Một số giải pháp nhằm khai thác bền vững và có hiệu quả tiềm năng

Một phần của tài liệu Chè thái vị thế văn hoá và tiềm năng kinh tế (Trang 57)

7. Bố cục của khóa luận

3.3. Một số giải pháp nhằm khai thác bền vững và có hiệu quả tiềm năng

năng kinh tế chè Thái Nguyên

Trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, xã hội, hiện trạng sản xuất, chế biến, kinh doanh và đặc biệt là đường lối, chiến lược phát triển cây chè, ngành chè của tỉnh, tác giả khóa luận tổng hợp và đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác bền vững và có hiệu quả tiềm năng kinh tế chè Thái Nguyên, tập trung vào các vấn đề sau: vấn đề quy hoạch và chiến lược phát triển, chất lượng sản phẩm, khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, đào tạo nhân lực, thông tin và truyền thông.

3.3.1. Vấn đề quy hoạch và chiến lược phát triển

- Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã có những quyết định về quy mô phát triển cây chè theo tiêu chí diện tích chè Thái Nguyên đến khi ổn định ở mức 19.450 ha, quy hoạch thành các vùng chè nguyên liệu sản xuất chè đen, chè xanh và chè đặc sản. Cần xác định rõ tính khả thi của các chỉ tiêu này và có những biện pháp chỉnh sửa, bổ sung kịp thời, phù hợp với yêu cầu của thực tế.

- Về chiến lược phát triển, cần nhận định rõ tư tưởng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn chặt vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến, không để tình trạng chia cắt manh mún phát triển ồ ạt, phi quy hoạch. Ngoài ra các khâu then chốt phải xác định lại là chiến lược mặt hàng và cơ cấu sản phẩm, khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, thông tin và truyền thông gắn bó hữu cơ trong một tổng thể có phân thành các giai đoạn phát triển bền vững, dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và có sách lược đối phó với những biến động của thị trường.

3.3.2. Chất lượng sản phẩm

- Vấn đề đầu tiên là gắn phát triển vùng nguyên liệu với doanh nghiệp chế biến và tiêu chuẩn hóa thiết bị nhà xưởng.

- Vấn đề thứ hai là tiêu chuẩn hóa: ít nhất các doanh nghiệp có quy mô công nghiệp phải tham gia ISO, HACCP.

- Vấn đề thứ ba là cương quyết không cấp đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp không đạt chuẩn về thiết bị nhà xưởng, vệ sinh công nghiệp và không có vùng nguyên liệu. Xác định cơ cấu sản phẩm gắn với công nghệ. Ví dụ có thể xây dựng các dây chuyền sản xuất lưỡng hệ theo công nghệ Othodox làm cả chè đen và xanh tương thích với đầu hoặc cuối vụ.

- Vấn đề thứ tư là tăng cường kiểm tra chất lượng điều hành, đặc biệt thành lập các trung tâm giám sát, kiểm tra chất lượng chè Thái Nguyên, phối hợp với những ngành hữu quan đặc biệt là hải quan không cho thông quan các sản phẩm không đạt chất lượng và công bố danh tính các doanh nghiệp làm bừa làm ẩu trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Vấn đề thứ năm là cơ giới hóa nông nghiệp, phối hợp hành động giám sát chất lượng để áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo sản phẩm ổn định như quy định của Bộ chủ quản, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp, Hiệp hội chè tỉnh Thái Nguyên, Hiệp hội chè Việt Nam và các địa phương trong tỉnh.

- Vấn đề thứ sáu là phát triển đa dạng chủng loại, mẫu mã sản phẩm phù hợp thị hiếu của khách hàng.

3.3.3. Khoa học công nghệ

- Gắn sản xuất với đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, đi vào một số lĩnh vực còn khiếm khuyết như sinh hóa chế biến; bảo vệ thực vật; phát triển quỹ gen bằng các phương pháp tiên tiến như cấy mô; cơ giới hóa nông nghiệp; chế tạo các dây chuyền công nghệ vừa và nhỏ tương thích với quy mô hộ, liên hộ…

- Nghiên cứu ứng dụng tạo ra những sản phẩm mới hoặc có giá trị gia tăng cao như những nghiên cứu đa dạng hóa bao bì, vật liệu, thẩm mỹ và mỹ thuật công nghiệp; chiết xuất tanin, pectin, catechin, cafein, felanol… để làm dược liệu mỹ phẩm; sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ chè: bánh kẹo chè, bỏng chè, kem đánh răng chiết xuất trà xanh…

- Đầu tư thêm việc vào việc nghiên cứu khoa học quản lý ngành chè. - Phối hợp với các bên nghiên cứu tương thích tiến hành điều tra xã hội học về nhu cầu tiêu thụ chè Thái Nguyên.

