Giới thiệu về Agribank Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn ths (Trang 33)

2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển

- Tên viết tắt: Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hoá

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Viet Nam Bank of Agriculture and Rural Development – Thanh Hoa Branch.

- Tên viết tắt tiếng Anh: Agribank Thanh Hoá

- Tên thƣơng hiệu VBARD: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thônViệt Nam

Trụ sở chính đặt tại: số 12, Phan Chu Trinh, phƣờng Điện Biên, thành phố

Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - tên tiếng Anh là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, gọi tắt là Agribank. Đây là NHTM quốc doanh, giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tƣ vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng nhƣ đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. Agribank hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nƣớc hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN Việt Nam. Đƣợc thành lập từ ngày 26/03/1988, đến cuối 14/11/1990 Ngân hàng này đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Từ cuối năm 1996, tiếp tục đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một NHTM, Agribank đƣợc xác định thêm nhiệm vụ đầu tƣ phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tƣ vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp

28

công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Hiện nay, Agribank là NHTM lớn nhất Việt Nam về quy mô nguồn vốn, mạng lƣới chi nhánh và đội ngũ cán bộ nhân viên, đồng thời đứng đầu trong số 200 DN lớn nhất Việt Nam do Chƣơng trình phát triển liên hiệp quốc (UNDP) xếp hạng năm 2007. Agribank là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, màng lƣới hoạt động, số lƣợng khách hàng.

Agribank Thanh Hoá là chi nhánh thành viên thuộc hệ thống Agribank Việt Nam đƣợc thành lập theo Quyết định số 31/NH-QĐ ngày 18 tháng 05 năm 1988 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Mạng lƣới hoạt động trải rộng khắp các huyện, thị trong tỉnh; cơ sở vật chất và phƣơng tiện làm việc đã đƣợc đầu tƣ trong quá trình phát triển.

Agribank Thanh Hoá đƣợc tổ chức và hoạt động theo mô hình của chi nhánh thành viên trực thuộc Agribank Việt Nam, hoạt động theo Luật các TCTD, chịu sự quản lý trực tiếp của Agribank Việt Nam và sự quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh tiền tệ - ngân hàng của chi nhánh NHNN Việt Nam trên địa bàn.

Agribank Thanh Hoá có chức năng thực hiện các họat động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan theo Luật các tổ chức tín dụng và theo Điều lệ tổ chức hoạt động của Agribank Việt Nam, cụ thể nhƣ sau: (1) Huy động vốn dƣới các hình thức nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dƣới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác theo quy định của Agribank Việt Nam

(2) Cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, các dự án đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội và các nhu cầu hợp pháp khác đối với tổ chức cá nhân và hộ gia đình dƣới các hình thức dài hạn, trung hạn và

29

ngắn hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ phù hợp với quy định của Pháp luật của Ngân hàng Nhà nƣớc và ủy quyền của Agribank Việt Nam.

Ngoài ra, Agribank Thanh Hóa còn có các chức năng nhƣ: Cầm cố thƣơng phiếu các giấy tờ có giá ngắn hạn khác; Chiết khấu thƣơng phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác; Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định; Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tài trợ thƣơng mại khác theo quy định của của NHNo&PTNT Việt Nam; Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nƣớc, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân quỹ; Thực hiện các dịch vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tƣ cho các dự án, tƣ vấn vốn đầu tƣ theo yêu cầu của khách hàng và theo quy định của Pháp luật; Thực hiện các nghiệp vụ mua bán chuyển đổi ngoại tệ với các khách hàng và tổ chức trong nƣớc và các dịch vụ ngân hàng đối ngoại khác theo quy định của Tổng giám đốc của Agribank Việt Nam.

Chi nhánh thực hiện các hoạt động sau khi đƣợc sự chấp thuận hoặc đƣợc Tổng giám đốc của Agribank Việt Nam giao: Vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam; Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có gía khác trong nƣớc và quốc tế; Cho vay, bảo lãnh, đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ trên mức ủy quyền; Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh cho các tổ chức cá nhân nƣớc ngoài, trừ trƣờng hợp bảo lãnh đối ứng cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài tham gia dự thầu, thực hiện các hợp đồng tại Việt Nam; Đầu tƣ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản thế chấp, cầm cố đã trở thành tài sản do của Agribank Việt Nam quản lý để sử dụng khai thác kinh doanh; Đầu tƣ dƣới các hình thức góp vốn liên doanh mua cổ phần và các hình thức đầu tƣ ra ngoài của Agribank Việt Nam.

