Tình hìn hở Đông Bắ cÁ

Một phần của tài liệu chính sách đối ngoại của hoa kỳ ở khu vực đông á thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Tình hìn hở Đông Bắ cÁ

1.2.1.1. Sự “trỗi dậy” của Trung Quốc và mối đe dọa đối với an ninh khu vực Đông Á

Sau hơn 30 năm cải cách mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn, tốc độ phát triển nhanh, thế và lực của Trung Quốc không ngừng tăng lên. Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc như một cường quốc chính trị, kinh tế thế

25

giới trong thập niên đầu thế kỷ 21 đang làm thay đổi nhanh chóng môi trường địa chính trị và trật tự châu Á, đặc biệt là Đông Á. Đánh giá về sự phát triển của Trung Quốc, Giáo sư John Ikenberry thuộc Đại học Princeton cho rằng: sự trỗi dậy của Trung Quốc đang tạo ra một sự dịch chuyển to lớn trong sự phân bổ sức mạnh toàn cầu, trong đó trật tự thế giới do phương Đông thống trị đang dần thay thế trật tự thế giới mang định hướng phương tây [96, tr.198]. Đồng thời với sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc, ảnh hưởng và quyền lực của nhiều nước lớn khác mà trước hết là Mỹ và Nhật Bản đang dần bị thu hẹp.

Trước hết là về kinh tế, từ chỗ chỉ chiếm khoàng 2% GDP toàn cầu và gần 17%

GDP của Mỹ vào năm 1992, đến năm 2008, GDP của Trung Quốc đã chiếm khoảng 6%

GDP toàn cầu và 30% GDP của Mỹ. Trong quý II năm 2010, GDP của Trung Quốc đã

vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nếu không có sự kiện bất thường xảy ra và tiếp tục duy trì được tốc độ phát triển cao trong thập niên tới thì kinh tế Trung Quốc, theo dự báo của Viện Goldman Sachs sẽ đạt tổng sản phẩm nội địa khoảng 13 nghìn tỷ USD vào năm 2020 và vượt Mỹ vào khoảng năm 2028. Cũng dự đoán về sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc, Viện Quan hệ quốc tế Pháp cho rằng, Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2050, chiếm tới 24% nền kinh tế toàn cầu, trong khi khu vực Bắc Mỹ (gồm Mỹ, Canada và Mexico) sẽ chỉ chiếm khoảng 23% [76]. Trong khi đó, GDP của Mỹ so với thế giới giảm từ 27% năm 2000 xuống còn khoảng 20% năm 2008. Tỷ lệ này có khả năng còn giảm sút hơn nữa do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra năm 2008 và hiện nay vẵn chưa khắc phục được. Tuy nhiên, hiện Mỹ vẫn chiếm ít nhất 1/5 GDP của thế giới, gấp hơn hai lần nước Nhật và hơn ba lần Trung Quốc, trong khi đó dân cư của nước Mỹ chỉ chiếm khoảng 4% của toàn cầu [43, tr.72].

Về thương mại và đầu tư, Trung Quốc từ chỗ chỉ đứng thứ 32 thế giới về ngoại thương vào năm 1978 với vài chục tỷ USD, thì đến năm 2008 đã trở thành cường quốc thương mại thứ ba thế giới, sau Mỹ và Đức với con số tăng lên tới 2600 tỷ USD. Từ năm 2007, Trung Quốc đã vượt Mỹ và trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Nhật Bản và Hàn Quốc và sánh vai ngang Mỹ trong buôn bán với Đông Nam Á. Chính bùng nổ và

