều song việc áp dụng vào thực tế công việc lại đòi hỏi phải năng động, nhanh nhạy đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có năng lực quản lý, trình độ, kiến thức khoa học và thực tiễn cuộc sống để quyết đoán một món vay cho phù hợp, đúng cơ chế, tính toán đƣợc hiệu quả cho cả Ngân hàng và khách hàng, và có thể lƣờng trƣớc đƣợc những bất trắc có thể xảy ra. Trình độ của cán bộ chuyên môn còn có nhiều bất cập: Đội ngũ cán bộ có trình độ, nhanh nhẹn, nhiệt tình, hăng hái học hỏi nhƣng còn thiếu kinh nghiệm, không lƣờng hết đƣợc rủi ro trong hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng. Agribank Thanh Hóa còn thiếu cán bộ
74
đƣợc đào tạo theo chuyên ngành chuyên môn kỹ thuật để thẩm định tính khả thi hiệu quả của dự án.
*Thông tin tín dụng
Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng chƣa thực sự phát huy hiệu quả, chƣa có một qui chế đủ hiệu lực đƣa các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn cùng vào guồng máy để có sự hợp tác và tƣơng trợ lẫn nhau trong việc đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác kịp thời.
Nguồn thông tin Ngân hàng cần để đánh giá, phân tích còn thiếu, không kịp thời và chất lƣợng không cao. Vì vậy, cán bộ tín dụng thƣờng phải mất rất nhiều thời gian và công sức để tự đi điều tra.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng. Công tác marketing Ngân hàng tuy bƣớc đầu đã đạt đƣợc những kết quả nhất định nhƣng so với yêu cầu còn có những hạn chế, điều này ít nhiều cũng hạn chế tăng trƣởng dƣ nợ. Agribank Thanh Hóa vẫn chƣa có một cơ chế động viên khuyến khích cán bộ tín dụng, chƣa có một cơ chế trách nhiệmrõràng.
Tóm lại, Agribank Thanh Hóa đã tăng cƣờng quản lý chất lƣợng tín dụng nhƣ: thực hiện tốt công tác khách hàng, thực hiện nghiêm quy trình tín dụng, thƣờng xuyên kiểm soát nội bộ... Kết quả là chất lƣợng tín dụng luôn đƣợc đảm bảo. Tuy nhiên, Agribank Thanh Hóa vẫn đặt nhiệm vụ hoàn thiện công tác quản lý chất lƣợng tín dụng là một trong những hoạt động trọng tâm của Ngân hàng.
75
CHƢƠNG 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG QUẢN LÍ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK THANH HÓA 3.1 Bối cảnh kinh tế mới và định hƣớng tăng cƣờng quản lý chất lƣợng tín dụng tại Agribank Thanh Hóa
3.1.1 Bối cảnh kinh tế mới ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng ngân hàng
Trong bức tranh lạc quan chung về xu hƣớng phục hồi và ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2014 với lạm phát ổn định ở mức thấp (1,84%), tăng trƣởng kinh tế vƣợt mục tiêu đề ra (đạt 5,89% so với mục tiêu của Quốc hội là 5,8%), cùng với dự trữ ngoại hối tăng ở mức kỷ lục, phần lớn các TCTD đánh giá môi trƣờng kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của họ đã có sự cải thiện đáng kể trong năm 2014 và kỳ vọng tiếp tục cải thiện tích cực hơn trong năm 2015. Nợ xấu đƣợc kiểm soát và tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng trƣởng hợp lý, phù hợp với nhu cầu thực của nền kinh tế.
