0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Chính sách đối ngoại của chính quyền B.Clinton

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ Ở KHU VỰC ĐÔNG Á THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI (Trang 45 -45 )

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Chính sách đối ngoại của chính quyền B.Clinton

Sau Chiến tranh Lạnh, nước Mỹ đứng trước những cơ hội và thách thức đan xen nhau. Môi trường quốc tế về cơ bản thuận lợi cho việc thực hiện mưu đồ bá chủ của Mỹ. Nước Nga đang trong thời kỳ chuyển đổi đầy khó khăn. Các trung tâm kinh tế Nhật Bản, Tây Âu tuy mạnh nhưng chưa đủ tiềm lực tổng hợp thách thức vị trí siêu cường của Mỹ. Bên cạnh đó, sự tan rã của Liên Xô và hệ thống XHCN là cơ hội to lớn để Mỹ truyền bá mô hình kinh tế thị trường và dân chủ nhân quyền kiểu phương Tây ra toàn thế giới. Tuy

44

nhiên, Mỹ lại phải đối phó với những khó khăn xuất phát từ ngay trong lòng nước Mỹ. Về kinh tế, cuộc chạy đua vũ trang tốn kém trong thập kỷ 80 làm cho nền kinh tế Mỹ suy giảm nghiêm trọng. Tốc độ tăng trưởng GDP giảm liên tục, sức cạnh tranh giảm sút, nợ liên bang trầm trọng, thâm hụt cán cân buôn bán và ngân sách lên mức báo động, mức sống của người dân ít được cải thiện… Về chính trị, trong giới lãnh đạo Mỹ cũng như công chúng Mỹ, cuộc đấu tranh giữa hai trường phái “biệt lập” và “quốc tế” chưa chấm dứt phản ánh sự chưa thống nhất trong nhận thức về vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ, đây là một khó khăn đối với việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ trong thời kỳ mới. Ngoài ra, Mỹ còn phải đối phó với những thách thức trong môi trường quốc tế, đó là sự vươn lên của các trung tâm quyền lực, xu hướng ly tâm trong các nước đồng minh của Mỹ, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống…

Trước những khó khăn thách thức như vậy, chính quyền Clinton vẫn phải tiếp tục theo đuổi mục tiêu chiến lược bao trùm là duy trì sự lãnh đạo của Mỹ đối với thế giới. Những quyền lợi to lớn và quan tâm chiến lược sâu sắc ở hầu khắp mọi nơi trên thế giới do các chính quyền Mỹ gây dựng từ sau chiến tranh thế giới thứ hai không cho phép bất kỳ một tổng thống nào có thể từ bỏ để tập trung củng cố nội bộ theo “chủ nghĩa biệt lập”. Chính vì thế, trong tuyên bố nhậm chức ngày 20/1/1993, Tổng thống B.Clinton tuyên bố: “Mỹ vẫn có trách nhiệm trên thế giới…Dân tộc chúng ta (Mỹ) sẵn sàng lãnh đạo một thế giới đang bị thách thức ở khắp mọi nơi”. Để đạt được mục tiêu “lãnh đạo thế giới”, các nhà hoạch định chiến lược Mỹ đưa ra chiến lược toàn cầu mới “Can dự và mở rộng” dựa trên mở rộng cộng đồng các nền dân chủ theo kinh tế thị trường đồng thời răn đe, ngăn chặn các hiểm họa đối với Mỹ và đồng minh của Mỹ với ba trụ cột chính là: Bảo vệ vững chắc an ninh của Mỹ bằng một lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu cao; Hỗ trợ cho sự hồi sinh kinh tế của Mỹ; Thúc đẩy dân chủ, nhân quyền ở nước ngoài [19, tr.11]. Trên cơ sở đó, khi tập trung vào các mối đe dọa mới và các cơ hội mới, mục tiêu chính của Mỹ là : “Tăng cường an ninh của Mỹ qua việc duy trì tiềm lực phòng thủ mạnh và thúc đẩy các biện pháp thúc đẩy hợp tác an ninh, khuyến khích sự thịnh vượng kinh tế của Mỹ qua việc mở rộng thị trường nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu; thúc đẩy dân chủ ở nước ngoài” [5, tr.12]. Để thực hiện các mục tiêu này,

45

chính quyền Clinton chủ trương xây dựng một chính sách đối ngoại gồm ba nội dung chính:

Thứ nhất, khôi phục sức mạnh kinh tế Mỹ thông qua đẩy mạnh kinh tế đối ngoại, tự do hóa thương mại toàn cầu nhằm đảm bảo an ninh kinh tế, trên cơ sở đó hỗ trợ cho chiến lược quân sự quốc phòng, bảo vệ vững chắc vị trí bá quyền của Mỹ. Việc giành lại vị thế lãnh đạo kinh tế trong nền kinh tế thế giới được chính quyền Clinton coi là ưu tiên và lợi ích quốc gia sống còn của Mỹ trong giai đoạn mới. Quyết tâm đó được Tổng thống Bill Clinton khẳng định trong tuyên bố nhậm chức ngày 20/1/1993: “Tôi sẽ tập trung vào kinh tế như một chùm lase”. Theo đó, kinh tế trở thành ưu tiên hàng đầu trong các lĩnh vực trong đó có quan hệ đối ngoại: “Lợi ích kinh tế phải là trọng tâm chủ yếu của chính sách đối ngoại Mỹ” [6, tr.16] và: “trên mặt trận kinh tế, chắc chắn với sự kết thúc của chiến tranh lạnh, hoạt động kinh tế do sự phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn và sự thu hẹp lại của khoảng cách về thông tin liên lạc về thông tin liên lạc ngày càng trở lên quan trọng trong trong chính sách đối ngoại của chúng ta” [5, tr.25]. Xuất phát điểm của chính sách phục hồi kinh tế của chính quyền Clinton là kinh tế đối ngoại gắn liền với kinh tế trong nước và do đó, cùng với các chính sách kinh tế trong nước, chính quyền Clinton kiên trì theo đuổi tự do hóa thương mại, coi đây là biện pháp chiến lược quan trọng nhất và là động lực chính của chính sách kinh tế đối ngoại Mỹ. Với các nước đang phát triển, Mỹ khuyến khích xu hướng kinh tế thị trường, thúc đẩy tự do thương mại và đầu tư, tự do cạnh tranh, mở cửa cho hàng hóa Mỹ thâm nhập…

