Tình hìn hở Đông Nam Á

Một phần của tài liệu chính sách đối ngoại của hoa kỳ ở khu vực đông á thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Tình hìn hở Đông Nam Á

1.2.2.1 Sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng khẳng định được vị thế của Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trên trường quốc tế

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN (Association of southeast Asian Nation) được thành lập ngày 8-8-1967, tính đến năm 2012 là vừa tròn 45 năm ASEAN ra đời, tồn tại và phát triển. Trong 45 năm qua, mặc dù phải trải qua biết bao thăng trầm với những biến cố dữ dội, ASEAN đã trở thành một thực thể thống nhất, đạt được những bước tiến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và ngày càng có vai trò hết sức quan trọng trong khu vực cũng như trên thế giới.

Từ 5 thành viên ban đầu khi mới thành lập (Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore và Thái Lan, sau đó đến năm 1984, Brunei trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN. Sự ra đời của Hiệp hội đã đánh dốc một cột mốc quan trọng trong tiến trình liên kết và phát triển của khu vực Đông Nam Á. Ở vào thời điểm ASEAN thành lập, bối cảnh khu vực và quốc tế khá phức tạp, đặc biệt là sự đối đầu giữa hai phe đang diễn ra quyết liệt và 5 nước trên đã đứng về phía Mỹ trong khi các nước Đông Dương đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Tuy nhiên, ASEAN đã thực sự thay đổi lớn có tính chất bước ngoặt khi các nước Đông Dương, Myanmar lần lượt được kết nạp và Đông Nam Á đã bao gồm 10 thành viên đầy đủ trong gia đình ASEAN. Hiện nay, ASEAN thực sự là một khối khá mạnh với diện tích 4,5 triệu Km2, dân số khoảng 618 triệu người (chiếm khoảng 9% dân số thế giới), GDP đạt 2185 tỷ USD (số liệu 2011) [21, tr.5]. Trong suốt nhiều thập kỷ nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội, Đông Nam Á đang

37

dần trở thành một khối kinh tế đạt mức độ trung bình cả về quy mô, tốc độ phát triển và vị trí trong nền kinh tế thế giới và khu vực với quy mô GDP năm 2011 đạt 2185 tỷ USD; mức sống (GNI theo PPP/người): 4.840 USD; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân: 5,8% (2000 – 2008) và 4,4% (2009 – 2011). Đây là con số khá ấn tượng trong bối cảnh các nước, nhất là EU và nhiều nước lớn khác đang phải chống chọi với suy thoái và khủng hoảng tài chính.

Về cơ bản ASEAN đã có sự chuyển hóa về chất sau hơn 45 năm tồn tại và phát triển. Hiện nay, ASEAN là khu vực hợp tác được coi là thành công và tuân thủ chính sách đối ngoại nhằm xây dựng hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á. Sự phát triển vững mạnh và khẳng định được vị thế của ASEAN trong khu vực cũng như trên trường quốc tế có thể được thấy rõ qua việc ASEAN thực hiện tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế và thúc đẩy việc hợp tác trong nội khối. ASEAN đã thực hiện chiến lược đối ngoại nhằm phát triển quan hệ với các nước, các khối và các đối tác trong và ngoài khu vực. Dù rằng mỗi quốc gia có chiến lược đối ngoại riêng, song với ASEAN có thể nhận thấy chính sách đối ngoại chủ yếu sau: Thứ nhất là, thiết lập và phát triển quan hệ với 12 bên đối thoại (kể cả Liên Hợp Quốc): Hoàn thành khuôn khổ đối tác chiến lược hoặc đối tác toàn diện; Thứ hai là, Giữ vai trò chủ đạo tại các diễn đàn do ASEAN khởi xướng: ARF, ASEAN +1, ASEAN + 3, EAS,…; Thứ ba là, tạo điều kiện để làm cầu nối, trung gian cho các quốc gia thảo luận về các vấn đề khu vực và quốc tế. Các nước ASEAN tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế với các nước Đông Á và các đối tác lớn như Mỹ, EU. Tích cực thự hiện đúng cam kết theo lộ trình của các Hiệp định song phương và đa phương, nhất là với các khu vực thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản, ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc… Đặc biệt ký kết và thực hiện các FTA song phương giữa các nước ASEAN với bên ngoài đã được thự hiện khá tích cực trong những năm gần đây.