26

thặng dư mậu dịch lớn làm cho Trung Quốc từ thập niên đầu của thế kỷ 21 trở thành nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, gấp đôi so với Nhật Bản với con số khoảng trên dưới 2000 tỷ USD vào năm 2008. Trong khi đó, Mỹ mặc dù vẫn duy trì là cường quốc thương mại đứng đầu thế giới, nhưng tỷ trọng so với tổng thể của thế giới có suy giảm do sự tăng nhanh thị phần của Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Nga và nhiều nước khác. Đồng thờitrong suốt thập niên đầu thế kỷ XXI, Mỹ luôn bị thâm hụt mậu dịch với mức 14 – 15 % năm. Và điều đáng lo ngại nhất là Mỹ đã trở thành con nợ nước ngoài lớn nhất thế giới với con số đến hàng nghìn tỷ USD, trong khi đó Trung Quốc lại trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới [43, tr.72 - 73]. Trong thương mại quốc tế, từ nửa sau thập niên đầu thế kỷ 21 trở đi Nhật Bản đã phải lùi bước trước Trung Quốc. Trong khoảng năm 2000 đến 2008, thương mại hai chiều của Nhật Bản chỉ đạt mức gần 22%, trong khi đó thương mại hai chiều của Trung Quốc đạt mức kỷ lục với con số gần 168%, gấp 6,5 lần của Mỹ và khoảng 8 lần của Nhật Bản (Xem bảng 1.1).

Bảng 1.1: Tổng giá trị kim ngạch thương mại Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc (giai đoạn 2000-2008)

Đơn vị: triệu đô la

Năm Mỹ Nhật Bản Trung Quốc Xuất Nhập Xuất Nhập Xuất Nhập 2000 998.022 1.356.312 530.018 460.871 249.212 225.097 2001 1.006.653 1.369.345 449.854 423.285 266.200 243.600 2002 975.940 1.397.675 460.601 408.960 232.642 295.302 2003 1.020.530 1.517.011 524.901 452.621 438.472 413.095 2004 1.157.250 1.769.341 636.096 542.016 593.647 560.811 2005 1.283.070 1.997.441 680.895 610.547 762.326 660.221 2006 1.445.703 2.204.225 733.413 670.155 969.143 791.654 2007 1.643.168 2.344.590 806.113 722.634 1.218.604 955.864 2008 1.826.596 2.522.532 889.281 871.501 1.428.513 1.133.125 (Nguồn:

Số liệu về thương mại của Mỹ: Trang web của U.S. Census Bureau: U.S. Bureau of Economics Analysis

27

Số liệu về thương mại của Trung Quốc: Trang web của US-China Business Council Số liệu về thương mại của Nhật Bản: Trang web của JETRO: Japan External Trade Organisation).

Về đầu tư nước ngoài, từ giữa những năm 90 của thế kỷ 20, nhất là bước vào thập niên đầu thế kỷ 21, Trung Quốc đã trở thành trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài đạt mức trên 20%, gấp đôi mức tăng GDP. Năm 2009, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nước thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Chính điều đó đã biến Trung Quốc thành “công xưởng của thế giới”, nơi sản xuất ra khoảng 1/7 hàng hóa trên thế giới và đóng góp tới 15% tăng trưởng của toàn cầu trong những năm gần đây. Từ nửa sau thập niên đầu thế kỷ 21, nhiều mặt hàng chiến lược của Trung Quốc đã vượt cả Mỹ, Nhật Bản và Nga, trong đó có sản lượng sắt thép, xi măng, xây dựng đường cao tốc, v.v…Cùng với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Trung Quốc cũng đang trở thành nhà đầu tư chính yếu của thế giới. Nếu dòng vốn ra FDI của Trung Quốc năm 2006-2007 chỉ bằng 5% so với Mỹ và 20% so với Nhật Bản, thì đến năm 2008 con số của Trung Quốc đã tăng lên tới 20% và 35% (Xem bảng 1.2), mặc dù tỷ trọng và quy mô đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc so với hai nước trên là còn nhỏ.

