7. Kết cấu của luận văn
3.2. Sự khác biệt trong chính sách của Hoa Kỳ giữa hai khu vực Đông Bắ cÁ và
Sau Chiến tranh Lạnh, so với Đông Bắc Á, Đông Nam Á không có tầm quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là do xuất phát
90
từ lợi ích và mục tiêu của Mỹ. Việc xác định lợi ích quốc gia là căn cứ quan trọng để Mỹ hoạch định chính sách đối với khu vực Đông Á.
Vậy lợi ích của Mỹ ở Đông Nam Á là gì? Phải chăng ở Đông Nam Á Mỹ không có nhiều lợi ích nên khu vực này không có được vai trò quan trọng trong chính sách của Mỹ ở Đông Á? Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta cần xem xét lợi ích của Mỹ trên hai phương diện là an ninh và kinh tế - đây là hai lợi ích cơ bản của Mỹ ở Đông Nam Á.
Trước hết là về phương diện an ninh, Mỹ có ba mối quan tâm chính đối với khu vực: Một là, Đông Nam Á nằm trên những tuyến hàng hải quan trọng nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, nối Australia, New - Zealand với các nước Đông Bắc Á. Những tuyến đường này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với an ninh và thương mại quốc tế. Hơn 40% thương mại của Nhật Bản, Australia và ASEAN quá cảnh qua các eo biển trong khu vực. Con số này đối với Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc là hơn 25%. Nếu an ninh theo nghĩa rộng bao gồm cả những lĩnh vực như buôn bán ma túy và tội phạm xuyên quốc gia thì rõ ràng là Đông Nam Á đóng một vai trò đáng kể trong chiến lược an ninh Đông Á – Thái Bình Dương của Mỹ. Do tầm quan trọng của các tuyến hàng hải này, Mỹ đã đặt vấn đề với ba Indonesia, Malaysia và Singapore về khả năng hải quân Mỹ thực hiện tuần tiễu ở eo biển Malacca.
Hai là, Đông Nam Á đã trở thành “mặt trận thứ hai” trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Mỹ. Sau sự kiện 11/9/2001, Chính quyền Bush II đạt mục tiêu chống khủng bố vào trọng tâm chiến lược an ninh quốc gia. Ở phương diện tuyên truyền, chính quyền Bush II đã không ít lần đánh đồng chủ nghĩa khủng bố với Hồi giáo. Trên thực tế, Đông Nam Á là quê hương của hơn 250 triệu người Hồi giáo và tại đây người ta đã phát hiện ra những mối liên hệ giữa khủng bố bản địa với khủng bố quốc tế. Ngày 11/1/2002, Chính phủ Singapore tuyên bố đã bắt giữ 13 thành viên của nhóm Jemaah Islamiah (JI), một nhóm khủng bố có liên hệ với Al Qaeda và hoạt động bí mật tại ba nước Singapore, Indonesia, Malaysia. Chính nhóm JI cũng đã từng tổ chức các cuộc khủng bố nhằm vào các xe buýt chở quân nhân hải quân và tàu hải quân Mỹ quá cảnh ở Singapore. Sự kiện Bali ngày 12/10/2002 đối với người Indonesia cũng tương tự như ngày 11/9/2001 đối với Mỹ. Trong bối cảnh đó, việc Mỹ đánh giá cao hơn tầm quan trọng về an ninh của Đông Nam Á là điều dễ hiểu.
91
Ba là, Đông Nam Á là địa bàn tranh chấp ảnh hưởng quan trọng giữa các cường quốc. Đông Nam Á đã từng là chiến tuyến đối đầu Đông – Tây giữa các cường quốc thời Chiến tranh Lạnh. Sự chấm dứt của trật tự hai cực và rút lui của các cường quốc khỏi khu vực Đông Nam Á không hẳn đã tác động tích cực lên an ninh khu vực. Trong khi đó, Trung Quốc đang ngày càng nổi lên như một cường quốc khu vực toàn diện. Sự trỗi dậy của Trung Quốc về mọi mặt đã tạo lên những thách thức tiềm tàng đối với Mỹ. Không ít các nhóm trong nội nước Mỹ đã phổ biến quan điểm “mối đe dọa Trung Quốc”. Các quốc gia, theo gợi ý của thuyết hiện thực mới, không chỉ tìm cách mưu cầu quyền lực mà còn tăng cường ảnh hưởng. Vị trí gần gũi của Đông Nam Á đối với Trung Quốc thúc đẩy những tính toán của Trung Quốc trong việc gia tăng ảnh hưởng tại khu vực. Với tư cách là siêu cường duy nhất trên thế giới, Mỹ không thể bỏ qua thực tế này.
