Thực trạng giao dịch về hụi trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu những quy định của pháp luật về hụi lý luận và thực tiễn (Trang 58)

5. Kết cấu đề tài

3.1. Thực trạng giao dịch về hụi trong giai đoạn hiện nay

3.1.1. Tình hình thực tiễn.

Hụi – một hình thức hỗ trợ vốn rất hiệu quả trong các đoàn – hộiở Việt Nam, đặc

biệt là ở Miền nam. Hiện nay, có rất nhiều gia đình nghèo, cận nghèo có một phần nguyên nhân là do không có vốn để đầu tư sản xuất, họ được giới thiệu gia nhập vào hội phụ nữ,

hội nông dân, đoàn thanh niên, tại các tổ chức này đã thành lập các dây hụi với mục đích tương trợ lẫn nhau giữa những thành viên trong hội. Theo đó hình thức lãnh hụi là do các thành viên tự thỏa thuận dựa trên nhu cầu của từng thành viên trong từng thời điểm hổ trợ

vốn và chủ hụi thường là người đứng đầu của chính những tổ chức đó. Những năm qua,

tại thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện nhiều hình thức chơi hụi rất mới và mang lại nhiều

hiệu quả tích cực, điển hình như hình thức “chơi hụi thanh niên”, theo hình thức này thì thành viên là những thanh niên trong phường, thành viên nào có nhu cầu vay vốn thì đưa đơn cho chủ hụi (thường là thành viên trong đoàn phường), nếu đoàn phường thẩm định

và thông qua vậy là được lãnh hụi. Nhờ phương thức này mà rất nhiều thanh niên trong hội được vay vốn, nhiều bạn trẻ nơi đây từ vô công rỗi nghề nhưng nhờ được lãnh hụi đã

bắt đầu đi học nghề, làm vốn buôn bán nhỏ… Một số bạn sau khi học nghề xong đã tìm

được việc làm ổn định với thu nhập cao. Một mô hình khác cũng ở thành phố Hồ Chí

Minh, đó là “hụi của những người cắt tóc”, đối tượng thường là những bạn trẻ không có

trình độ hoặc thất nghiệp. Theo mô hình này thì các thành viên sẽ góp hụi để mở tiệm hớt

tóc cho từng thành viên, từ đó tạo công ăn việc làm cho các bạn thanh niên. Không chỉ ở

thành phố Hồ Chí Minh, nhiều nông dân ở ấp Voi lá, xã Long Hiệp, huyện Bến Lức,

Long An cũng thành lập “tổ hụi xây nhà”, mỗi ba tháng một lần bốc thăm, không chủ hụi,

không đầu thảo, cũng chẳng sợ ai giang lận vì có hợp đồng cam kết hẳn hoi. Người nào

bốc thăm trúng vào số 1 thì sẽ được xây nhà, những người còn lại góp mỗi người 15 bao

Đây là một sáng kiến đặc biệt nhất, đang lan tỏa sang nhiều địa phương khác như xã Vĩnh

Thuận (huyện Vĩnh Hưng), xã Mỹ Thạnh (huyện Thủ Thừa), các huyện Cần Đước, Cần

Giuộc. Tính đến thời điểm tháng 3 năm 2008 toàn tỉnh Long An có 1.181 căn nhà tạm

được xóa, trong đó có 92 căn nhà do các tổ góp vốn trị giá 100 đến gần 300 triệu đồng/

căn35

. Hụi đã góp phần vào việc thực hiện chính sách nhà ở của nước ta trong giai đoạn

hiện nay.

Như vậy, nhờ vào hụi mà rất nhiều vấn đề xã hội như xây nhà, hỗ trợ sản xuất,

giải quyết việc làm được giải quyết. Rõ ràng, các giao dịch về hụi là một mô hình hỗ trợ

vốn rất hiệu quả. Nhưng bên cạnh những lợi ích mà hụi đem lại thì hụi ngày nay cũng gây

ra những hậu quả rất tiêu cực cho xã hội. Nếu xem xét một cách khách quan thì nếu như

hụi hoạt động bình thường và chấm dứt một cách bình thường thì hầu hết mọi người đều

“vui vẻ”, tuy nhiên nếu xảy ra bể hụi thì hậu quả khôn lường. Tranh chấp về nợ hụi được

giải quyết nhưng chẳng lúc nào thỏa đáng, nỗi đau về mất tiền, bị lừa gạt, lòng tin không còn cứ gặm nhắm các nạn nhân của nó từng giờ từng phút, nhiều người phải bán nhà, bán