Bảng 1.2: Tổng vốn đầu tư FDI ra nước ngoài và tỷ phần Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc (giai đoạn 2000-2008)

Đơn vị: tỷ USD

Năm Mỹ Nhật Bản Trung Quốc Toàn cầu

2000 100,287 ( 9,2) 29,374 ( 2,6) 0,378 ( 0,03) 1,118.7 2001 144,105 ( 19,3) 22,423 ( 3,1) 1,038 ( 0,14) 746.2 2002 156,196 ( 26,5) 4,717 ( 0,8) 2,713 ( 0,5) 589.5 2003 153,065 ( 27,3) 30,326 ( 5,9) 2,850 ( 0,51) 561.1 2004 391,231 ( 48,1) 35,844 ( 4,4) 5,565 ( 0,68) 813.1 2005 80,812 ( 10,4) 16,442 ( 2,1) 12,264 ( 1,57) 778.7 2006 235,612 ( 21,9) 61,483 ( 5,7) 16,185 ( 1,51) 1,074.0 2007 439,662 ( 23,9) 97,159 ( 5,3) 24,836 ( 1,33) 1,840.0 2008 245,091 ( 16,4) 137,033 ( 9,16) 52,219 ( 3,5) 1,496.0

28

Nguồn: Giống như Bảng 1.1 (Trong ngoặc là chỉ số phần trăm thể hiện tỷ lệ đầu tư ra nước ngoài của các nước trên tổng dòng đầu tư của cả thế giới).

Mặt khác, trong những năm gần đây khi Mỹ và Nhật Bản có xu hướng chú trọng đầu tư nhiều hơn vào các nước công nghiệp phát triển và giàu có ở Bắc Mỹ và Tây Âu, thì Trung Quốc lại tập trung đầu tư nhiều hơn vào các nước đang phát triển, có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Và điều đặc biệt là, Trung Quốc không chỉ chú trọng đầu tư khai thác tài nguyên ở nước ngoài, mà còn mua lại các công ty công nghệ cao của nhiều nước tư bản phát triển và đầu tư vào thị trường chứng khoán, cổ phiếu nhất là ở Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc còn tăng nhanh các khoản viện trợ phát triển trị giá hàng tỷ USD cho nhiều nước, nhất là các nước nghèo, đang phát triển ở Á, Phi, Mỹ Latinh. Điều này là một minh chứng cho thấy sự trỗi dậy nhanh chóng và mạnh mẽ của Trung Quốc về kinh tế trong khi chỉ khoảng 15-20 năm trước đây, Trung Quốc phải thường xuyên vay mượn tiền của nước ngoài với khối lượng lớn.

Tại khu vực Đông Nam Á, vai trò kinh tế của Trung Quốc ngày càng gia tăng nhanh, đang có xu hướng trội lên ở nhiều lĩnh vực so với Mỹ và Nhật Bản. Nếu như đầu những năm 90 của thế kỷ 20, Trung Quốc chỉ chiếm vài phần trăm trong tổng nhập khẩu của ASEAN, thì đến năm 2006, nước này đã vượt Mỹ, gần bằng Nhật với thị phần khoảng trên dưới 10%. Cũng từ năm 2006 đến nay, Trung Quốc đã trở thành một trong ba bạn hàng chủ chốt của ASEAN, tương đương với Nhật Bản và Mỹ. Trung Quốc đang trở thành nhà đầu tư và viện trợ chính yếu của nhiều nước, nhất là các nước Đông Nam Á lục địa như Cam- pu-chia, Mianmar và Lào.

Về khoa học kỹ thuật, trong báo cáo tại Đại hội lần thứ XVII của Đảng Cộng sản (2007), Trung Quốc đã đưa ra quan điểm phát triển khoa học kỹ thuật là tư tưởng chiến lược trọng đại của Trung Quốc. Trung Quốc đã thực hiện các bước đi theo hướng “đi tắt, đón đầu”. Điều đó sẽ giúp Trung Quốc tăng năng suất hơn nữa, cũng như hiện đại hóa lực lượng quân sự của mình, nâng cao thế lực của Trung Quốc trên trường quốc tế trong tương lai.