3.3.4. Xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm

- Nghiên cứu chiến lược về nhu cầu tiêu thụ chè thế giới để định hướng cho nhà sản xuất về chiến lược và cơ cấu sản phẩm, đặc biệt như vấn đề tăng tỷ trọng sản xuất chè xanh và các loại chè bổ dưỡng cho sức khỏe phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng châu Âu, châu Mỹ.

- Công tác xúc tiến thương mại cần nhằm vào những thị trường và những người tiêu dùng truyền thống, song song với việc tìm kiếm những bạn hàng mới, tham gia các hội chợ thương mại, triển lãm trong nước và quốc tế.

- Tiến hành những chiến dịch quảng bá thương hiệu lớn và đưa vào cơ cấu giá thành.

- Tích hợp những yếu tố của văn hóa chè Thái Nguyên để quảng bá rộng rãi trên toàn quốc và trên thế giới, tăng thêm động năng cho nhu cầu tiêu thụ. Kết hợp du lịch sinh thái với du lịch văn hóa vùng chè.

- Phối hợp với các tổ chức lữ hành du lịch, khách sạn lớn, các điểm du lịch thu hút đông khách để quảng bá sản phẩm chè sạch Thái Nguyên, đăng ký với các hãng hàng không đưa sản phẩm chè cao cấp vào bán tại phòng chờ và phục vụ khách trên các chuyến bay.

- Đào tạo cán bộ về xúc tiến thương mại và thương hiệu chuyên nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chè.

- Phát triển các hình thức buôn bán quá độ như sàn giao dịch thứ cấp, chợ chè và trung tâm thương mại.

- Tổ chức những ngày hội tôn vinh chè Thái Nguyên, những hội chợ triển lãm mang tầm quốc gia như: “Lễ hội trà Thái Nguyên 2007”, “Lễ hội chè xuân Tân Cương 2008”, Hội chợ triển lãm “Tôn vinh thương hiệu Việt lần thứ nhất tại Thái Nguyên”, “Ngày hội chè Thái Nguyên 2009”, “Hương sắc trà xuân – vùng chè đặc sản Tân Cương 2010”…

3.3.5. Đào tạo nguồn nhân lực

- Đào tạo cán bộ đầu ngành về khoa học công nghệ quản lý và kinh tế bậc cao.

- Đào tạo công nhân lành nghề và nông dân giỏi. Ngoài các phương pháp đào tạo tại chỗ, đào tạo từ xa, cần chú ý các phương pháp năng động, nhanh như tập huấn kỹ thuật, tập huấn đầu bờ, thi chất lượng…, phục hồi các cuộc thi hái chè, sao chè…

- Đào tạo cán bộ thử nếm, cán bộ đi ca…

3.3.6. Thông tin và truyền thông

- Xây dựng website chè Thái Nguyên, kết nối với website chè Việt và hệ thống thông tin quốc gia. Cập nhật thông tin và cung cấp thông tin theo nhu cầu, đặc biệt là những thông tin về giá cả và những phương thức buôn bán hiện đại.

- Đào tạo cán bộ truyền thông, góp phần đưa tiến bộ khoa học công nghệ và kinh tế đến các nhà quản lý và người lao động.

- Phát hành các bản tin, tài liệu, sách về chè Thái Nguyên, liên kết với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Đài truyền hình Việt Nam sản xuất và phát các đoạn phim quảng cáo, phim tài liệu về đặc sản chè Thái Nguyên.

KẾT LUẬN

1. Việt Nam là một trong năm vùng nguyên sản của cây chè trên thế giới và cũng là một nước sản xuất chè xanh lớn, mỗi năm cung cấp cho thị trường quốc tế hàng chục nghìn tấn trà. Chè ở Việt Nam được trồng tập trung ở trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn. Kể từ khi cây chè được trồng và chế biến thành đồ uống, tục uống trà ở Việt Nam đã dần hình thành và từng bước được nâng lên thành một nghệ thuật.