đất, thậm chí uống thuốc ngủ tự tử, về phía gia đình thì ly tán, con cái lâm vào cảnh khó khăn, gia đình xào xáo, những bữa cơm đầm ấp sung túc không còn nữa… Tất cả đều chỉ

vì hụi. Hiện nay, chưa có một số liệu nào thống kê lại số tài sản bị thiệt hại có nguyên nhân là bể hụi từ trước đến nay, tuy nhiên chúng ta cũng có thể thấy rằng tài sản bị mất

mác của nhân dân được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng là rất lớn thì có thể thấy rằng con số trên thực tế còn lớn hơn gấp nhiều lần. Trong năm 2008, chúng ta

chứng kiến những vụ bể hụi có giá trị rất lớn ảnh hưởng đến đời sống của nhiều khu vực dân cư, sau đây là một số vụ bể hụi gây hoan mang dư luận trong năm vừa qua:

ở Cà Mau, tại thị trấn Đầm Dơi, ngày 24/8/2008, vợ chồng bà Dương Kim Nguyệt,

khóm 4, thị trấn Đầm Dơi đã thừa nhận có gom tiền hụi của các thành viên chơi hụi trong thị trấn, với số tiền khoảng 3,4 tỷ đồng. Theo tìm hiểu của địa phương thì có ít nhất 30

người giao tiền cho bà Nguyệt để chơi hụi, nhưng họ đều không được hốt hụi vì bà Nguyệt đã ghi tên người chơi hụi giả rồi hốt hụi để cho vào túi riêng. Điều bức xúc hơn là

khoảng giữa tháng 7 thì tất cả nhà đất và nhiều nền thổ cư trong thị trấn mà bà Nguyệt sở

hữu đã bị thế chấp hết tại các ngân hàng36.

Ở Long An, chiều ngày 30/10/2008, ông Đổ Tấn Thảnh, trưởng công an thị trấn

tầm Vu, huyện Châu Thành xác nhận bà Trầm Thúy Phượng, chủ cơ sở cho thuê xe du

lịch và chủ tiệm vải lớn ở thị trân Tầm Vu đã tuyên bố vỡ nợ trong 6 dây hụi tuần và tháng do bà làm chủ thảo, ước tính số nợ khoảng 20 tỷ37

.

Ở Trà Vinh, sáng ngày 14/10/2008, lãnh đạo cơ quan cảnh sát điều tra Công an

tỉnh Trà Vinh cho biết đã chính thức chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Trà Vinh đề nghị truy tố một chủ hụi về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đó là bà Nguyễn

Thị Lập (56 tuổi) ở ấp Bến Tranh, xã Định An, huyện Trà Cú (Trà Vinh). Theo điều tra

của cơ quan chức năng, do mất cân đối tài chính trong một thời gian dài làm chủ hụi nên từ năm 2000 đến tháng 10/2007, bà Lập đã dựng nên những hụi viên ảo để lấy tiền thật chi xài. Đến khi tuyên bố vỡ hụi, bà Lập đã chiếm đoạt của 68 người tham gia chơi hụi ở

12 “dây hụi” với số tiền trên 1,5 tỉ đồng. Trong đó, người bị bà Lập chiếm đoạt nhiều nhất lên đến 66 triệu đồng38

.

Ở Bến Tre, cũng trong tháng 11/2008, ở xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày, Bến Tre,

hàng chục người dân nộp đơn tới chính quyền địa phương tố cáo bà Lê Thị Tuyết giựt hụi

trên 2 tỉ đồng, trong đó có người “mắc nạn” tới hàng trăm triệu đồng39

.

Ở Kiên Giang, ngày 13/12/2008, tại xã Thạnh Phước, huyện Giồng Riềng hàng

chục người đã tố cáo vợ chồng Nguyễn Văn Phương (cán bộ tuyên giáo xã) và Ngô Hồng

Thắm tại UBND xã Thạnh Phước với số tiền giật hụi lên đến gần 6 tỷ đồng40

.

Ở Tiền Giang, ngày 31/12/2008, Công an huyện Cai Lậy xác nhận có hơn 40 nạn

nhân đã làm đơn gửi cơ quan chức năng tố cáo bà Võ Thị Ngọc Nga, vợ ông Nguyễn Văn

36 Chí Hạo, Cà Mau: bể hụi trên 3 tỷ đồng, http://vietnamnet.vn ngày 27/8/2008 37 Lâm vũ, Long An: bể hụi gần 20 tỷ, http://www.thanhnien.com.vn ngày 30/10/2008 38Hàn Sơn Đỉnh, Trà Vinh: Bể hụi hơn 1,5 tỷ đồng, http://vietnamnet.vn ngày 14/20/2008

39 Tiến Trình, Bể hụi miền tây. Bài 2 – vị đắng lòng tin, http://www.thanhnien.com.vn ngày 23/3/2009 40 Phạm Tâm, Kiên Giang: Cán bộ xã giật hụi gần 6 tỷ đồng mua đất, http://dantri.com.vn ngày 26/12/2008

Hiền - Phó Trưởng Công an xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy tuyên bố bể hụi hơn bốn tỷ đồng41

.

