Vướng mắc trong các giao dịch về “hụi”

Một phần của tài liệu những quy định của pháp luật về hụi lý luận và thực tiễn (Trang 61)

5. Kết cấu đề tài

3.1.2. Vướng mắc trong các giao dịch về “hụi”

Trên đây chỉ là những con số nổi của những vụ bể hụi, số liệu trên thực tế còn lớn

hơn và phức tạp hơn rất nhiều. Thông qua rất nhiều vụ bể hụi và các quy định của pháp

luật hiện hành xoay quanh vấn đề này, có thể thấy rằng các giao dịch về hụi tồn tại những vướng mắc như sau:

41 Hoàng Anh, Tiền Giang: vợ phó trưởng công an xã bể hụi hơn 4 tỷ đồng, www.baomoi.com ngay 31/12/2008

42 Nguyệt Thơ – Bình Trí, An Giang: Bể hụi bạc tỷ tại xã Phú Lộc, huyện Tân Châu http://ca.cand.com.vn/ 10/06/2009

¯ Sự tồn tại của các dây “hụi ma”

Có thể thấy nạn nhân chính là những con hụi nhẹ dạ, hám lợi trước lời mời tham

gia góp hụi với hứa hẹn thu được chênh lệnh hấp dẫn. Nhiều hụi viên cần tiền muốn hốt

hụi nhưng rất hiếm ai có thể hốt được, khi có người nào bỏ cao đến mấy thì chủ hụi cũng

nói rằng có ai đó đã lãnh hụi, thế là họ đành tiếp tục góp tiền để nuôi hụi sống. Đến khi

chủ hụi bỏ trốn thì các thành viên mới hợp lại với nhau và bất ngờ khi có rất nhiều hụi

viên “ảo” được chủ hụi dụng lên để lừa gạt. Người chơi hụi gọi hình thức dựng chân hụi

giả của chủ hụi là “hụi ma”.

Thực tế cho thấy các vụ bể hụi có giá trị lớn đều có dấu hiệu tội phạm, các chủ hụi

lợi dụng lòng tin của những người tham gia góp hụi, cho những người này tham gia chung

đường dây hụi với các hụi viên “ảo” để các hụi viên chưa hề tồn tại này hốt hụi khi đến kỳ

mở hụi. Bằng cách này, tiền đóng của các hụi viên thật bị chủ hụi chiếm trọn, phần lớn

những nạn nhân này khi biết mình gặp phải lừa đảo đều rất lo lắng khi bị mất tài sản,

nhưng càng lo lắng hơn khi họ chẳng có chứng từ nào chứng minh mình đã tham gia góp

hụi hoặc bất kỳ chứng từ ghi nợ nào khác, họ chỉ nói là mình đã đóng bao nhiêu lần, bao

nhiêu chân rồi quy chúng thành tiền và tất cả cũng chỉ là lời nói. Hầu hết các sổ hụi của

chủ hụi chỉ là những dòng chữ ghi vắn tắt vào sổ tay, không đầu, không đuôi, không điều

kiện ràng buộc… Vì thế nên nếu có tranh chấp thì bất lợi luôn thuộc về phía thành viên góp hụi.

¯ Chủ hụi chuyên nghiệp chưa được pháp luật điều chỉnh

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, tính tương trợ của hụi dần mất đi, một số người thấy được lợi ích của việc nhận tiền hoa hồng khi làm chủ hụi đã coi chủ hụi như

một công việc mang tính chất chuyên nghiệp. Có thể nói “nghề làm chủ hụi” là một nghề

việc nhẹ lương cao. Do đó, ở những chợ có quy mô lớn, thường xuất hiện những chủ hụi

nắm hàng chục dây hụi, hoạt động như người đứng đầu một quỹ tín dụng nhỏ, huy động

vốn của hàng trăm người với quy mô lớn lên đến hàng tỷ đồng và thu nhập của chủ hụi từ

tiền hoa hồng có thể lên đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, các chủ hụi này không phải chịu bất kỳ sự điều chỉnh nào của pháp luật về đăng ký kinh doanh hay mức

vốn hoạt động (và tất nhiên nằm ngoài sự kiểm soát của thuế thu nhập cá nhân). Thực tế

giao dịch các hụi viên không chỉ tham gia vào nhiều dây hụi mà còn tham gia vào nhiều

dây hụi của nhiều chủ hụi khác nhau trên địa bàn, bên cạnh đó các chủ hụi cũng tham gia

vào các dây hụi do người khác làm chủ hụi để kiếm lời. Do vậy, các dây hụi do những

chủ hụi chuyên nghiệp nắm giữ luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất cao, có thể dẫn đến nguy cơ vỡ hụi dây chuyền và nhiều người chơi hụi bị mất trắng số tiền đã bỏ ra chơi hụi.