Các TCTD đều có những nhận định chung là nhu cầu của khách hàng về sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đã tăng lên đáng kể trong năm 2014 và dự kiến tiếp tục phục hồi trong Quý I và cả năm 2015. Đáng chú ý, nhu cầu vay vốn của khách hàng có xu hƣớng phục hồi rõ nét kể từ Quý IV/2014. Khoảng 84-97% TCTD dự báo, dƣ nợ tín dụng sẽ tiếp tục tăng cao trong Quý I và cả năm 2015, trong đó tín dụng VND tăng nhanh hơn so với tín dụng ngoại tệ. Bình quân toàn hệ thống kỳ vọng, dƣ nợ tín dụng tăng khoảng 3,5% trong Quý I và tăng 14,57% tính đến cuối năm 2015, ghi nhận kết quả tăng trong 4 năm liên tiếp. (Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, 2014). Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam chủ trƣơng cho phép các NHTM tăng dƣ nợ tín dụng để phục vụ cho nhu cầu vay vốn đang có xu hƣớng tăng trong giai đoạn cuối năm 2015.
76
Trong năm 2014, hầu hết các TCTD cho biết đã giữ ổn định hoặc liên tục điều chỉnh giảm giá bình quân các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, cụ thể là lãi suất biên và phí dịch vụ để thu hút khách hàng. Xu thế này dự kiến tiếp tục diễn ra trong quý I/2015, tập trung chủ yếu vào giảm nhẹ lãi suất. Tuy nhiên, trong các quý tiếp theo của năm 2015, dự kiến xu hƣớng giảm giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ chậm hoặc chững lại, mặc dù tính chung trong năm 2015 mặt bằng giá vẫn giảm nhẹ so với mặt bằng giá của năm 2014, riêng phí dịch vụ ngân hàng có thể có xu hƣớng tăng nhẹ.
Tăng trƣởng cao dƣ nợ tín dụng sẽ tăng thêm nguồn thu nhập cho ngân
hàng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, sức hấp thụ của nền kinh tế vẫn
chƣa thật sự bền vững; dòng tiền nóng có thể sẽ chảy vào một số kênh tín dụng, nhƣ khu vực BĐS. Do đó, sự thận trọng đối với nhà điều hành là cần thiết. Bản thân NHNN cũng xác định, cần hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế bằng tăng vốn đầu tƣ tín dụng, nhƣng phải bảo đảm chất lƣợng.
Để nâng cao chất lƣợng tín dụng, hạn chế rủi ro cho vay trong hệ thống ngân hàng, NHNN đã áp dụng các biện pháp phân loại nợ và trích lập dự
phòng mới bằng Thông tƣ 02, hạn chế ủy thác cấp tín dụng bằng Thông tƣ 30. Phân loại nợ theo Thông tƣ 02 sẽ chính thức đƣợc áp dụng kể từ 1/4/2015,
theo đó nợ sẽ dễ bị chuyển sang nhóm có rủi ro cao hơn, nếu doanh nghiệp không thực hiện thanh toán đầy đủ và kịp thời, so với quy định cũ. Phân loại nợ của khách hàng (mà giao dịch ở nhiều ngân hàng) sẽ đƣợc áp dụng thống nhất theo mức đánh giá chặt chẽ nhất do CIC tổng hợp từ các ngân hàng. Do đó, ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng nhiều hơn trƣớc nếu cho vay những doanh nghiệp có các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, nợ khó đòi. Tuy nhiên, điều này phần nào lại có lợi cho những doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt bởi các ngân hàng sẽ sẵn sàng chào đón và tạo điều kiện thuận lợi cho vay những doanh nghiệp này để thúc đẩy tín dụng.
77
Nợ xấu trong năm 2015 trong toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam đƣợc kỳ vọng có thể về mức dƣới 3%. Cùng với tâm lý lạc quan về triển vọng kinh doanh và rủi ro của các nhóm khách hàng giảm rõ rệt, hầu hết các TCTD nhận định tỷ lệ nợ xấu sẽ ổn định hoặc giảm trong Quý IV/2014 và dự kiến tiếp tục giảm trong Quý I/2015. Tính chung cả năm 2015, đa số các TCTD tin tƣởng tỷ lệ nợ xấu của họ sẽ ở mức dƣới 3% trên tổng dƣ nợ. (Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, 2014)
Tình hình mới của hệ thống ngân hàng cho thấy những cơ hội và thách thức đối với mục tiêu đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng tín dụng ngân hàng Việt Nam, trong đó có Agribank Thanh Hóa.