¯Trong năm 2009 cũng xảy ra nhiều vụ bể hụi với giá trị tài sản rất lớn như: Ở An Giang, trong tháng 6/2009 gần chục phụ nữ xã Phú Lộc, huyện Tân Châu

cùng nhau lên TAND huyện Tân Châu nộp hồ sơ tố cáo bà Lê Thị Kim Hoàng (ngụ ấp

Phú Yên, xã Phú Lộc, huyện Tân Châu) lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản qua hành vi gom hụi bỏ trốn42

.

Ở Cà Mau, ngày 20/7/2009, ông Dương Văn Tải, Trưởng Công an thị trấn Trần Văn Thời xác nhận một vụ bể hụi lên đến 21 tỷ đồng vừa xảy ra tại thị trấn. Chủ hụi là Lâm Mộng Nghi, 24 tuổi (ngụ thị trấn Trần Văn Thời). Trước đó, tại thị trấn Đầm Dơi và

Trần Văn Thời cũng từng xảy ra những vụ bể hụi lớn với số tiền 2-3 tỷ đồng. Hai vụ bể

hụi này được cơ quan công an làm rõ là lừa đảo chiếm đoạt tài sản43

.

Đây chỉ là một vài vụ “bể hụi” có giá trị tài sản rất lớn và gây ảnh hưởng nghiêm

trọng đến nhân dân, gây xôn xao dư luận. Có thể thấy rằng, các vấn đề liên quan đến bể

hụi, giật hụi đã xảy ra và nguy cơ xảy ra là rất lớn, gây ra nhiều tác động không tốt cho xã hội. Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng, những mặc tích cực mà hụi mang lại là rất

nhiều, trong khi đó bể hụi giật hụi chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số rất nhiều giao dịch về

hụi.

3.1.2. Vướng mắc trong các giao dịch về “hụi”

Trên đây chỉ là những con số nổi của những vụ bể hụi, số liệu trên thực tế còn lớn

hơn và phức tạp hơn rất nhiều. Thông qua rất nhiều vụ bể hụi và các quy định của pháp

luật hiện hành xoay quanh vấn đề này, có thể thấy rằng các giao dịch về hụi tồn tại những vướng mắc như sau:

41 Hoàng Anh, Tiền Giang: vợ phó trưởng công an xã bể hụi hơn 4 tỷ đồng, www.baomoi.com ngay 31/12/2008

42 Nguyệt Thơ – Bình Trí, An Giang: Bể hụi bạc tỷ tại xã Phú Lộc, huyện Tân Châu http://ca.cand.com.vn/ 10/06/2009

¯ Sự tồn tại của các dây “hụi ma”

Có thể thấy nạn nhân chính là những con hụi nhẹ dạ, hám lợi trước lời mời tham

gia góp hụi với hứa hẹn thu được chênh lệnh hấp dẫn. Nhiều hụi viên cần tiền muốn hốt

hụi nhưng rất hiếm ai có thể hốt được, khi có người nào bỏ cao đến mấy thì chủ hụi cũng

nói rằng có ai đó đã lãnh hụi, thế là họ đành tiếp tục góp tiền để nuôi hụi sống. Đến khi

chủ hụi bỏ trốn thì các thành viên mới hợp lại với nhau và bất ngờ khi có rất nhiều hụi

viên “ảo” được chủ hụi dụng lên để lừa gạt. Người chơi hụi gọi hình thức dựng chân hụi

giả của chủ hụi là “hụi ma”.

Thực tế cho thấy các vụ bể hụi có giá trị lớn đều có dấu hiệu tội phạm, các chủ hụi

lợi dụng lòng tin của những người tham gia góp hụi, cho những người này tham gia chung

đường dây hụi với các hụi viên “ảo” để các hụi viên chưa hề tồn tại này hốt hụi khi đến kỳ

mở hụi. Bằng cách này, tiền đóng của các hụi viên thật bị chủ hụi chiếm trọn, phần lớn

những nạn nhân này khi biết mình gặp phải lừa đảo đều rất lo lắng khi bị mất tài sản,

nhưng càng lo lắng hơn khi họ chẳng có chứng từ nào chứng minh mình đã tham gia góp

hụi hoặc bất kỳ chứng từ ghi nợ nào khác, họ chỉ nói là mình đã đóng bao nhiêu lần, bao

nhiêu chân rồi quy chúng thành tiền và tất cả cũng chỉ là lời nói. Hầu hết các sổ hụi của

chủ hụi chỉ là những dòng chữ ghi vắn tắt vào sổ tay, không đầu, không đuôi, không điều

kiện ràng buộc… Vì thế nên nếu có tranh chấp thì bất lợi luôn thuộc về phía thành viên góp hụi.