Tuy nhiên, những lợi ích an ninh trên chưa phải là sống còn đối với Mỹ. Stephen M. Walt, sau khi phân tích ba phương án lựa chọn trong chính sách đối ngoại Mỹ là bá quyền toàn cầu, dính líu chọn lọc và cân bằng từ xa, đã cho rằng lựa chọn cuối cùng là lý tưởng nhất vì Mỹ chỉ phải tập trung vào những khu vực trọng yếu, còn ở những khu vực khác Mỹ sẽ gián tiếp dựa vào vai trò của các nước đồng minh khu vực. Thứ nhất, mặc dù tuyến hàng hải chạy qua Đông Nam Á quan trọng nhưng không liên quan trực tiếp và với quy mô lớn đến lợi ích của Mỹ. Trong khi hơn 90% lượng dầu lửa nhập khẩu của Nhật Bản và khoảng 80% của Trung Quốc phải đi qua các eo biển ở Đông Nam Á thì chỉ có chưa đầy 4% trao đổi thương mại của Mỹ được thực hiện qua các eo biển ở khu vực này. Các mối quan tâm về an ninh của Mỹ ở Đông Á chủ yếu nằm ở Đông Bắc Á, nơi bao gồm những đồng minh và đối thủ quan trọng nhất của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương. An ninh Đông Bắc Á càng trở lên quan trọng hơn với hai trong số ba điểm nóng chính ở Đông Á là bán đảo Triều Tiên và eo biển Đài Loan. Chỉ riêng vấn đề Triều Tiên cũng đòi hỏi một mô hình an ninh chung giữa các diễn viên chính tại Đông Bắc Á và Mỹ. Có lẽ một phần vì phải tập trung nhiều vào Đông Bắc Á như vậy, nên trong một thời gian dài, Mỹ đã tiếp tục duy trì lập trường trung lập trong tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.
Thứ hai, mặc dù là “mặt trận thứ hai” trong cuộc chiến chống khủng bố, Đông Nam Á chưa thể so sánh tầm quan trọng so với Trung Đông hay thậm chí Trung Á. Hơn
92
nữa, nhìn chung Hồi giáo ở Đông Nam Á được đánh giá là có tư tưởng ôn hòa. Những chính phủ ở Đông Nam Á nơi có người Hồi giáo sinh sống, khác với chế độ Taliban trước đây, không hậu thuẫn cho các lực lượng khủng bố. Thậm chí các chính phủ này, tiêu biểu là Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippin còn hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong việc diệt trừ các băng nhóm khủng bố trong khu vực.
Thứ ba, trong những nguồn gốc chính có thể gây nên tình trạng mất ổn định trong quan hệ Mỹ - Trung, các nhà nghiên cứu hầu như không đề cập đến Đông Nam Á. Các vấn đề chính đó thường gồm Đài Loan, ý đồ chiến lược toàn cầu (ví dụ giữa đơn cực và đa cực), ý thức hệ, chính trị nội bộ và cọ xát kinh tế. Có thể nói, trong ngắn hạn hoặc thậm chí là trung hạn, Đông Nam Á chưa thể trở thành địa bàn tranh giành ảnh hưởng một mất một còn giữa Mỹ và Trung Quốc. Và theo như nhận xét của Robert Ross thì “Mỹ đã gây ảnh hưởng tốt ở Đông Nam Á hải đảo trong khi ưu thế đã thuộc về Trung Quốc trên Đông Nam Á lục địa”[103, tr. 84-86]. Sự phân chia khu vực ảnh hưởng này có thể đã tạo nên một sự ổn định tương đối.
Về phương diện kinh tế, với thị trường hơn 500 triệu dân, Đông Nam Á cũng là một đối tác đáng kể đối với Mỹ. Năm 2003, kim ngạch thương mại song phương giữa Mỹ và Đông Nam Á đứng thứ năm trên thế giới trong số các đối tác có quan hệ buôn bán với Mỹ, sau Canada, Mexico, Nhật Bản và EU. Về hàng xuất khẩu, các nước Đông Nam Á là đối tác lớn thứ ba của Mỹ, số vốn đầu tư của Mỹ ở Đông Nam Á lớn hơn ở Trung Quốc. Mặc dù vậy, so với ĐBA, ĐNA không phải là địa bàn giữ vị trí quan trọng trong chính sách của Mỹ về hợp tác kinh tế. Tại ĐBA, quan hệ thương mại giữa Mỹ với các đồng minh như Nhật Bản và Hàn Quốc và với cả đối thủ Trung Quốc là rất lớn.
Tóm lại, có thể nói, xét cả về phương diện an ninh và kinh tế - hai trụ cột chính trong chính sách của Mỹ ở Đông Á thì ĐNA đều không chiếm được vị trí quan trọng trong chính sách của Mỹ ở khu vực này.