Cùng với việc tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, trong những năm gần đây, ASEAN đã nỗ lực tăng cường liên kết nội khối. Việc thúc đẩy và thực hiện hóa các nội dung của Cộng đồng kinh tế là một minh chứng cho sự gia tăng hợp tác nội bộ ASEAN. Theo đó, các biện pháp như dỡ bỏ dần thuế quan, tự do hóa theo khuôn khổ Hiệp định ASEAN về dịch vụ (AFAS), Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (2/2009) đã khơi thông

38

dòng vốn cũng như hàng hóa lưu chuyển nội khối. Hầu hết các nước ASEAN đều có độ mở kinh tế cao: thương mại nội khối (intra – ASEAN trade) chiếm từ 71% - 81% (trừ Lào và Myanmar). Dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái, song kinh tế ASEAN đã có bước khởi sắc. Theo báo cáo đầu tư toàn cầu năm 2011, công bố tại Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào các nước ASEAN tăng 107% so với năm 2010. Trong đó vốn chảy vào Singapore trên 30%, Việt Nam 17%, Indonesia 16%, Thailand 13% và Malaysia 10%. Với chủ trương xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 chắc chắn sẽ tạo bước đột phá trong liên kết, hợp tác nội khối.

Cùng với sự gia tăng vai trò và vị thế của ASEAN trong các hoạt động kinh tế, về an ninh chính trị, ASEAN cũng đang chứng tỏ được tiếng nói của mình ngày càng đáng kể trong các diễn đàn quốc tế. Tháng 7/1993, ASEAN quyết định thành lập diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) gồm 18 nước trong và ngoài khu vực (6 nước ASEAN, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Canada, Liên minh Châu Âu, Ôxtrâylia, NewZeaLand, Việt Nam, Lào, Papua New Guinea). Có thể nói ASEAN đã dần chuyển hoá từ một tổ chức chính trị thành một tổ chức chính trị - kinh tế khu vực. Tiếng nói của ASEAN trong các diễn đàn quốc tế ngày có trọng lượng. Việc các cường quốc tham gia cơ chế hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (PNC) cũng phần nào nói lên điều đó.

Tóm lại, với vị trí địa chính trị đặc biệt và có tiềm lực kinh tế tương đối: vị trí cầu nối nhiều đại dương, có tài nguyên phong phú, dân số khá đông, về thực lực kinh tế hiện đang xếp thứ 9 của thế giới và với mục tiêu cao nhất là hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 với 3 trụ cột chính là Cộng đồng kinh tế, Cộng đồng an ninh – chính trị và Cộng đồng văn hóa – xã hội, vị thế của ASEAN đang ngày càng được khẳng định trên bàn cờ địa - chính trị quốc tế.

1.2.2.2. Vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông và nguy cơ một cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực Đông Nam Á

Tranh chấp biển, đảo gắn với chủ quyền, lợi ích quốc gia dân tộc trên biển giữa các nước ĐNA là vấn đề có tính lịch sử và thường diễn ra căng thẳng, quyết liệt. Biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa) nằm giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có tầm quan trọng về địa – chính trị và địa kinh tế. Trong biển Đông có hai quần đảo

39

Hoàng Sa (Paracel Islands) và Trường Sa (Spratly Islands). Hai quần đảo này giữ vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, đặc biệt là kiểm soát các tuyến đường giao thông trên biển. Các tuyến đường cáp viễn thông ngầm dưới đáy biển của Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Ốtxtrâylia, Đài Loan đều nằm sát khu vực đảo Trường Sa. Trong những năm gần đây, việc phát hiện các nguồn tài nguyên biển giàu có, đặc biệt là dầu mỏ ở biển Đông đã thành nguyên nhân chủ yếu của các cuộc tranh chấp về quyền lợi biển và mức độ tranh chấp ngày càng quyết liệt, nhất là phía Trung Quốc – một trong số các quốc gia có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông.