Văn hóa trà Việt truyền thống gồm hai dòng rõ rệt: văn hóa chè tươi và văn hóa trà Tàu (trà khô sợi rời). Chè tươi là thức uống giải khát dân dã, bình dị của những người dân lao động, mang đậm dấu ấn cộng đồng làng xã của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Trà Tàu có nguồn gốc từ Trung Quốc, phổ biến trong giới quý tộc thượng lưu, trung lưu và nho sĩ. Sang thế kỷ XX, dưới tác động của chính sách mở cửa, văn hóa trà hòa tan, trà túi lọc Âu – Mỹ, văn hóa Trà đạo Nhật Bản đã du nhập vào Việt Nam và có ít nhiều ảnh hưởng đến văn hóa trà dân tộc. Đồng thời, ở Việt Nam cũng xuất hiện nhiều loại trà nội địa có chất lượng tốt như trà mạn, trà Shan tuyết, trà B’lao…

2. Trong văn hóa trà Việt, chè Thái thuộc dòng trà khô bản địa, ra đời muộn song lại sớm nổi tiếng và chiếm giữ vị thế cao, nhất là đối với giới ẩm trà miền Bắc. Bản thân chè Thái đã là văn hóa bởi nó là sản phẩm của cả một quá trình lao động, sản xuất của con người nhằm phục vụ cho những mục đích, những nhu cầu nhất định. Thông qua cách pha chế và thưởng thức của người ẩm trà, văn hóa chè Thái càng được khẳng định.

Sản phẩm trà Thái Nguyên còn được gọi là trà móc câu sao suốt, hình thái xoắn chắc, tròn cánh, dạng cong như móc câu, màu mốc cau đặc trưng, khi pha cho nước màu xanh vàng trong sáng, sánh, vị chát dịu đượm, hậu ngọt

và phảng phất hương thơm. Chất lượng chè Thái có được một phần là nhờ thổ nhưỡng, khí hậu của tỉnh phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây chè, mặt khác phụ thuộc nhiều vào trình độ canh tác và chế biến chè của người dân địa phương. Chè Thái rất được ưa chuộng và từng được lưu truyền là sản vật để tiến vua.

So với các loại trà khô Việt Nam khác như chè vàng, chè Shan tuyết ở Hà Giang, Yên Bái, chè Phú Thọ, Tuyên Quang, Lâm Đồng…, trà Thái Nguyên có lợi thế về danh tiếng, khả năng cung ứng lượng hàng hóa lớn và giá thành sản phẩm, chính vì thế chè Thái có mặt ở khắp mọi nơi trong Nam ngoài Bắc, từ nhà riêng, công sở cho đến những quán cóc, hàng nước, hiên trà… Chè Thái trở nên gần gũi, quen thuộc với mọi người dân. Trong nghi thức giao tiếp mời trà – một ứng xử văn hóa phổ quát của người Việt, chè Thái giữ vai trò chủ đạo bởi hương vị độc đáo và sự tiện lợi trong pha chế.

Cùng với sự gìn giữ và phát huy vị thế văn hóa vốn có, các nhà nghiên cứu cho rằng trong tương lai, chè Thái, đặc biệt là chè Tân Cương hoàn toàn có thể sánh vai cùng các danh trà trên thế giới.

3. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng chè trung du Bắc Bộ, có điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi cho việc phát triển cây chè, ngành chè. Chè được trồng và đưa vào sản xuất ở Tân Cương từ những năm 1920 – 1922 và đến nay đã trở thành cây công nghiệp quan trọng của tỉnh nhà. Ngành chè được xác định là ngành mũi nhọn trong nền kinh tế, hàng năm đã đóng góp tỷ trọng lớn vào tổng thu ngân sách của tỉnh.

Giống chè chủ yếu ở Thái Nguyên là giống Trung Du lá vàng, trồng bằng phương pháp gieo hạt, ngoài ra còn có các giống LDP1, PH1… và các giống nhập nội như Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, Bát Tiên, Thúy Ngọc… Sản phẩm chè xanh chiếm hơn 70% tổng lượng chè sản xuất của cả tỉnh. Thị

trường tiêu thụ chính của chè Thái là thị trường nội địa, sản lượng chè xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 30%.

Những năm gần đây, cây chè đã đem lại nhiều lợi nhuận về kinh tế cho nông dân trồng chè và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh. Sự đa dạng hóa về sản phẩm, bao bì, mẫu mã, chất lượng và giá cả chè đã làm tăng sức cạnh tranh của chè Thái. Bên cạnh lượng chè lớn phục vụ nội tiêu, Thái Nguyên còn xuất khẩu được hàng nghìn tấn chè mỗi năm đi các nước Pakixtan, Trung Quốc, Hoa Kỳ...

Từ các kết quả của việc khảo sát chè Thái trong văn hóa trà Việt và nền kinh tế chè Việt Nam, chúng tôi một lần nữa khẳng định vị thế văn hóa và tiềm năng kinh tế của loại đặc sản này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái A, Thái Nguyên có một vùng trà, Tinnhanhvietnam.net.

2. Đào Duy Anh (1961), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb. Bốn

phương.

