5. Kết cấu đề tài
2.2. Phân loại hợp đồng góp “hụi”
Hụi là một hình thức của hợp đồng vay tài sản, nên cũng có thể nói việc phân loại
cũng dựa trên các tiêu chí của hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên, tên gọi của hợp đồng chơi
hụi trong mỗi cách phân loại lại có những điểm khác biệt. Trong sự đa dạng của hình thức
của hợp đồng góp hụi ta có thể dựa trên những dấu hiệu đặc trưng của chúng để phân
chúng thành từng nhóm khác nhau. Sau đây là một vài cách phân loại:
¯ Nếu dựa vào kỳ mở hụi thì ta có rất nhiều loại khác nhau, do những người chơi hụi
thỏa thuận về kỳ mở hụi, tuy nhiên trên thực tế thì phổ biến những loại hụi như: hụi ngày, hụi tuần, hụi mười ngày, hụi nửa tháng, hụi tháng, hụi quý, hụi mùa… theo đó:
Hụi ngày là loại hụi mà theo đó kỳ mở hụi là hàng ngày, nghĩa là hàng ngày tất cả
các thành viên phải góp hụi.
Hụi tuần, hụi mười ngày, hụi nửa tháng và hụi tháng cũng tương tự như hụi ngày, kỳ mở hụi cũng tương ứng với tên gọi của nó như hụi tuần thì kỳ mở hụi là hàng tuần, hụi
tương ứng với kỳ mở hụi là 10 ngày, hụi tháng là kỳ mở hụi thường là đầu tháng hoặc
cuối tháng5
.
Hụi quý là kỳ mở hụi là vào ngày cuối cùng của quý6
, loại hụi này thường áp dụng đối với các loại hụi mà phần hụi có giá trị lớn.
Hụi mùa là loại hụi mà kỳ mở hụi là vào thời điểm thu hoạch vụ mùa7. Nhưng với
loại hụi mùa này thì đối tượng là nông sản hoặc vật nuôi, loại hụi này thể hiện rõ nhất bản
chất tương trợ của việc chơi hụi vì đây là loại hụi phổ biến không có lãi, người lãnh hụi
dùng phần hụi nhận được để trực tiếp sử dụng cho tiêu dùng hoặc tái sản xuất, nhưng do
nhiều nguyên nhân mà loại hụi này hiện nay không còn phổ biến nữa. Hiện nay, loại hụi
này xuất hiện ở các vùng nông thôn sâu nơi mà người dân vẫn còn giữ gìn giá trị tình nghĩa làng xóm.
¯ Nếu dựa vào tài sản góp hụi thì hụi được chia thành 2 loại: hụi tiền và hụi bằng hiện
vật. Trong đó hụi tiền là phần hụi được thỏa thuận là một khoản tiền nhất định mà các thành viên phải góp vào, còn đối với hụi bằng hiện vật thì phần hụi được góp là một tài sản cụ thể như vàng, lúa, gạo, vật nuôi…
¯ Nếu dựa vào hình thức thỏa thuận về góp hụi thì ta có ba loại, đó là hụi bằng lời nói,
hụi bằng văn bản hoặc hụi bằng văn bản có công chứng, chứng thực. Văn bản thỏa thuận
của hụi sẽ được gửi cho từng thành viên trong đó có ghi rõ các điều khoản thỏa thuận và chữ ký của các thành viên và chủ hụi (nếu có).
¯ Nếu dựa vào lãi suất trong hợp đồng góp hụi thì có hai loại hụi là hụi có lãi và hụi
không có lãi.
· Hụi không có lãi là loại hụi mà theo sự thỏa thuận giữa những người tham gia hụi,
thành viên lãnh hụi nhận các phần hụi khi đến kỳ mở hụi và không phải trả lãi cho
các thành viên khác. Thành viên đã lãnh hụi có nghĩa vụ tiếp tục góp hụi để các thành viên khác được lãnh hụi cho đến khi thành viên cuối cùng lãnh hụi.
5Trước đây nhân dân thường áp dụng theo tháng của năm âm lịch nhưng ngày nay người ta thường áp dụng theo
tháng của năm dương lịch.
6Quý được tính là 3 tháng và đối với loại này thì người chơi hụi thường áp dụng năm dương lịch.
7
Loại hụi này là một đặc trưng của việc tương trợ giúp đỡ trong nhân dân phổ biến
trong các hội nông dân, hội phụ nữ, hội thanh niên, trường học, cơ quan… Mục đích
chính của những người góp hụi là tương trợ lẫn nhau.
Ví dụ: Trong dây hụi tháng do A làm chủ hụi, có 10 phần hụi, và 10 chủ hụi. Mỗi
phần hụi là 500 ngàn đồng.
- Trong kỳ mở hụi đầu tiên B là người lãnh hụi, số tiền mà B được nhận trong kỳ
lãnh hụi này là (500,000đ x 10 phần hụi) – 500,000đ = 4,500,000đ. Các thành viên khác
mỗi thành viên góp 500,000đ.
- Vì đây là hụi không có lãi nên ở các kỳ lãnh hụi tiếp theo thì thành viên được
lãnh hụi với số tiền là 4,500,000 đ và các thành viên còn lại góp 500,000. Dây hụi sẽ kết thúc khi thành viên đại diện cho phần hụi thứ 10 lãnh hụi.
· Hụi có lãi là loại hụi mà theo sự thỏa thuận giữa những người tham gia hụi, thành
viên được lãnh hụi nhận các phần hụi khi đến kỳ mở hụi và phải trả lãi cho các
thành viên khác. Thành viên đã lãnh hụi có nghĩa vụ tiếp tục góp các phần hụi để các thành viên khác được lãnh cho đến khi thành viên cuối cùng lãnh hụi8. Đối với
loại hụi này còn được chia thành hai loại: hụi đầu thảo và hụi hưởng hoa hồng9
.