Tranh chấp quyền lợi ở biển Đông có liên quan đến nhiều nước, riêng ở khu vực quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp của 6 nước và vùng lãnh thổ, gồm: Trung Quốc, Việt Nam, Philippin, Đài Loan, Malaysia, Indonesia và Brunây. Lịch sử của vấn đề tranh chấp biển Đông giữa các quốc gia có tuyên bố chủ quyền là hết sức phức tạp. Theo tài liệu của Việt Nam, chính quyền phong kiến Việt Nam thời Nguyễn đã cắm mốc chủ quyền và nắm quyền quản lý một số đảo ở biển Đông. Và sau khi thực dân Pháp xâm lược và đô hộ Việt Nam và các nước Đông Dương, chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương sớm nhận thấy vị trí quan trọng của các hòn đảo ở biển Đông: “lần đầu tiên những tuyên bố về chủ quyền với các đảo Hoàng Sa và Trường Sa được chính quyền Pháp ở Đông Dương và chính quyền Việt Nam đưa ra vào những năm 30 của thế kỷ XX. Theo công báo của Pháp năm 1933, Chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương đã cử các tàu chiến đến các đảo Hoàng Sa và Trường Sa, xây bia chủ quyền và khẳng định chủ quyền trên các đảo đó. Sau đó Bộ Ngoại giao Pháp đã chính thức khẳng định việc chiếm đóng các hòn đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1938, Vua Việt Nam Bảo Đại ra chiếu chỉ khẳng định các hòn đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa là đất thuộc chủ quyền Việt Nam [29, tr.10].

Việc tranh chấp chủ quyền đối với các đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa giữa các nước có tuyên bố chủ quyền đã chính thức bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ XX. Tình hình tranh chấp kéo dài trong nhiều năm. Cho đến hiện nay các nước liên quan đã thực hiện được chủ quyền với hầu hết các đảo. Trong số 6 nước và vùng lãnh thổ có tuyên bố chủ quyền, Trung Quốc hiện là nước chiếm giữ số lượng đảo nhiều nhất. Theo tài liệu của các nhà nghiên cứu Nga tại Đại học ngoại giao Matxcơva: “Tại Biển Đông Trung

40

Quốc chiếm giữ 70 đảo, Việt Nam kiểm soát 21 đảo, Philippin nắm giữ 8 đảo, Malaixia nắm giữ 3 đảo và Đài Loan kiểm soát 1 đảo, song là đảo lớn nhất” [29, tr.10].

Hiện nay, vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông là một trong những điểm nóng, một bài toán khó giải. Sở dĩ như vậy là vì: “Thứ nhất, lợi ích tiềm tàng về nguồn dầu khí của, cá và khoáng sản ở khu vực biển Đông là động cơ quan trọng dẫn đến các cuộc tranh chấp chủ quyền ở khu vực này; Thứ hai, quần đảo Trường Sa rất gần tuyến đường giao thông chính trên biển Đông, việc có được một chỗ đứng chân hoặc ngăn chặn các nước khác đứng chân là yếu tố tạo cho các bên hữu quan đưa ra yêu cầu chủ quyền đối với khu vực này; Thứ ba, liên quan đến chủ quyền dân tộc, an ninh quốc gia của các nước ở vùng biển này, các nước đều không muốn nhượng bộ lập trường của mình về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông.” [35, tr.50].

Có thể nói, tình hình tranh chấp chủ quyền ở biển Đông hiện nay đang ngày một căng thẳng và phức tạp. Trung Quốc là nước có lực lượng quân sự và tiềm lực kinh tế mạnh nhất trong số các nước tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, do đó bất cứ sự thay đổi nào ở đây chủ yếu xuất phát từ chính sách và hành động của Trung Quốc. Ngay từ năm 1992, Trung Quốc đã thông qua luật biển, theo đó toàn bộ các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa đều thuộc chủ quyền của Trung Quốc, diện tích lãnh hải của Trung Quốc ở biển Đông lên tới gần 3 triệu km2. Bước sang thập niên đầu thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, sự phát triển của tiềm lực quốc phòng, Trung Quốc tiếp tục có những hành động cứng rắn hơn trong tranh chấp chủ quyền ở biển Đông. Trung Quốc đã cho công bố bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn (hay còn gọi là đường lưỡi bò) với diện tích “liếm” trọn khu vực biển Đông và cho thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa” để quản lý toàn bộ khu vực biển Đông về mặt hành chính. Do thái độ ngày càng cương quyết và ý đồ muốn độc chiếm biển Đông của Trung Quốc như vậy nên triển vọng của việc giải quyết vấn đề tranh chấp ở biển Đông ngày càng trở lên bế tắc.