Theo tập quán, việc chơi hụi được thực hiện giữa những người quen biết nhau, dựa

trên sự tin tưởng nhau là chính nên hầu như những người chơi hụi không có giấy tờ gì để

chứng minh về số tiền đã bỏ ra chơi hụi; chủ hụi đứng ra tổ chức các dây hụi cũng không

cần phải có tài sản để bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền hụi cho những người tham gia hụi…

Vì thế, nếu chủ hụi có ý đồ chiếm đoạt tiền của người chơi hụi thì việc thực hiện ý đồ này

thường không có gì khó khăn. Thêm vào đó, khi một người làm chủ nhiều dây hụi, nguy

cơ tiềm ẩn về khả năng bị sụp đổ dây chuyền của các dây hụi này là rất cao, chỉ cần có

một số người chơi hụi giật hụi (người chơi hụi đã lãnh hụi rồi nhưng không chịu đóng hụi

chết) sẽ tạo ra tâm lý hoang mang, lo sợ mất tiền của những người chơi hụi khác, dẫn đến đồng loạt người muốn lãnh tiền hụi, gây mất cân đối trong việc chi trả các phần hụi từ

phía chủ hụi, trước thực trạng này chủ hụi chỉ còn cách dùng tiền từ dây hụi này để chi trả

cho dây hụi khác, nếu nhiều người giật hụi sẽ dẫn đến chủ hụi không còn khả năng chi trả

(bể hụi), khi đó tất cả các dây hụi do người này làm chủ sẽ sụp đổ hàng loạt, tạo ra sự mất

ổn định trong cộng đồng dân cư và những hậu quả vô cùng đáng tiếc khác. Suy cho cùng,

đối với giao dịch về hụi chính chủ hụi chuyên nghiệp mới là đối tượng quan trọng nhất

cần được luật điều chỉnh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của những người chơi

hụi, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra nhưng pháp luật dân sự hiện hành lại không đề

cập đến chủ thể này.

¯ Lãi suất của các giao dịch về hụi

Lãi suất chơi hụi do các thành viên tự thỏa thuận đưa ra. Hiện nay, thực tế giao

dịch trong nhân dân hiện nay dao động từ 3% đến 10%/ tháng. Nhưng theo Điều 10 Nghị

Điều 476 BLDS, theo quy định này thì lãi suất vay do các bên thỏa thuân nhưng không

vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay

tương ứng. Trong năm 2009, mức lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố là 7,0%/năm44 tương ứng 0,584%/ tháng, như vậy lãi suất trong giao dịch tối đa không quá 10,5%/ năm, tương ứng với 0,875%/ tháng. So sánh với lãi suất các giao dịch về hụi, có

thể thấy lãi suất trong các giao dịch về hụi đều vượt mức quy định của pháp luật hiện

hành. Mặc khác, khi muốn lãnh hụi các thành viên phải đưa ra mức lãi suất cao nhất và duy nhất, do đó lãi suất thực tế mà thành viên phải trả là rất cao. Nếu mức này cao hơn 10

lần mức lãi suất cơ bản thì đây là một hợp đồng vay nặng lãi, vi phạm điều cấm của pháp

luật và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay nặng lãi (Điều 163 BLHS 1999)

và hợp đồng sẽ vô hiệu toàn bộ. Hiện nay, các giao dịch về vay tài sản, góp hụi có lãi suất

trên 1,5 lần và dưới 10 lần lãi suất cơ bản của ngân hàng, hay còn được gọi với cái tên là “tín dụng đen”, đang tồn tại và phát triển. Đối với các hợp đồng tín dụng đen này, nếu có

tranh chấp thì áp dụng mức lãi suất theo quy định (không vượt qua 150%), tuy nhiên vẫn

chưa có chế tài phù hợp để hạn chế đối với những người cố tình đưa vào hợp đồng mức

lãi suất trong khoảng nêu trên.

¯ Hình thức giao dịch về hụi.

Giao dịch về hụi được pháp luật thừa nhận dựa trên tập quán và trước đây khi tham

gia vào các dây hụi, người ta thường dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau mà không xác lập bất

kỳ văn bản nào để chứng minh cho việc tham gia hụi. Hiện nay, pháp luật quy định giao

dịch về hụi có thể xác lập bằng lời nói hoặc bằng văn bản, nhưng thực tế do ảnh hưởng

của tập quán nên các giao dịch hiện nay đều dựa trên “lòng tin”, không cần giấy tờ. Có

những hụi viên đặt niềm tin với các chủ hụi “siêu bền” đến mức đã bị chủ hụi giật hụi

nhiều lần nhưng vẫn cứ tham gia. Khi phát sinh tranh chấp thì người tham gia chơi hụi

không có gì làm bằng chứng rằng mình đã tham gia chơi hụi dẫn đến việc tranh chấp hụi

kéo dài khó giải quyết, gây khó khăn trong nhân dân và cơ quan tố tụng.