Ngày đầu mới thành lập, Agribank Thanh Hoá với mạng lƣới 21 đơn vị gồm hội sở chính và 20 chi nhánh tại các huyện; tổng số biên chế 1.697

30

ngƣời, chiếm 2/3 biên chế toàn ngành NH Thanh Hoá. Trình độ cán bộ ngân hàng lúc này chủ yếu là trung, sơ cấp đƣợc đào tạo từ giai đoạn trƣớc năm 1988. Cơ sở vật chất, phƣơng tiện làm việc nghèo nàn. Nguồn vốn huy động có hơn 6 tỷ đồng (trong đó chỉ có 21% là tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ), chiếm 16% thị phần hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Tổng dƣ nợ chƣa đầy 13 tỷ đồng, chiếm 23,6% thị phần. Trong đó: 99% là dƣ nợ của các DNNN, HTX đang trong tình trạng tan rã, chờ giải thể, sáp nhập và sắp xếp lại do sản xuất kinh doanh (SXKD) không có hiệu quả; dƣ nợ kinh tế hộ gia đình, cá nhân chỉ có 145 triệu đồng, chiếm 1% tổng dƣ nợ.

Agribank Thanh Hoá đã thực sự vƣơn lên từ đơn vị gặp nhiều khó khăn đi dần vào thế ổn định và phát triển. Đến cuối năm 2012, Chi nhánh đã có mạng lƣới hoạt động rộng khắp trong tỉnh với tổng số 67 đầu mối, bao gồm: 01 Hội Sở Tỉnh, 30 chi nhánh loại 3 và 06 PGD trực thuộc Tỉnh; 27 PGD và 03 điểm giao dịch trực thuộc chi nhánh loại 3. Ngoài ra, còn hệ thống các kênh phân phối tự động bao gồm 36 máy ATM và hơn 30 điểm chấp nhận thẻ đƣợc lắp đặt tại hầu hết các huyện, thị trong tỉnh.

Agribank Thanh Hoá hiện chiếm thị phần hoạt động lớn nhất tại địa phƣơng, với 38% thị phần nguồn vốn, 30% thị phần dƣ nợ và gần 50% thị phần về dịch vụ. Hiện có tới gần 70% các hộ gia đình và hơn 30% các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang có quan hệ tiền gửi, tiền vay và sử dụng dịch vụ của Agribank Thanh Hoá. Đến cuối năm 2014, tốc độ tăng trƣởng bình quân tổng ngồn vốn đạt 26,6%/năm. đạt 13.919 tỷ; tốc độ tăng bình quân tổng dƣ nợ 23,5%/năm. Trong tổng dƣ nợ, dƣ nợ cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn chiếm 86,7%.

2.1.2 Các yếu tố nguồn lực

31

Tính đến ngày 31/12/2014, tổng số cán bộ công nhân viên của Agribank Thanh Hóa là 1.072 ngƣời, trong đó cán bộ nữ luôn chiếm tỷ trọng cao, từ 50% đến 53% tổng số cán bộ công nhân viên. Cơ cấu lao động theo giới tính nhƣ vậy là phù hợp với đặc thù hoạt động dịch vụ của ngành ngân hàng.

Chi nhánh có 28 cán bộ trình độ thạc sỹ, chiếm 2,61% tổng cán bộ; Trình độ đại học, cao cấp nghiệp vụ có 749 ngƣời (chiếm 69,9% tổng cán bộ); Trình độ cao đẳng, trung cấp có 258 ngƣời chiếm 24%; Cán bộ nghiệp vụ khác 37 ngƣời, chiếm 3,45%.

Nhƣ vậy, Cán bộ có trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu

hƣớng tăng qua các năm, từ 44,4% năm 2009 tăng đến 69,8% năm 2014. Cán

bộ có trình độ trên đại học không có biến động nhiều và chiếm tỷ lệ tƣơng đối thấp; Cán bộ có trình độ trung cấp giảm theo chiều hƣớng nhanh do cán bộ đến tuổi nghỉ hƣu khoảng 40 đến 50 cán bộ, cán bộ đƣợc ngân hàng tạo điều kiện tham gia các khoá học nâng cao trình độ chuyên môn tăng. Đến cuối năm 2014 Chi nhánh chỉ còn 27,6% cán bộ có trình độ trung cấp.

