7. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Sự xem trọng về chính trị an ninh hơn kinh tế, thương mại trong chính sách đố
sách đối ngoại của Mỹ ở Đông Nam Á
Trong chính sách của Mỹ ở ĐNA thập niên đầu thế kỷ XXI, Mỹ đã triển khai theo 3 trụ cột chính đó là: chính trị - an ninh, kinh tế - thương mại và thúc đẩy dân chủ, nhân quyền. Tuy nhiên, trong việc triển khai 2 trụ cột chính trị - an ninh và kinh tế - thương mại, Mỹ thường lấy chính trị - an ninh làm động cơ cho các hoạt động kinh tế - thương mại [103, tr.89]. Trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống G.W.Bush, do ưu tiên chống khủng bố, Mỹ mới có sự tăng cường rõ rệt hơn trong quan hệ kinh tế với các nước ĐNA. Sau chuyến thăm của Tổng thống Arroyo sang Washington tháng 11/20101, Mỹ đã cam kết viện trợ cho Philipines khoản tiền 100 triệu USD. Sau đó, Mỹ cũng tiến hành thương lượng và đạt được một Hiệp định Thương mại Tự do (AFTA) với Singapore và một hiệp định tương tự với Thailand. Tháng 10/2002, Tổng thống Bush cũng đề xuất Sáng kiến Kinh doanh ASEAN (EAI), tạo cơ sở cho khu vực mậu dịch tự do (AFTA)[99]. Những hoạt động của Mỹ tại khu vực cho thấy Mỹ luôn quan tâm tới ARF hơn AFTA. An ninh hóa các mối quan tâm tới khu vực còn diễn ra ngay ở cả APEC [78, tr.67], như thể hiện
72
tại Hội nghị thượng đỉnh của tổ chức này ở Chilê tháng 11/2004 (xem tại trang web của Tổ chức APEC).
Việc xem trọng chính trị - an ninh hơn kinh tế - thương mại cũng được thể hiện rõ trong việc Mỹ triển khai chính sách chính trị - an ninh trong thực tế. Mỹ đã triển khai chính sách chính trị - an ninh cả trong khuôn khổ đa phương và trong các mối quan hệ song phương.
Trước hết, trong khuôn khổ đa phương: Ngày 1/8/2002, tại Brunei, Mỹ và ASEAN ký Tuyên bố chung về hợp tác chống khủng bố với mục tiêu là “ngăn ngừa, phá vỡ và chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế”. Để thực hiện mục tiêu này, Mỹ đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như viện trợ quân sự, đào tạo sĩ quan quân đội, tiến hành tập trận chống khủng bố với các nước thành viên ASEAN. Cho tới nay, Mỹ đã thiết lập được một loạt các mạng lưới an ninh song phương với Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Singapore và Brunei. Các mạng lưới này được gọi tắt là ETC (Exercice Team Chellenge), thông qua sử dụng ETC Mỹ đã tiến hành triển khai các cuộc tập trận chung hoặc phối hợp chống khủng bố với không chỉ các quốc gia ĐNA mà cả với các nước Australia, New Zealand. ETC đã thực sự trở thành cuộc tập trận chung do Mỹ đứng đầu bảo trợ tại châu Á nhằm nâng cao khả năng phối hợp hoạt động giữa các lực lượng quân sự có liên quan; kết nối các cuộc tập trận hoặc phối hợp giữa Bộ tư lệnh Mỹ tại CA – TBD với các lực lượng vũ trang của Australia, Philippine, Singapore và Thái Lan. Trong khuôn khổ hợp tác của ETC, các cuộc tập trận giữa quân đội Mỹ và quân đội các nước thường xuyên diễn ra như: CARAT (Cooperation Afloat