44 Quyết định số 2459/QĐ-NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,

¯ Pháp luật về hụi chưa hoàn thiện

Pháp luật dân sự quy định giao dịch về hụi nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân. Nhưng hiện nay các giao dịch về hụi người dân đang tham gia là tương trợ hay kinh

doanh? Ta thấy rằng nếu như nhiều người cùng góp vốn để định kỳ cho một người nào đó

sử dụng chi tiêu dùng hoặc buôn bán thì đúng là mục đích tương trợ rồi. Nhưng lại có

những người có đồng tiền nhàn rỗi, không có mục đích tiêu dùng hoặc buôn bán, mà đầu tư đồng tiền đó vào hụi để cho người khác vay thì không có mục đích nào ngoài “tiền đẻ

ra tiền”, tức là sinh lãi. Như vậy phải xem đây là mục đích kinh doanh. Do đó hụi đúng

nghĩa phải mang mục đích tương trợ và kinh doanh. Thực ra, giao dịch về hụi có tính chất

tương trợ chỉ cần luật thừa nhận là đủ, không nhất thiết phải đưa ra các quy định riêng

điều chỉnh vì trong thực tiễn các giao dịch về hụi đã có các quy tắc của tập quán điều

chỉnh (nếu quy tắc nào trái luật thì tất nhiên sẽ không được áp dụng); hơn nửa hoàn toàn có thể áp dụng các quy tắc chung của giao dịch dân sự và hợp đồng dân sự để điều chỉnh

về hụi. Hiện nay, các quy định về giao dịch hụi ở Điều 479 BLDS 2005 và Nghị định 144

chỉ điều chỉnh với lợi hụi nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân, không có quy định

nào điều chỉnh đối với loại hụi nhằm mục đích kinh doanh. Như vậy, đối tượng thực hiện

việc đầu tư vào việc chơi hụi hay chủ hụi chuyên nghiệp thì nghĩa vụ của người này như

thế nào?

Giao dịch về hụi đã được pháp luật thừa nhận là một giao dịch hợp pháp, tạo ra

hành lang pháp lý cho loại giao dịch này. Khi có tranh chấp về hụi hoặc phát sinh từ hụi

thì sẽ được giải quyết bằng phương pháp hòa giải, thương lượng hoặc các bên có thể giải

quyết bằng con đường tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, đọc

hết các văn bản về tố tụng dân sự hiện hành thì chẳng có văn bản nào quy định về giải

quyết các tranh chấp về nợ hụi. Trong trường hợp này chúng ta cần xem xét giải quyết dưới dạng một hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên, giao dịch về hụi là một giao dịch đặc biệt do đó nếu giải quyết như hợp đồng vay tài sản thì có lẽ sẽ không thỏa đáng cho các bên tranh chấp. Thực tế, cho thấy rằng các tòa án cũng rất lúng túng trong việc giải quyết

nợ hụi để từ chối thụ lý đơn khởi kiện của nhân dân là không chính đáng, vô hình chung

đã làm hạn chế quyền về tài sản của các đương sự45. Theo như được biết thì mặc dù Nghị định 144 đã ra đời cách đây 3 năm nhưng vẫn có nhiều người chưa biết đến sự tồn tại của

nó, họ chỉ biết rằng chơi hụi là hợp pháp và họ cứ tham gia. Ngay cả chính quyền địa phương nhiều nơi còn không biết đến quy định này làm sao mà tuyên truyền phổ biến quy định về hụi cho nhân dân46

.

Trước đây, nếu người tham gia hụi vi phạm nghĩa vụ thì người này sẽ bị chế tài là

các dư luận của xã hội ảnh hưởng đến uy tín của họ, nên người này phải chấp nhận thanh

toán các phần hụi thiếu của người khác. Nhưng hiện nay, do sự phát triển của đời sống

kinh tế xã hội, tập quán cư trú của người dân cũng bị ảnh hưởng, không còn ổn định như trước đây, đã dẫn đến hệ quả là các chế tài bằng dư luận xã hội đối với người vi phạm

nghĩa vụ của người chơi hụi tỏ ra không hiệu quả. Vậy, phải chăng chúng ta cần các chế tài dành cho người tham gia chơi hụi? Mặc khác, khi việc thường xuyên di chuyển chổ ở

cũng gây khó khăn cho người có quyền kiện, của các cơ quan chức năng trong việc giải

quyết các tranh chấp về hụi.

Trong năm 2008 và 2009 chúng ta cũng chứng kiến nhiều vụ bể hụi có giá trị lớn,

với nguyên nhân không phải là do ý muốn chủ quan từ phía chủ hụi mà do những nguyên nhân khác. Trong số nguyên nhân đó, có nguyên nhân là do chủ hụi đầu tư tiền vào thị trường bất động sản, khi khũng hoản kinh tế thị trường bất động sản bị đống băng, tiếp

đến là các ngân hàng hạn chế cho vay, dẫn đến các nguồn vốn của chủ hụi bị chặn đứng.

Nên mất khả năng chi trả dẫn đến hậu quả là “bể hụi”.

45

Luật sư Trương Văn Tám.

46

Một phần của tài liệu những quy định của pháp luật về hụi lý luận và thực tiễn (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)