Về quân sự, tiềm lực quân sự, quốc phòng của Trung Quốc cũng gia tăng nhanh cả về chiều sâu và rộng. Nếu năm 1992, chi phí quốc phòng của Trung Quốc mới chỉ bằng 3% so với Mỹ (12/380 tỷ đô la) thì đến cuối thập niên đầu thế kỷ 21 tỷ lệ đó đã tăng lên

29

trên 15% và trở thành nước có chi phí quân sự lớn hàng thứ hai trên thế giới (chiếm khoảng 6% của thế giới). Năm 2009, Trung Quốc chi 150 tỷ USD cho quốc phòng, tăng gấp bốn lần so với năm 1996 [37, tr.199]. Trong đầu tư cho quốc phòng, Trung Quốc đặc biệt chú ý tới hai lĩnh vực có tính đột phá đó là hải quân và vũ trụ. Về hải quân, Trung Quốc đang từng bước hiện đại hóa cảng biển, tăng số lượng tàu ngầm và tàu chiến; đáng chú ý là một sự kiện mang tính biểu tượng cho sức mạnh hải quân Trung Quốc đó là việc Trung Quốc đã hạ thủy tàu sân bay và đang tìm cách làm chủ công nghệ đóng loại vũ khí chiến lược này trên biển. Bên cạnh đó, Trung Quốc đang nỗ lực không ngừng để xây dựng một quân đội hiện đại. Mục tiêu đến năm 2020 là cơ bản hoàn thành cơ giới hóa quân đội, đạt được bước phát triển về xây dựng quân đội tin học hóa, hoàn thành hiện đại hóa quân đội và quốc phòng vào khoảng giữa thế kỷ XXI. Và theo đánh giá trong Báo cáo hằng năm của Bộ Quốc phòng Mỹ về chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc thì đến cuối thập niên 2010, Trung Quốc có đủ sức mạnh để vươn ra khu vực và đến cuối thập niên 2020, Trung Quốc sẽ có khả năng triển khai quân tới các vùng xa trên thế giới. Về vũ trụ, dự kiến đến năm 2020 Trung Quốc sẽ đưa người lên mặt trăng [87]. Với những bước tiến mới về khoa học - kỹ thuật, đặc biệt là về kỹ thuật quân sự, Trung Quốc đang từng bước sánh vai với Mỹ và Nga về tiềm lực quốc phòng.

Sự lớn mạnh về tiềm lực quốc phòng của Trung Quốc đang gây ra tâm lý lo ngại cho hòa bình và an ninh của khu vực Đông Á. Từ đó dẫn đến tình trạng nhiều quốc gia ở khu vực Đông Á và cả ở châu Á – Thái Bình Dương đã không ngừng đầu tư cho chi tiêu quốc phòng nhằm mục đích hiện đại hóa quân đội để bảo vệ chủ quyền quốc gia: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là các quốc gia có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên khu vực biển Đông. Theo ông Bob Nugent, chuyên viên phân tích cao cấp của cơ quan nghiên cứu quân sự Hoa Kỳ, trong vòng 20 năm tới, châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm tới 26% tổng chi cho hải quân và hải sự trên toàn cầu. Châu Á và châu Đại Dương sẽ đóng 6 hàng không mẫu hạm, 128 tàu đổ bộ, 21 tàu bổ trợ, 12 tàu hộ vệ hạng nhẹ, 2 tuần dương hạm, 42 tàu khu trục, 235 tàu tấn công cao tốc, 115 tàu hộ vệ, 34 tàu rà, quét lôi, 82 tàu tác chiến ven bờ, 255 tàu tuần tiễu và 116 tàu ngầm. Trong số này, Trung Quốc đóng tới 172 tàu, Hàn Quốc là 145 tàu còn

30

Nhật Bản chỉ chế tạo 74 tàu. Chỉ tính riêng 3 nước này đã chiếm tới gần 40% tổng số tàu bè đóng mới của châu Á, mà chủ yếu là các tàu chiến lớn, có tính năng hiện đại hàng đầu châu lục [85].