Qua phân tích cho thấy trong các năm qua Chi nhánh đã có chú trọng đến chất lƣợng cán bộ trong công tác tuyển dụng, tuy nhiên, Chi nhánh chƣa thực hiện mạnh dạn đẩy mạnh công tác tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn cao nhƣ cán bộ có trình độ trên đại học, các chuyên gia ngành tài chính - ngân hàng, các chuyên gia hoạch định chiến lƣợc...và cũng chƣa thật sự quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Đây chính là một khó khăn, thách thức lớn đối với chi nhánh để phát triển dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc nhƣ hiện nay.

32

Bảng 2.1 Nguồn nhân lực của Agribank Thanh Hoá (2011 - 2014)

Đơn vị tính: người

STT Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh ( tỷ lệ %)

Số lƣợng Tỷ trọng % Số lƣợng Tỷ trọng % Số lƣợng Tỷ trọng 2012/2013 2013 /2014 1 Tổng số cán bộ 1.040 100 1.065 100 1.072 100 102,4 100,7 2 Theo giới tính 1.040 100 1.065 100 1.072 100 102,4 100,7 2.1 Nữ 524 50,4 565 53,1 570 53,2 107,8 100,9 2.2 Nam 516 49,6 500.0 46,9 502 46,8 96,9 100,4 3 Theo trình độ 1.040 100 1.065 100 1.072 100 102,4 100,7 3.1 Trên đại học 2 0,2 6 0,6 28 2,6 300,0 466,7 3.2 Đại học 462 44,4 685 64,3 748 69.8 148,3 109,2 3.3 Trung cấp 576 55,4 374 35,1 236 27,6 64,9 63,1

33

2.1.2.2Vốn kinh doanh

Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2014 đạt 14.106 tỷ, trong đó: nguồn vốn huy động từ dân cƣ là 11.355 tỷ (chiếm 80,35% tổng nguồn vốn); Nguồn vốn nội tệ là 13.652 tỷ, nguồn vốn ngoại tệ: 20.647 ngàn USD.

2.1.3 Bộ máy tổ chức và bộ máy quản lý tín dụng

2.1.3.1 Bộ máy tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Agribank Thanh Hóa đƣợc thực hiện theo mô hình của Agribank Việt Nam. Bộ máy tổ chức tại Agribank cấp tỉnh là Chi nhánh loại 1, hạng 1. Theo đó, Ban giám đốc gồm: 01 giám đốc và 04 phó giám đốc; 09 phòng nghiệp vụ theo mô hình kéo dài ( Phòng Tổ chức - Cán bộ và đào tạo; Phòng Kế hoạch - Tổng hợp; Phòng Tín dụng; Phòng Kế toán - Ngân quỹ; Phòng Điện toán; Phòng Kinh doanh ngoại hối...

Các đơn vị trực thuộc (chi nhánh loại 3, phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại 1) gồm: Ban giám đốc; Phòng (tổ) Kế hoạch - kinh doanh (tín dụng); Phòng (tổ) Kế toán - Ngân quỹ.

Bộ máy tổ chức quản lý của Agribank Thanh Hóa nhƣ sau: (Xem hình1).

Giám đốc

Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chi nhánh theo quy định quy chế tổ chức và họat động của chi nhánh và chiụ trách nhiệm trƣớc Tổng Giám đốc và trƣớc pháp luật về hoạt động kinh doanh và các mục tiêu, nhiệm vụ, các hoạt động của chi nhánh. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại cán bộ của chi nhánh để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu nhiêm vụ.

Tuyển dụng ký kết Hợp đồng lao động, bố trí sắp xếp đánh giá, quy hoạch, nâng lƣơng, bổ nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật cán bộ Chi nhánh theo thẩm quyền.

34

Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động của Agribank Thanh Hoá

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Agribank Thanh Hoá, năm 2014) Các Phó giám đốc

Là những ngƣời giúp việc cho giám đốc. Cụ thể: Chủ động tổ chức chỉ đạo những nhiệm vụ đƣợc giao.

