Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Chè thái vị thế văn hoá và tiềm năng kinh tế (Trang 46)

7. Bố cục của khóa luận

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thái Nguyên có diện tích đất tự nhiên không lớn (3.541,1 km2), chỉ chiếm 1,13% diện tích cả nước. Phía bắc, Thái Nguyên giáp tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp hai tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp Lạng Sơn, Bắc Giang, phía nam giáp thủ đô Hà Nội. Tỉnh là một trong những địa phương có nhiều điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sự phát triển của cây chè, ngành chè.

Về mặt địa hình, Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng bắc – nam, thấp dần xuống phía nam và chấm dứt ở Đèo Khế. Cấu trúc vùng núi phía bắc chủ yếu là đá phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động, thung lũng nhỏ. Phía tây nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam. Ngoài hai dãy núi kể trên, tỉnh còn có dãy Ngân Sơn và Bắc Sơn. Địa hình không quá phức tạp so với các tỉnh khác trong vùng là một điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong quá trình phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, trong đó có cây chè nói riêng và phát triển kinh tế – xã hội nói chung.

Đất của tỉnh chủ yếu là đất feralit phân bố trên vùng đồi núi chia cắt mạnh, gồm các loại: đất phát triển trên phiến thạch sét biến chất (Định Hóa, Phú Lương, Đồng Hỷ); đất nâu đỏ (Đại Từ, Phú Lương); đất nâu đỏ trên phù sa cổ (Phổ Yên) và đất vàng nhạt phát triển trên đá cát (Đại Từ).

Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, nằm ở độ cao trên 200 m so với mực nước biển. Đất đồi chiếm 31,4%, chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết, phiến sét và một phần phù sa cổ. Ở một số vùng như Đại Từ, Phú Lương,

đất đồi có độ cao 150 – 200 m, độ dốc 5 – 20o, phù hợp cho sự sinh trưởng của cây công nghiệp (chè) và cây ăn quả lâu năm. Đất ruộng chỉ chiếm 12,4% và có sự phân hóa phức tạp. Điều đáng lưu ý là diện tích đất chưa sử dụng ở Thái Nguyên khá lớn, chiếm 22,18% diện tích đất tự nhiên, có khả năng phát triển lâm nghiệp, nhất là mô hình trang trại vườn rừng.

Khí hậu của Thái Nguyên chia làm bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Lượng mưa trung bình khoảng 2.000 mm / năm, cao nhất vào tháng 8 (400 mm) và thấp nhất vào tháng 1 (dưới 50 mm).

Do địa hình thấp dần từ vùng núi cao xuống vùng núi thấp, trung du, đồng bằng theo hướng bắc – nam nên khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành ba vùng rõ rệt: vùng lạnh nhiều (phía bắc huyện Võ Nhai); vùng lạnh vừa (các huyện Định Hóa, Phú Lương, phía nam Võ Nhai) và vùng ấm (các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên). Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9o C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2o C) là 13,7o C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng 1.300 đến 1.750 giờ, phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Đặc điểm khí hậu trên hoàn toàn phù hợp để cây chè sinh trưởng và cho năng suất cao.

Thái Nguyên có hai sông chính là sông Công và sông Cầu. Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình, có lưu vực 3.480 km2, bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), chảy theo hướng tây bắc – đông nam. Hệ thống thủy nông của sông Cầu (trong đó có đập dâng Thác Huống) đảm bảo nước tưới cho 24.000 ha lúa, hoa màu của các huyện Phú Bình (Thái Nguyên) và Hiệp Hòa, Tân Yên (Bắc Giang). Sông Công có lưu vực 951 km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (Định Hóa), chạy dọc theo chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng mưa lớn nhất của tỉnh. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ, tạo thành hồ Núi Cốc, có mặt nước rộng khoảng 25 km2, dung lượng 175 triệu m3 nước,

có tác dụng điều hòa dòng chảy và chủ động tưới tiêu nước cho hơn 10.000 ha lúa hai vụ, hoa màu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công.

Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều sông nhỏ thuộc hệ thống sông Kỳ Cùng và sông Lô. Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, trên các con sông chảy qua tỉnh có thể xây dựng nhiều công trình thủy điện kết hợp với thủy lợi quy mô nhỏ.

Một phần của tài liệu Chè thái vị thế văn hoá và tiềm năng kinh tế (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)