Như vậy, sau hơn 30 năm cải cách mở cửa và sau hơn hai thập kỷ liên tục phát triển kinh tế với tốc độ cao, sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của Trung Quốc về tiềm lực kinh tế, quốc phòng – an ninh đang giúp cho Trung Quốc có được sức mạnh vượt trội so với các quốc gia trong khu vực Đông Á. Điều đó cũng làm cho Trung Quốc tỏ ra cứng rắn, cương quyết hơn trong chính sách đối ngoại. Việc Trung Quốc tỏ rõ ý đồ muốn độc chiếm biển Đông hay tỏ ra cương quyết với Nhật Bản trong tranh chấp nhóm các hòn đảo mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn phía Nhật Bản gọi là Senkaku là một minh chứng cho sự “trỗi dậy” của Trung Quốc.

1.2.1.2. Vấn đề tranh chấp chủ quyền một số hòn đảo trên biển Hoa Đông và những căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc - Nhật Bản – Hàn Quốc

Việc tranh chấp lãnh thổ giữa các nước láng giềng không phải là câu chuyện mới lạ trên thế giới. Tuy nhiên, ở Đông Bắc Á vấn đề này đang có xu hướng ngày càng gay gắt không chỉ xuất phát từ lợi ích quốc gia mà còn liên quan mật thiết đến những diễn biến lịch sử trước đây, tạo ra nhiều sóng gió cho chính trường khu vực này.

Thứ nhất, cuộc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư (theo cách gọi của người Trung Quốc) hay Senkaku (theo cách gọi của người Nhật Bản) giữa Trung Quốc và Nhật Bản vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc mà dường như ngày càng thêm gay gắt, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc “trỗi dậy” mạnh mẽ về kinh tế và quân sự và sau sự kiện Nhật Bản tiến hành quốc hữu hóa bốn hòn đảo nằm trong quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (vào 9/ 2012). Diễn biến của cuộc tranh chấp này đang làm cho mối quan hệ Trung – Nhật xuống mức thấp nhất trong hơn 40 năm qua kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và đang làm cho biển Hoa Đông thêm “nổi sóng”.

Vùng lãnh thổ mà Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh chấp hiện nay trên thực tế chỉ là một dãy đảo hoang nhưng được xác định là một vùng biển có trữ lượng dầu khí lớn. Phía Nhật Bản kiên trì lập trường rằng “đường trung tuyến” phải phân định ranh giới giữa các đặc khu kinh tế của hai nước, coi Senkaku là dãy đảo thuộc Okinawa – một tỉnh của Nhật Bản do Mỹ chiếm đóng từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và đã trả lại

31

thông qua Hiệp ước ký kết năm 1972. Phía Trung Quốc lại cho rằng dãy đảo này nằm trên thềm lục địa kéo dài từ lục địa của Trung Quốc đồng thời thuộc chủ quyền của Đài Loan trước kia, do đó nó thuộc lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc [42, tr.26]… Trong thời kỳ quan hệ Nhật – Trung đang ở “tuần trăng mật” của quá trình bình thường hóa, năm 1978, chính phủ hai nước đã nhất trí tạm gác tranh chấp, để dành vấn đề giải quyết chủ quyền vùng lãnh thổ này cho các thế hệ sau. Tuy nhiên, từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, sự vận động địa chính trị của Đông Bắc Á có nhiều thay đổi, Trung Quốc không còn phải bận tâm với mối đe dọa từ Liên Xô và sau nhiều thập kỷ cải cách, mở cửa, nền kinh tế liên tục phát triển với tốc độ cao, Trung Quốc đã trỗi dậy mạnh mẽ về kinh tế, quân sự. Trong bối cảnh ấy, Trung Quốc ngày càng tỏ ra cứng rắn trong tranh chấp chủ

Một phần của tài liệu chính sách đối ngoại của hoa kỳ ở khu vực đông á thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)