Đánh giá về tình hình căng thẳng ở khu vực biển Đông hiện nay, GS. Carl Thayer - chuyên gia quân sự cao cấp, giám đốc Diễn đàn nghiên cứu quốc phòng (ĐH New South Wales, Úc) cho rằng: “Việc hiện đại hóa và chuyển hóa quân sự của Trung Quốc đã gây ra tình trạng tiến thoái lưỡng nan đối với các nước trong khu vực. Các nước

41

ASEAN tỏ ra thận trọng trong các tuyên bố chung, song có thể thấy rõ mối lo ngại của họ trong sự gia tăng đáng kể của ngân sách dành cho quốc phòng và các hệ thống vũ khí mà họ trang bị mới”. GS. Carl Thayer cũng viện dẫn các số liệu của Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (Thụy Điển) cho thấy rằng đang xuất hiện một cuộc chạy đua vũ trang ở một số quốc gia ĐNA: “các đơn hàng vũ khí tới ĐNA đã tăng gần gấp đôi trong các năm 2005-2009 so với 2000-2004. Riêng Malaysia tăng 722%, Singapore tăng 146% và Indonesia tăng 84%. "Bữa tiệc" chi tiêu quốc phòng ở các quốc gia ĐNA, dù chủ yếu nhằm mục đích quốc phòng, nhưng cũng có thể gây bất ổn đối với an ninh khu vực.”[15].

Tóm lại, tình hình khu vực ĐNA thập niên đầu thế kỷ XXI nổi lên với hai vấn đề lớn đó là: thứ nhất, sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng khẳng định được vị thế ở khu vực cũng như trên trên quốc tế của tổ chức ASEAN và thứ hai, vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp mà chủ yếu xuất phát từ chính sách và hành động của Trung Quốc. Tình hình đó đang làm cho bàn cờ địa – chính trị ĐNA ngày càng trở lên thu hút sự chú ý của các nước lớn trên thế giới và tác động đến chính sách đối ngoại của các cường quốc đối với khu vực ĐNA, trong đó đặc biệt phải kể đến là Mỹ - một đối thủ đang cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc ở khu vực ĐNA.

Tiểu kết

Bối cảnh quốc tế và tình hình của khu vực Đông Á từ sau Chiến tranh Lạnh đến thập niên đầu thế kỷ XXI đã có những thay đổi to lớn với những diễn biến hết sức phức tạp. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, đi cùng với sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của “trật tự hai cực Ianta”. Tuy nhiên, từ sau khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ cho đến nay, một trật tự thế giới mới thực sự vẫn chưa được hình thành. Trong bối cảnh đó, các xu thế hòa bình, hợp tác và toàn cầu hóa kinh tế là những xu thế chủ đạo của tình hình thế giới trong những thập kỷ gần đây. Cũng trong bối cảnh chung của tình hình thế giới từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay, vụ khủng bố xảy ra vào ngày 11/9/2001 ở Mỹ đã trở thành một sự kiện không những chỉ tác động to lớn đến nước Mỹ mà còn tác động đến hầu hết các quốc gia, khu vực trên thế giới trong đó có khu vực Đông Á.

42

Ở khu vực Đông Á, tình hình cũng diễn biến hết sức phức tạp. Sự trỗi dậy mạnh mẽ và ngày càng tỏ ra cương quyết của Trung Quốc đang tác động mạnh mẽ đến kinh tế, chính trị; đến hòa bình, ổn định và an ninh của cả khu vực Đông Á. Đông Nam Á đang ngày càng trở thành địa bàn cạnh tranh chiến lược của các nước lớn mà ở đó nổi lên hơn cả là sự tranh giành giữa Mỹ và Trung Quốc. Bên cạnh đó, sự lớn mạnh và ngày càng khẳng định được vị thế trên trường quốc tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng đã có tác động không nhỏ đến tình hình của khu vực ĐNA nói riêng và cả khu vực Đông Á nói chung.

Trong bối cảnh của tình hình thế giới và khu vực Đông Á như vậy, chính sách đối

Một phần của tài liệu chính sách đối ngoại của hoa kỳ ở khu vực đông á thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)