Trong đó, hụi đầu thảo là loại hụi mà theo sự thỏa thuận của những người tham
gia chơi hụi, chủ hụi được lãnh toàn bộ các phần hụi trong một kỳ mở hụi và không
phải trả lãi cho các thành viên khác. Trong các kỳ mở hụi khác, thành viên trả lãi cao nhất được lãnh hụi và phải trả lãi cho các thành viên khác (Điều 19 Nghị định
144/2006/NĐ-CP).
Ví dụ: Trong dây hụi do A làm chủ hụi, có 10 phần hụi và 10 thành viên, phần hụi quy ước là 100,000 đ, kỳ mở hụi là ngày cuối cùng của mỗi tháng.
8Điều 17 nghị định 144/2006/NĐ-CP 9
- Trong kỳ mở hụi đầu tiên chủ hụi là người lãnh hụi đầu tiên. Số tiền mà A được
nhận là (100,000đ x 11) – 100,000đ = 1,000,000 đ. Các thành viên còn lại mỗi người góp
100,000 đ.
- Trong kỳ lãnh hụi thứ 2 có 10 thành viên đại diện cho 10 phần hụi tham gia trả
lãi, B trả lãi 20,000 đ là cao nhất và duy nhất nên được lãnh hụi. Số tiền mà B được nhận
là:
(100,000 x 11) – 100,000 đ – (9 x 20,000) – 20,000 = 800,000 đ
Chủ hụi góp 100,000 – 20,000 = 80,000 đ
9 thành viên còn lại mỗi người góp 100,000 – 20,000 = 80,000đ
- Trong kỳ lãnh hụi thứ 3 có 9 thành viên tham gia trả lãi, C trả lãi 10,000 đ là cao
nhất và duy nhất nên được lãnh hụi. Số tiền mà C được nhận là: (100,000 x 11) – 100,000 – (8 x 10,000) – 10,000 = 910,000 đ
Chủ hụi góp 100,000 – 10,000 = 90,000 đ B góp 100,000 đ
8 thành viên còn lại mỗi thành viên góp 100,000 – 10,000 = 90,000 đ
- …
- Trong kỳ lãnh hụi thứ 11, H là thành viên cuối cùng nên được lãnh hụi, số tiền
mà H được nhận là (100,000 x 11) – 100,000 = 1,000,000 đ. Chủ hụi và các thành viên
khác mỗi người góp 100,000 đ.
Khác với hụi đầu thảo đó là hụi hưởng hoa hồng là loại hụi mà theo sự thỏa
thuận của những người tham gia hụi, chủ hụi có trách nhiệm thu phần hụi của các
thành viên góp hụi để giao cho thành viên được lãnh hụi. Thành viên được lãnh hụi
phải trả lãi cho các thành viên khác và phải trả một khoản hoa hồng cho chủ hụi.
Mức hoa hồng do những người tham gia hụi thỏa thuận (Điều 24 Nghị định
Ví dụ: Trong dây hụi tháng do A làm chủ hụi có 10 phần hụi và 10 thành viên, mỗi
phần hụi quy ước là 100,000 đ. Thỏa thuận chủ hụi nhận 50% một phần hụi tương đương
50,000 đ
- Kỳ mở hụi đầu tiên có 10 thành viên tham gia trả lãi, B trả 12,000 đ cao nhất và duy nhất nên được lãnh hụi. Số tiền B được nhận là:
(100,000 x 10) – 100,000 – (9 x 12,000) – 50,000 = 742,000 đ
Chủ hụi nhận được 50,000 đ, 9 thành viên còn lại mỗi người góp 88,000 đ
- Kỳ mở hụi thứ 2 còn 9 thành viên tham gia trả lãi, C trả 20,000 đ cao nhất và duy nhất nên được lãnh hụi. Số tiền C được nhận là:
(100,000 x 10) -100,000 – (8 x 20,000) – 50,000 = 690,000 đ
Chủ hụi nhận được 50,000 đ
B góp 100,000 đ
8 thành viên còn lại mỗi người góp 80,000 đ.
- Kỳ lãnh hụi thứ 3, còn 8 thành viên trả lãi, D trả 2,000 cao nhất và duy nhất nên
được lãnh hụi, số tiền D được nhận là:
(100,000 x 10) – 100,000 – (7 x 2,000) – 50,000 = 836,000 đ
Chủ hụi nhận được 50,000 đ
B, C mỗi người góp 100,000đ
7 thành viên còn lại mỗi người góp 98,000 đ
- …
- Kỳ lãnh hụi cuối cùng chỉ còn H, số tiền mà H được nhận như sau:
Hiện nay, do nền kinh tế phát triển, nhiều người nhận thấy được lợi ích của việc tổ
chức những dây hụi mà mình là chủ hụi hưởng hoa hồng. Chính vì lẽ đó mà loại hụi hưởng hoa hồng ngày càng phát triển, đối với loại hụi đầu thảo thì hầu như không còn tồn
tại.
Tóm lại, việc phân chia hợp đồng chơi hụi thành các loại nói trên dựa vào quy định
của pháp luật, vừa dựa trên phương diện lý luận. Qua đó, những đặc điểm chung và riêng
của từng nhóm hợp đồng góp hụi, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc phân tích quyền
và nghĩa vụ của các bên. Trong bài viết này, tác giả chỉ tập trung phân tích nhóm các hợp đồng góp hụi dựa trên cơ sở phân loại của nghị định số 144/2006/NĐ-CP (hụi có lãi và hụi không có lãi).