3. Nguyễn Duy Chính, Trà Tàu và ấm Nghi Hưng, Dactrung.net.

4. Phạm Ngọc Chuẩn, Giọt xuân, Baothainguyen.org.vn.

5. Cục Thống kê Thái Nguyên (2008), Niên giám thống kê tỉnh Thái

Nguyên năm 2007, Nxb. Thống kê.

6. Lê Quý Đôn (1773), Vân Đài loại ngữ, Nxb. Văn hóa, 1962.

7. Hiệp hội chè Việt Nam (2006), Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ II, (12 /

2006)

8. Hiệp hội chè Việt Nam (2009), Cẩm nang chè Việt.

9. Duy Hiệu, Thấy gì sau hai năm đặc sản chè Thái Nguyên được bảo

hộ thương hiệu, Vietlinh.vn

10.Nguyễn Trọng Huấn, “Chè Thái Nguyên”, tạp chí Doanh nhân Sài

Gòn cuối tuần.

11. KS. Dương Xuân Lâm, PGS.TS Dương Văn Sơn (2008), Doanh

nghiệp chè tỉnh Thái Nguyên: Thực trạng, cơ hội và thách thức.

12. Bạch Liễu, “Thái Nguyên: Tìm sự khác biệt cho trà”, Sài Gòn giải

phóng số ra ngày 17 / 02 / 2010.

13. Chu Viết Luân (chủ biên) (2005), Thái Nguyên, Thế và lực mới

trong thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị Quốc gia.

14. Hoàng Mạnh, Tâm tĩnh với chén trà Tân Cương,

Vdcnews.socbay.com

15. Mạnh Thị Thanh Nga (2001), “Nguồn gốc của tục uống trà và sự du

16. Vương Tùng Nhân (2004), Trà – Văn hóa đặc sắc Trung Hoa

(Đông A Sáng dịch), Nxb. Văn hóa – Thông tin.

17. Nhóm chuyên gia ngành hàng (2007), Hồ sơ ngành hàng chè.

18. Trần Nhung, Bay lên hương sắc Tân Cương, Baothainguyen.org.vn.

19. Đỗ Ngọc Quỹ (2003), “Bản sắc văn hóa chè Việt Nam”, tạp chí

Xưa và Nay số 140 (5 / 2003).

20. Đỗ Ngọc Quỹ (2003), Cây chè – sản xuất – chế biến – tiêu thụ,

Nxb. Viện IRUEK.

21. Đỗ Ngọc Quỹ, Phân biệt trà xanh và trà Ô Long Trung Quốc,

Traviet.info.

22. Đỗ Ngọc Quỹ, Tường thuật hành trình đi tìm ông tổ chè Tân

Cương, Traviet.info.

23. Đỗ Ngọc Quỹ, Đỗ Thị Ngọc Oanh (2008), Khoa học văn hóa trà

thế giới và Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.

24. Đỗ Thu Quỳnh (2009), “Trà Tân Cương”, Bản tin Sở Văn hóa

thông tin tỉnh Thái Nguyên, số 7 + 8 / 2009.

25. Vương Hồng Sển (1993), Khảo về đồ sứ men lam Huế, Nxb. Thành

phố Hồ Chí Minh.

26. Sở Công thương Thái Nguyên (2009), Tài liệu tham luận hội nghị

tọa đàm và trao đổi thông tin về sản xuất, chế biến và kinh doanh chè Thái Nguyên.

27. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên (2009), Kế hoạch thực hiện đề

án phát triển chè tỉnh Thái Nguyên năm 2009.

28. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên (2009), Quyết định 461 / QĐ

– UBND.

29. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Nguyên (2009), Báo

30. Hoàng Anh Sướng, “Đắng đót… Tân Cương”, Hiên trà Trường Xuân, Hà Nội.

31. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb.

Thành phố Hồ Chí Minh.

32. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục.

33. Tổng công ty chè Việt Nam (1997), Văn hóa trà Việt Nam.

34. Hoàng Thu Trang, Đặc trưng của nghệ thuật thưởng trà, chè ở

Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

35. Trung tâm Từ điển học (Vietlex) (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb.

Đà Nẵng.

36. Trần Quốc Vượng (2000), “Văn hóa chè – đôi nét phác họa”, tạp

chí Tia sáng, 1 / 2000. 37. www.agroviet.gov.vn 38. www.fao.org 39. www.faostat.fao.org 40. www.fas.usda.gov 41. www.mot.gov.vn 42. www.worldbank.org

PHỤ LỤC

Một số hình ảnh về chè Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Chè thái vị thế văn hoá và tiềm năng kinh tế (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)