Thứ hai, xây dựng lực lượng quốc phòng vững mạnh làm công cụ khống chế các nước đồng minh cũng đồng thời là đối thủ, khống chế các khu vực và đủ khả năng đối phó với các mối đe dọa khác về an ninh trên thế giới. Tổng thống Bill Clinton khẳng định: “Sức mạnh kinh tế và quân sự của chúng ta, cũng như sức mạnh tư tưởng của chúng ta làm cho các nhà ngoại giao giữ vị trí hàng đầu giữa những người ngang sức … nhưng dù sao thì lực lượng quân sự vẫn là yếu tố không thể thay thế được của sức mạnh cường quốc chúng ta. Kể cả khi chiến tranh lạnh đã hết, đất nước ta vẫn buộc phải duy trì các lực lượng quân sự có hiệu quả để ngăn chặn nguy cơ từ nhiều phía và khi cần thiết, chiến đấu và chiến thắng địch” [6, tr.10]. Để xây dựng lực lượng vũ trang mạnh,

46

Mỹ chú trọng phát triển kĩ thuật quân sự cao của cả vũ khí thông thường và hạt nhân. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo cho lực lượng quân sự có thể đối phó nhanh nhạy với những đe dọa tiềm tàng, phù hợp với khả năng thực tế của Mỹ, chính quyền Clinton chủ trương cơ cấu lại quân đội, thúc ép đồng minh gánh vác thêm chi phí đóng quân của Mỹ ở nước ngoài trong kế hoạch “chia sẻ trách nhiệm”; giải quyết các cuộc xung đột thông qua cơ chế đa phương có sự chỉ đạo của Mỹ…

Thứ ba,thúc đẩy dân chủ nhân quyền. Đây là một trong ba trụ cột trong chính sách đối ngoại của chính quyền Clinton và là một bộ phận cấu thành trong trật tự thế giới mới với sự lãnh đạo của Mỹ, do Mỹ dàn dựng. Khi chiêu bài chống chủ nghĩa cộng sản cũng như các biện pháp quân sự trực tiếp đã giảm hẳn tác dụng thì dân chủ nhân quyền là công cụ thích hợp hơn cả để Mỹ tập hợp lực lượng. Đồng thời, thông qua quá trình này, Mỹ muốn áp đặt các giá trị Mỹ đối với các dân tộc khác. Trong thời gian cầm quyền, Clinton đã tìm nhiều cách để thúc đẩy dân chủ nhân quyền ở các nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Trung Quốc (ở Đông Bắc Á), Việt Nam, Myanmar, Lào (ở Đông Nam Á), đồng thời tác động vào các nước XHCN còn lại. Những biện pháp chính quyền Clinton đã áp dụng là Bộ Ngoại giao Mỹ nghiên cứu và viết báo cáo về tình trạng nhân quyền trên thế giới để gửi Quốc hội, thông qua các Hội nghị nhân quyền quốc tế, các cơ chế đa phương để tác động vào những nước mà Mỹ cho là “vi phạm nhân quyền”. Ngoài ra, Mỹ còn sử dụng các biện pháp kinh tế như gắn vấn đề dân chủ nhân quyền với ưu đãi thương mại, Quy chế Tối huệ quốc, thậm chí cấm vận, cô lập chính trị… Tuy nhiên, chính quyền Clinton cũng chủ trương không đặt ra yêu cầu đạt được mục tiêu dân chủ nhân quyền bằng bất cứ giá nào trong quan hệ với các nước, không để vấn đề này ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế và an ninh của Mỹ.

Tóm lại, nhằm xây dựng sức mạnh một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, quân sự, chính trị tư tưởng, chiến lược đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh lạnh tập trung vào ba nội dung chính: an ninh kinh tế, an ninh quân sự và thúc đẩy dân chủ nhân quyền. Đảm bảo lợi ích kinh tế được coi là ưu tiên cao nhất của chính quyền Clinton nhưng sức mạnh quân sự vẫn được chú trọng và lần đầu tiên, dân chủ nhân quyền được nâng lên thành một trụ cột bên cạnh hai nội dung truyền thống là kinh tế và quân sự. Có thể nói, cơ sở tư tưởng của chính sách đối ngoại của Clinton là sự kết hợp giữa chủ nghĩa

47

tự do và chủ nghĩa hiện thực, hay nói cách khác, đó là “ chủ nghĩa hiện thực dân chủ” theo cách gọi của Clinton.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ Ở KHU VỰC ĐÔNG Á THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI (Trang 45 -45 )

×