Readiness and Training) – cuộc diễn tập lớn nhất, chủ yếu tập trung vào các khoa mục chiến đấu của hải quân, hoạt động đổ bộ và giám sát trên không; “Hổ mang vàng” (CG); “Banlikanta”, v.v… Ngoài các chương trình diễn tập quân sự, chính quyền Mỹ còn thuyết phục ASEAN mở rộng chức năng, vai trò, phạm vi hoạt động của Diễn đàn khu vực ARF và đề nghị thành lập “Trung tâm chống khủng bố quốc tế” đặt trụ sở tại Kuala Lumpur (Malaysia). Mỹ cũng đưa ra sáng kiến về Chương trình hợp tác hải quan chống khủng bố (CTPAT) và Sáng kiến an ninh vận tải contenair (CSI), theo đó Mỹ yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm tra an ninh mới đối với các tàu vận tải và contenair hàng xuất khẩu vào Mỹ xuất phát từ 20 cảng trên thế giới nhằm ngăn ngừa các tổ chức khủng bố lợi dụng đường vận chuyển
73
hàng hóa trên biển để xâm hại đến nước Mỹ và các quốc gia khác, trong đó Mỹ coi Singapore là “Cổng hoa tiêu” đầu tiên ở châu Á (The first Pilot in Asia). Hai chương trình này được Mỹ triển khai từ tháng 4/2002 và nhận được sự ủng hộ, hợp tác của các nước ĐNA. Tất cả các hoạt động đó chứng tỏ chống khủng bố đã trở thành công việc ưu tiên nhất trong quan hệ giữa Mỹ với các nước ĐNA, cũng là cái cớ lớn nhất và phương thức biểu hiện quan trọng để Mỹ trở lại khu vực này.
Trong các mối quan hệ song phương: Mỹ nối lại các hoạt động viện trợ và huấn luyện quân sự, trao đổi thông tin tình báo, đưa quân đến một số nước, tiến hành tập trận chung, nhất là các nước đồng minh truyền thống như Philippines, Thái Lan và Singapore, cho các nước này hưởng quy chế đồng minh ngoải NATO. Cụ thể là:
- Với Philippines: Năm 1999, Mỹ và Philippines đã ký “Thỏa thuận về các lực lượng viếng thăm” nhằm nối lại các cuộc tập trận chung với quy mô lớn, cho phép tàu chiến và sĩ quan của Mỹ được cập bến và nghỉ ngơi tại các cảng biển và đất liền của Philippines. Sau ngày 11/9/2001, hợp tác quân sự giữa hai nước ngày càng thắt chặt hơn. Năm 2002, Mỹ và Philippines ký tiếp “Hiệp định cùng nhau chi viện hậu cần”, theo đó, Mỹ được sử dụng tất cả các cơ sở quân sự như căn cứ không quân Clark, căn cứ hải quân Subic, lãnh hải và không phận của Philippines đề tiến hành chống khủng bố. Tổng hỗ trợ kinh tế và an ninh của Mỹ dành cho Philippines qua các năm là: năm 2002 là 119,25 triệu USD; năm 2003 là 150,45 triệu USD; năm 2004 là 94,24 triệu USD; năm 2005 là 126,95 triệu USD. Riêng viện trợ an ninh, từ 2001 đến 2006, Mỹ đã đổ gần 300 triệu USD cho các lực lượng vũ trang Philippines và phái hàng trăm chuyên gia, cố vấn Mỹ sang huấn luyện cho binh lính nước này. Tháng 10/2003, Mỹ tuyên bố cho Philipines được hưởng quy chế đồng minh chủ chốt của Mỹ ngoải NATO. Tháng 5/2006, Mỹ và Philippines ký hiệp định mới thành lập một ban chính thức để xác định và thảo luận khả năng tiến hành các cuộc tập trận chung Mỹ - Philipines về chống khủng bố và xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống khác [74, tr.1-6].