Tham giá ý kiến về chủ trƣơng, cơ chế chính sách định hƣớng phát triển, kế hoạch kinh doanh, những vấn đề chung thuộc lĩnh vực phụ trách và lĩnh vực khác.

Đề xuất những điều kiện để thực hiện nhiệm vụ theo cơ chế quản lý, đào tạo nghiệp vụ. Tham gia về việc bố trí, sắp xếp, đánh giá, đào tạo cán bộ trong Chi nhánh.

Toàn quyền quyết định những vấn đề trong phạm vi đƣợc ủy quyền và trong kế hoạch đã đƣợc duyệt. Có quyền bảo lƣu trƣớc Giám đốc Chi nhánh.

Các phòng nghiệp vụ

Giám đốc

Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc

Kinh doanh ngoại tệ (Kéo dài) Đô thị (TP, Bỉm Sơn) Kinh doanh trực tiếp Hội sở Phòng Tín dụng (Kéo dài) Phòng Tổ chức Cán bộ Phòng Kiểm tra Kiểm soát Phòng hành chính Chủ tịch các hội đồng Phòng Kế toán Ngân quỹ (Kéo dài) Phòng Điện toán (Kéo dài) Phòng KH tổng hợp (Kéo dài) Phòng Dịch vụ và Mark et (Kéo dài)

35

Là đầu mối đề xuất, tham mƣu, giúp việc Giám đốc xây dựng kế hoạch, chƣơng trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc phạm vi của phòng, các văn bản hƣớng dẫn, pháp chế, thuộc lĩnh vực nghiệp vụ đƣợc giao. Chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra, xử lý các nghiệp vụ thuộc phạm vi của phòng đến các đơn vị trực thuộc.

Phối hợp với các phòng ban khác theo quy trình nghiệp vụ chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia theo chức trách của phòng và những vấn đề chung của chi nhánh.

Lập kế hoạch chƣơng trình biện pháp, tiến độ chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ đƣợc giao và chịu trách nhiệm đầy đủ về nghiệp vụ đƣợc giao. Tổ chức lƣu trữ, quản lý thông tin theo quy định.

1.2.3.2 Bộ máy quản lý tín dụng

Tham gia trực tiếp vào hoạt động cấp tín dụng có các phòng nghiệp vụ tại Hội sở chính, Các chi nhánh và các Phòng Giao dịch. Trong đó, Tổng giám đốc uỷ quyền cho cấp tín dụng thƣờng xuyên đối với Giám đốc quan hệ khách hàng, Trƣởng phòng quan hệ khách hàng, Trƣởng phòng giao dịch với hạn mức và nội dung uỷ quyền phù hợp với quy định uỷ quyền quyết định tín dụng số 167/2006/QĐ-TGĐ.

Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng của ngân hàng (Hội sở, Sở giao dịch, chi nhánh) đƣợc tổ chức thành 4 khối cơ bản của quy trình cho vay. Tuỳ theo quy mô hoạt động của ngân hàng và tính chất của loại hình cho vay, một bộ phận có thể đảm nhiệm một hoặc một số khâu của quy trình cho vay.

Khối quan hệ khách hàng: thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ toàn diện với khách hàng để cung cấp sản phẩm tín dụng và các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng cho khách hàng; chịu trách nhiệm lập tờ trình thẩm định tín dụng trình (hoặc chuyển Khối phân tích tín dụng thẩm định trƣớc khi trình) cấp quyết định tín dụng.

36

Khối phân tích tín dụng: tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng từ Khối quan hệ khách hàng, thực hiện phân tích, thẩm định một cách độc lập để đƣa ra các nhận xét đánh giá và ý kiến đề xuất cho vay hoặc không cho vay.

Khối quyết định tín dụng: Là cấp ra quyết định cuối cùng về việc cho vay hay không cho vay trong thẩm quyền quyết định tín dụng của mình. Hội đồng quản trị uỷ quyền quyết định tín dụng cho Hội đồng tín dụng và Tổng giám đốc. Tổng giám đốc uỷ quyền quyết định tín dụng cho các cấp trong ngân hàng theo quy định về uỷ quyền quyết định tín dụng do Tổng giám đốc ban hành.

Khối dịch vụ khách hàng: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn đã đƣợc cấp có thẩm qyền của Khối quyết định tín dụng phê duyệt cho vay, thực hiện công

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn ths (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)