Điều kiện về hình thức

Một phần của tài liệu những quy định của pháp luật về hụi lý luận và thực tiễn (Trang 34)

5. Kết cấu đề tài

2.3.1.2.Điều kiện về hình thức

Những điều khoản mà những người tham gia hụi thỏa thuận phải được thể hiện ra

bên ngoài với một hình thức nhất định. Hay nói cách khác hình thức của hợp đồng chính là phương tiện để ghi nhận nội dung mà các chủ thể đã xác định. Tùy thuộc vào nội dung,

tính chất của từng loại hụi mà các bên có thể lựa chọn một hình thức ghi nhận hụi phù hợp với mình. Tại Điều 7 Nghị định 144/2006/NĐ-CP đã quy định:

Thỏa thuận về hụi có được thể hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Văn bản về

hụi được công chứng, chứng thực nếu những người tham gia hụi có yêu cầu.

Với quy định tại Điều 7 như trên ta có thể chia hình thức giao kết hụi bao gồm:

· Hình thức lời nói, thông qua hình thức này, các bên giao kết chỉ cần thỏa thuận

bằng lời nói với nhau mà không cần phải lập thành văn bản về nội dung của thỏa

thuận hoặc chấp nhận những điều khoản mà một chủ thể đã đặt ra nhằm xác lập

giao dịch. Hình thức này thường được áp dụng trong những trường hợp các bên có

độ tin cậy lẫn nhau và hiện tại loại hình thức này tồn tại khá phổ biến trong việc

thỏa thuận về việc tham gia góp hụi. Mức độ chứng minh của hình thức này khi xảy ra tranh chấp là rất khó vì bên vi phạm có thể phủ nhận tất cả những thỏa thuận

mà họ đã xác lập. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến cho việc giải

· Hình thức bằng văn bản, nhằm nâng cao độ xác thực về nội dung của thỏa thuận

về hụi, các bên có thể ghi nhận nội dung thỏa thuận bằng một văn bản. Trong văn

bản đó, các bên ghi đầy đủ những nội dung cơ bản của thỏa thuận và cùng ký tên xác nhận vào văn bản. Khi có tranh chấp về hụi xảy ra, thỏa thuận về hụi được lập thành văn bản tạo ra một chứng cứ pháp lý chắc chắn hơn so với hình thức bằng lời nói. Căn cứ vào văn bản đã thỏa thuận, các bên dễ dàng thực hiện thỏa thuận về

hụi. Đối với loại hình thức này thì chủ hụi sẽ lập thành nhiều bản cho các bên ký tên vào tất cả các bản đó và mỗi thành viên sẽ nhận được một bản, và đây chính là

một bằng chứng, chứng minh là một thành viên của dây hụi mà mình đã tham gia,

do đó, sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ của một thành viên. Căn cứ vào điều này thì sổ hụi cũng được xem là một hình thức văn bản? Vì sổ hụi có thể có đầy đủ nội

dung của một thỏa thuận như: tên, địa chỉ của chủ hụi và các thành viên trong hụi;

Phần hụi, kỳ mở hụi, thể thức góp và lãnh hụi; Số tiền, tài sản khác đã góp hụi

hoặc đã lãnh hụi; Việc chuyển giao phần hụi; Việc ra khỏi hụi và chấm dứt hụi;

Chữ ký hoặc điểm chỉ cho các thành viên khi góp hụi và lãnh hụi11

… Tuy nhiên, nếu thừa nhận sổ hụi là một hình thức văn bản của hụi và chủ hụi phải có nghĩa vụ

lập sổ hụi12

thì điều này đồng nghĩa với việc tất cả các hợp đồng góp hụi phải được

lập thành văn bản, điều này trái với quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2006/NĐ- CP (hợp đồng góp hụi không nhất thiết phải lập thành văn bản). Mặc khác, chỉ có

chủ hụi là người lập và giữ sổ hụi nên khi chủ hụi có ý định lừa đảo để chiếm đoạt

tài sản của các thành viên tham gia góp thì chủ hụi chỉ cần tiêu hủy sổ hụi, công

việc này không mấy khó khăn cho chủ hụi và như vậy các thành viên không còn

cách nào để chứng minh rằng mình đã tham gia góp hụi. Vì vậy, hiện nay sổ hụi không được xem là một hình thức văn bản của thỏa thuận về hụi mà nó chỉ có tác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dụng cho chủ hụi dễ quản lý dây hụi cũng đồng thời bảo vệ quyền lợi cho chủ hụi.

· Hình thức có chứng nhận chứng thực, hình thức này thường được áp dụng đối với

loại hụi có phần hụi có giá trị lớn và các bên thành viên không thân quen với nhau.

11

Khoản 2 Điều 9 Nghị định 144.

Thỏa thuận về hụi được xác lập theo hình thức này có giá trị chứng cứ cao nhất. Vì vậy, đối với những thỏa thuân dạng này giúp cho việc giải quyết tranh chấp nhanh

chóng, giúp cho các chủ thể tham gia có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện hợp đồng. Tuy là loại hình thức có giá trị chứng minh cao nhất nhưng hiện nay rất ít trường hợp người tham gia hụi chọn hình thức này.

Việc quy định về hình thức thỏa thuận về hụi tạo cơ sở thuận tiện cho người tham

gia hụi trong việc giao kết hợp đồng góp hụi. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng hình thức

không phải là điều kiện bắt buộc để thỏa thuận về hụi có hiệu lực nếu các bên không có thỏa thuận đây là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực, do đó, nếu các bên có tranh chấp về

hình thức góp hụi thì tòa án căn cứ vào chứng cứ của đương sự để xem xét.

Một phần của tài liệu những quy định của pháp luật về hụi lý luận và thực tiễn (Trang 34)