¯ Chủ hụi chuyên nghiệp chưa được pháp luật điều chỉnh

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, tính tương trợ của hụi dần mất đi, một số người thấy được lợi ích của việc nhận tiền hoa hồng khi làm chủ hụi đã coi chủ hụi như

một công việc mang tính chất chuyên nghiệp. Có thể nói “nghề làm chủ hụi” là một nghề

việc nhẹ lương cao. Do đó, ở những chợ có quy mô lớn, thường xuất hiện những chủ hụi

nắm hàng chục dây hụi, hoạt động như người đứng đầu một quỹ tín dụng nhỏ, huy động

vốn của hàng trăm người với quy mô lớn lên đến hàng tỷ đồng và thu nhập của chủ hụi từ

tiền hoa hồng có thể lên đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, các chủ hụi này không phải chịu bất kỳ sự điều chỉnh nào của pháp luật về đăng ký kinh doanh hay mức

vốn hoạt động (và tất nhiên nằm ngoài sự kiểm soát của thuế thu nhập cá nhân). Thực tế

giao dịch các hụi viên không chỉ tham gia vào nhiều dây hụi mà còn tham gia vào nhiều

dây hụi của nhiều chủ hụi khác nhau trên địa bàn, bên cạnh đó các chủ hụi cũng tham gia

vào các dây hụi do người khác làm chủ hụi để kiếm lời. Do vậy, các dây hụi do những

chủ hụi chuyên nghiệp nắm giữ luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất cao, có thể dẫn đến nguy cơ vỡ hụi dây chuyền và nhiều người chơi hụi bị mất trắng số tiền đã bỏ ra chơi hụi.

Theo tập quán, việc chơi hụi được thực hiện giữa những người quen biết nhau, dựa

trên sự tin tưởng nhau là chính nên hầu như những người chơi hụi không có giấy tờ gì để

chứng minh về số tiền đã bỏ ra chơi hụi; chủ hụi đứng ra tổ chức các dây hụi cũng không

cần phải có tài sản để bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền hụi cho những người tham gia hụi…

Vì thế, nếu chủ hụi có ý đồ chiếm đoạt tiền của người chơi hụi thì việc thực hiện ý đồ này

thường không có gì khó khăn. Thêm vào đó, khi một người làm chủ nhiều dây hụi, nguy

cơ tiềm ẩn về khả năng bị sụp đổ dây chuyền của các dây hụi này là rất cao, chỉ cần có

một số người chơi hụi giật hụi (người chơi hụi đã lãnh hụi rồi nhưng không chịu đóng hụi

chết) sẽ tạo ra tâm lý hoang mang, lo sợ mất tiền của những người chơi hụi khác, dẫn đến đồng loạt người muốn lãnh tiền hụi, gây mất cân đối trong việc chi trả các phần hụi từ

phía chủ hụi, trước thực trạng này chủ hụi chỉ còn cách dùng tiền từ dây hụi này để chi trả

cho dây hụi khác, nếu nhiều người giật hụi sẽ dẫn đến chủ hụi không còn khả năng chi trả

(bể hụi), khi đó tất cả các dây hụi do người này làm chủ sẽ sụp đổ hàng loạt, tạo ra sự mất

ổn định trong cộng đồng dân cư và những hậu quả vô cùng đáng tiếc khác. Suy cho cùng,

đối với giao dịch về hụi chính chủ hụi chuyên nghiệp mới là đối tượng quan trọng nhất

cần được luật điều chỉnh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của những người chơi

hụi, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra nhưng pháp luật dân sự hiện hành lại không đề

cập đến chủ thể này.

¯ Lãi suất của các giao dịch về hụi

Lãi suất chơi hụi do các thành viên tự thỏa thuận đưa ra. Hiện nay, thực tế giao

dịch trong nhân dân hiện nay dao động từ 3% đến 10%/ tháng. Nhưng theo Điều 10 Nghị

Điều 476 BLDS, theo quy định này thì lãi suất vay do các bên thỏa thuân nhưng không

vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay

tương ứng. Trong năm 2009, mức lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố là 7,0%/năm44 tương ứng 0,584%/ tháng, như vậy lãi suất trong giao dịch tối đa không quá 10,5%/ năm, tương ứng với 0,875%/ tháng. So sánh với lãi suất các giao dịch về hụi, có

thể thấy lãi suất trong các giao dịch về hụi đều vượt mức quy định của pháp luật hiện

hành. Mặc khác, khi muốn lãnh hụi các thành viên phải đưa ra mức lãi suất cao nhất và

Một phần của tài liệu những quy định của pháp luật về hụi lý luận và thực tiễn (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)