Tranh chấp hụi và hướng giải quyết các tranh chấp về hụi

Một phần của tài liệu những quy định của pháp luật về hụi lý luận và thực tiễn (Trang 52)

5. Kết cấu đề tài

2.4. Tranh chấp hụi và hướng giải quyết các tranh chấp về hụi

Đối với các loại tranh chấp từ hợp đồng góp hụi hoặc phát sinh từ hụi, pháp luật

Việt Nam ghi nhận nguyên tắc giải quyết tranh chấp là bằng phương pháp thương lượng,

hòa giải hoặc theo yêu cầu của một hoặc nhiều người tham gia hụi, tranh chấp đó có thể

giải quyết tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự32

.

Như đã phân tích ở trên, đa số các chủ hụi đều xác lập việc chơi hụi thông qua thỏa

thuận miệng mà không thành văn bản nên rất dễ xảy ra tranh chấp và nếu có tranh chấp

thì rất khó giải quyết. Hiện nay, các văn bản liên quan đến việc giải quyết tranh chấp hụi

có thể nói là chưa đầy đủ, vì vậy việc áp dụng pháp luật tỏ ra càng khó khăn hơn. Căn cứ

vào Nghị định Nghị định 144 và các văn bản pháp luật có liên quan thì hướng giải quyết

tranh chấp về nợ hụi được phân tích như sau:

2.4.1. Đối với các giao dịch về hụi diễn ra trước ngày Nghị định 144 có hiệu

lực (ngày 22-12-2006) thì giải quyết như sau:

¯ Nếu giao dịch về hụi đã được Tòa án giải quyết theo các văn bản pháp luật trước đây và bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì Tòa án không thụ lý, giải quyết

lại.

¯ Nếu giao dịch về hụi chưa được tòa án thụ lý giải quyết hoặc đã thụ lý nhưng chưa tiến hành xét xử thì căn cứ vào điều 479 BLDS 2005 và Nghị định 144 để giải

quyết.

¯ Nếu các bên thỏa thuận góp hụi bằng hiện vật (con giống, lúa, vàng… ) thì Tòa án buộc người đó phải giao hiện vật theo quy định tại Điều 294 Bộ luật dân sự 1995 nay là Điều 289 Bộ luật dân sự 2005 và trong bản án, quyết định phải nêu rõ tình trạng, số

lượng, chất lượng, chủng loại của vật được giao để thi hành án. Trong trường hợp bên có

nghĩa vụ không thể thực hiện nghĩa vụ giao vật thì Tòa án quyết định buộc bên có nghĩa

vụ phải thanh toán giá trị hiện vật theo giá trị thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm. ¯ Nếu tài sản góp hụi là tiền và không có lãi thì có hai hướng giải quyết như sau:

o Phương án 1: Do thời gian dài chúng ta không thụ lý giải quyết, nên nếu

tính lãi chậm thực hiện nghĩa vụ thì người chậm thực hiện nghĩa vụ phải trả

một khoản tiền không nhỏ và như vậy không ít gia đình phải lâm vào cảnh khó khăn khi tiến hành trả nợ. Vì vậy, trong trường hợp này chỉ buộc bên có nghĩa vụ thanh toán phần nghĩa vụ chưa thực hiện (chỉ trả lãi gốc) cho bên có quyền.

o Phương án 2: Buộc người thực hiện nghĩa vụ góp hụi phải thực hiện quyền,

nghĩa vụ còn thiếu, đồng thời theo yêu cầu của bên có quyền buộc người

thực hiện nghĩa vụ phải trả đối với phần chậm trả. Thời điểm để tính lãi là

từ lúc người có nghĩa vụ góp hụi không thực hiện nghĩa vụ đến thời điểm

xét xử sơ thẩm. Mức lãi do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được

thì áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm xét xử sơ thẩm.

¯ Nếu tài sản góp hụi là tiền và có thỏa thuận lãi thì có hai phương án giải quyết như sau:

o Phương án 1: Buộc bên chưa thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện phần nghĩa

o Phương án 2: Buộc bên chậm thực hiện nghĩa vụ phải trả phần nghĩa vụ còn thiếu (kể cả gốc và lãi theo thỏa thuận); nếu các bên thỏa thuận mức lãi quá

cao, vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với

từng loại vay tương ứng tại thời điểm xét xử sơ thẩm thì khi xét xử tòa án chỉ công nhận mức lãi tối đa không quá 150% lãi suất cơ bản của loại cho vay tương ứng. Nếu các bên đã trả lãi vượt quá 150% lãi suất cơ bản mà có yêu cầu tính lại thì cũng tính lại cho đúng và phần đã vượt quá được trừ vào số nợ gốc, đồng thời yêu cầu của bên có quyền buộc bên chậm thực hiện

nghĩa vụ phải trả lãi đối với phần chậm trả. Thời điểm để tính lãi là từ lúc

người có nghĩa vụ góp hụi không thực hiện nghĩa vụ cho đến khi xét sử sơ

thẩm. Mức lãi do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì áp

dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm xét

xử sơ thẩm. Đối với phần lãi đã vượt quá 150%, nếu các bên có yêu cầu tính

lại thì cũng tính lại cho đúng mức lãi 150%. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận mức lãi suất và mức lãi suất này thấp hơn 150% của lãi suất cơ

bản của Ngân hàng nhà nước quy định tại thời điểm xét xử sơ thẩm thì Tòa

án buộc các bên thực hiện theo mức lãi đã thỏa thuận cho đến khi xét xử sơ

thẩm nếu các bên có yêu cầu. Nếu trường hợp các bên có thỏa thuận mức

lãi, nhưng không xác định rõ mức lãi hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp

dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm xét xử

sơ thẩm.

Một phần của tài liệu những quy định của pháp luật về hụi lý luận và thực tiễn (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)