- Với Thái Lan: Nhờ sự giúp đỡ của Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA), ngay từ đầu năm 2001, Trung tâm chống khủng bố của Thái Lan (CTIC) đã được thành lập với mục tiêu nhằm tạo ra sự phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan an ninh Thái Lan. Trong năm
74
2002, CIA đã cung cấp cho CTIC một khoản tiền từ 10-15 triệu USD và nhờ sự hỗ trợ này, CTIC đã lần ra nơi ở của trùm khủng bố số một ĐNA Hambali, đồng thời bắt được một số thành viên quan trọng của mạng lưới Jemaah Islamiyah (JI). Chính nhờ những nỗ lực trong hợp tác chống khủng bố giữa Bangkok và Washington mà Thủ tướng Thacksin Shinawatra đã được Tổng thống W.G.Bush hết lời ca ngợi trong cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nước được tổ chức tại Washington hồi tháng 6/2003. Tại cuộc họp này, Tổng thống Mỹ W.G.Bush đã chính thức tuyên bố trao cho Thái Lan quy chế “đồng minh chủ chốt của Mỹ ngoài khối NATO”. Theo số liệu thống kê của Bộ ngoại giao Mỹ, số viện trợ an ninh của Mỹ dành cho Thái Lan trong 3 năm (từ 2002 đến 2004) đạt tới 21,25 triệu USD, chiếm khoảng 70% tổng viện trợ của Mỹ cho nước này.
- Với Singapore: Quan hệ Mỹ - Singapore được coi là một trong những mối quan hệ mạnh nhất trong khu vực. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, khi Mỹ rút khỏi hai căn cứ quân sự ở Philippines, Singapore đã cho phép các tàu chiến, máy bay chiến đấu của Mỹ được cập bến đất nước này. Sau sự kiện 11/9, Singapore đã cho lực lượng Mỹ tiếp cận các căn cứ không quân và hải quân, bắt giữ 31 kẻ tình nghi là khủng bố, phong tỏa các tài sản chính của bọn khủng bố, gia tăng bảo vệ cho tàu biển tại eo biển Malacca và là quốc gia châu Á đầu tiên triển khai sáng kiến contenair của Mỹ. Mỹ còn ký với Singapore hiệp định cho phép các nhân viên hải quan Mỹ được quyền khám xét các tàu chở hàng đi qua cảng biển Singapore. Tháng 10/2003, hai nước ký “Thỏa thuận khung về hợp tác đối tác chiến lược trong phòng thủ và an ninh”. Cũng từ thời điểm này, Singapore trở thành “đồng minh chiến lược của Mỹ ngoài khối NATO”
[18, tr.23].
- Với Indonesia: Indonesia có vai trò quan trọng đối với an ninh khu vực. “Thật khó tưởng tượng một ĐNA ổn định lại không có một Indonesia ổn định” [104, tr.12]. Indonesia là quốc gia có dân số Hồi giáo lớn nhất thế giới và là nước gánh chịu những nhiều thiệt hại nhất do các nhóm khủng bố ở ĐNA gây ra. Vấn đề Hồi giáo ở Indonesia cũng chính là nhân tố gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự hợp tác chống khủng bố giữa Indonesia và Mỹ. Do vậy, Mỹ đã thực thi một chính sách tương đối thận trọng với nước này. Mỹ không những cải thiện, nâng cao hơn nữa quan hệ với Indonesia mà còn muốn
75
nước này phục hồi vai trò lãnh đạo khu vực ASEAN để tạo điều kiện thuận lợi cho Mỹ tạo lập vị trí của mình trong khu vực ĐNA. Việc xây dựng quan hệ với một quốc gia Hồi giáo như vậy sẽ góp phần thúc đẩy các mối quan hệ chung của chính quyền Bush với các quốc gia Hồi giáo khác và khiến cho cuộc chiến chống khủng bố không trở thành “cuộc xung đột giữa các nền văn minh” [45, tr.157].
Như vậy, từ thực tế của việc triển khai chính sách của Mỹ ở ĐNA chúng ta thấy, Mỹ luôn xem trọng vấn đề chính trị - an ninh hơn kinh tế - thương mại trong quá trình triển khai chính sách của Mỹ ở khu vực này. Điều đó cho thấy vấn đề chống khủng bố