3.1.2. Định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý chất lƣợng tín dụng
Định hướng chung
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển khách hàng tại các khu vực thị trƣờng mục tiêu của Agribank Thanh Hóa thông qua việc tiếp thị các sản phẩm hiện có nhằm mở rộng thị trƣờng hoạt động tín dụng tới mọi lĩnh vực, mọi đối tƣợng khách hàng mà pháp luật cho phép.
Đẩy mạnh cho vay đối với Hộ gia đình, cá nhân địa bàn nông nghiệp nông thôn đồng thời chú trọng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh bán lẻ đối với tƣ nhân cá thể, hộ gia đình, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, khu chung cƣ và khu dân cƣ,.. Đồng thời điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, nâng cao chất lƣợng tín dụng, đo lƣờng và quản lý đƣợc rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ và không vƣợt quy định của Agribank.
Hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và quy trình cung cấp các sản phẩm dịch vụ hiện có thông qua việc tăng cƣờng ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin nhằm đơn giản hóa thủ tục xử lý công việc, từ đó đáp ứng một cách nhanh nhất yêu cầu của khách hàng. Kết hợp với Hiệp hội xuất khẩu lao động thực
78
hiện các chƣơng trình tài trợ cho công nhân lao động xuất khẩu. Thực hiện tốt chƣơng trình quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, nhƣ chƣơng trình cộng điểm, chƣơng trình quà tặng.
Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng để phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng nhằm thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu hoạt động tín dụng.
Ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Đồng thời, ứng dụng các chuẩn mực kế toán và quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc tế.
Tăng cƣờng đào tạo CBTD và các cá nhân khác cùng tham gia trong hoạt động cung cấp dịch vụ để bồi dƣỡng kỹ năng tiếp thị, bán hàng, các kiến thức liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và các sản phẩm, dịch vụ mới.
Nghiên cứu và triển khai các nghiệp vụ sản phẩm mới để nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động tìm kiếm các đối tác để triển khai có hiệu quả các dịch vụ, nhƣ Internet Banking , Mobile banking , dịch vụ nhờ thu tự động, đầu tƣ linh hoạt, nhắc nợ vay, nợ lãi khi đến hạn ... Tiếp thị để thu hút thêm các dự án ODA.
Định hướng hoàn thiện công tác quản lý chất lượng tín dụng
Bám sát chỉ tiêu kế hoạch tăng trƣởng tín dụng TW giao, lựa chọn khách hàng tốt, truyền thống, có tín nhiệm xem xét mở rộng cho vay ngắn hạn, cho vay có bảo đảm, nâng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, đa dạng hóa loại hình khách hàng, phân tán rủi ro, thực hiện tốt việc cho vay hỗ trợ lãi suất.
Thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng, triển khai nghiêm túc phân loại đánh giá khách hàng, trích dự phòng rủi ro và xử lý nợ. Tăng cƣờng công tác xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro, đôn đốc các đơn vị có tiềm ẩn rủi ro để thu hồi nợ, phấn đấu giảm nợ xấu.
Chấp hành nghiêm túc quy trình, quy chế nghiệp vụ; tăng cƣờng công tác kiểm tra và tự kiểm tra, kiểm toán nội bộ, nhằm phát hiện tồn tại thiếu sót để khắc phục kịp thời, nâng cao chất lƣợng các khoản cho vay.
79
kiểm tra kiểm soát, chấn chỉnh kịp thời những sai sót, đảm bảo kinh doanh an toàn, đúng luật.
Tăng cƣờng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trung gian nhằm nâng cấp các kỹ năng lập kế hoạch phát triển kinh doanh, đánh giá và phân tích cạnh tranh, quản lý rủi ro và quản lý nhân sự.