Quyền và nghĩa vụ của thành viên

Một phần của tài liệu những quy định của pháp luật về hụi lý luận và thực tiễn (Trang 45)

5. Kết cấu đề tài

2.3.2.2.Quyền và nghĩa vụ của thành viên

¯Nghĩa vụ của thành viên

Nghĩa vụ của thành viên tham gia hụi được quy định tại các Điều 13, Điều 20 và

Điều 25 Nghị định Nghị định 144. Nếu xem xét nội dung của các quy định này thì ta thấy

rằng các thành viên đều có các nghĩa vụ tương đối giống nhau:

· Góp phần hụi theo thỏa thuận, đây là nghĩa vụ chung mà các thành viên bắt buộc

phải thực hiện, trừ thành viên được lãnh hụi trong kỳ mở hụi đó. Theo nghĩa vụ

này thì thành viên phải góp hụi vào mỗi kỳ mở hụi cho chủ hụi. Ta thấy rằng, đối

với hụi không có lãi Nghị định 144 quy định thành viên phải góp hụi cho chủ hụi

nếu dây hụi có chủ hụi hoặc thành viên được lãnh hụi, đối với nhóm thành viên trong hụi có lãi thì không có quy định này. Vậy khi đến kỳ mở hụi thành viên trong hụi có lãi sẽ phải góp hụi cho ai? Ta thấy rằng do đặc điểm của hụi không có lãi mục đích tham gia vào hụi của tất cả các thành viên đều dựa trên tinh thần tự

nguyện và tương trợ nhau là chính, do đó có chủ hụi hay không không quan trọng

đối với loại hụi này, nên khi không có chủ hụi thì một cách tự nguyện các thành viên phải góp hụi cho người được lãnh hụi trong kỳ mở hụi. Ngược lại, với hụi có

lãi thì mục đích lợi nhuận là một phần trong quá trình thúc đẩy sự tồn tại của dây

hụi này, nên rất hiếm trường hợp không có chủ hụi vì trong mọi trường hợp chủ

hụi phải giao đủ cho họ khi những người này lãnh hụi.

· Thành viên phải bồi thường thiệt hại cho những người tham gia hụi nếu vi phạm

nghĩa vụ mà gây thiệt hại và có yêu cầu bồi thường thiệt hại từ người bị thiệt hại.

Ta thấy rằng nghĩa vụ quan trọng nhất của thành viên là góp hụi và trả lãi (đối với

người được lãnh hụi sẽ bị thiệt hại nên trách nhiệm cuối cùng chính là thành viên không góp hụi đúng kỳ hạn.

· Một nghĩa vụ đặc trưng tạo nên sự khác biệt giữa thành viên trong hụi có lãi và thành viên trong hụi không có lãi là thành viên trong hụi có lãi phải có nghĩa vụ trả

lãi cho các thành viên khác khi được lãnh hụi21

. Theo nghĩa vụ này thì thành viên trả lãi cao nhất trong kỳ mở hụi sẽ được lãnh hụi và phải trả lãi cho các thành viên

khác chưa lãnh hụi. Ngoại lệ, đối với nhóm thành viên chuyên cho vay là những người không phải trả lãi cho thành viên khác.

· Tuy nhiên cũng có điều khác biệt giữa nhóm thành viên trong hụi không có lãi và nhóm thành viên trong hụi có lãi là ngoài những nghĩa vụ nói trên thành viên trong hụi có lãi còn có các nghĩa vụ đối với chủ hụi, cụ thể như sau: đối với thành viên trong hụi đầu thảo thì thành viên phải có nghĩa vụ cho chủ hụi vay nhưng không được nhận lãi suất, đối với thành viên trong hụi hưởng hoa hồng ngoài nghĩa vụ trả

lãi cho các thành viên khác thì thành viên tham gia hụi còn có nghĩa vụ trả hoa

hồng cho chủ hụi22

. Nghĩa vụ này giúp ta phân biệt giữa thành viên trong hụi hưởng hoa hồng với thành viên trong hụi đầu thảo.

¯Quyền của thành viên:

So sánh các Điều 14, 24 và 26 Nghị định 144, ta thấy rằng, quyền của thành viên trong hụi không có lãi ít hơn quyền của thành viên trong hụi có lãi. Nhưng giữa hai nhóm

thành viên này có những quyền giống nhau như sau:

· Khi đến kì mở hụi, thành viên được lãnh hụi có quyền nhận các phần hụi từ chủ

hụi hoặc các thành viên khác23. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

· Thành viên tham gia hụi được quyền tự mình hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có

thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp quyền và

lợi ích hợp pháp bị xâm phạm24 . 21 Khoản 2 Điều 20 Nghị định 144 22 Khoản 1 Điều 25 Nghị định 144. 23 Khoản 1 Điều 14 Nghị định 144.

· Thành viên được quyền chuyển giao phần hụi theo quy định từ Điều 309 đến Điều

317 của BLDS25. Theo quy định này thì thành viên được phép chuyển giao phần

hụi cho thành viên khác hoặc người thứ ba vào bất kỳ thời điểm nào kể từ khi dây

hụi có hiệu lực và việc chuyển giao phải được thông báo cho chủ hụi và thành viên

được biết. Người nhận chuyển giao sau khi được chuyển giao sẽ có tư cách là

thành viên trong dây hụi nên có các quyền và nghĩa vụ của một thành viên kể từ

thời điểm chuyển giao.

· Thành viên được phép ra khỏi dây hụi theo thỏa thuận26

. Tùy từng thời điểm mà thỏa thuận này sẽ khác nhau: nếu thời điểm thỏa thuận ra khỏi hụi khi mà người này chưa lãnh hụi thì thỏa thuận dễ dàng đạt được. Vấn đề trở nên rắc rối khi thỏa

thuận đó phát sinh sau khi thành viên đầu tiên lãnh hụi hoặc đối với thành viên tham gia với nhiều phần hụi trong đó có phần đã lãnh hụi và có phần chưa được

lãnh, lúc này thỏa thuận ra khỏi hụi của thành viên này phải tính đến các phần hụi mà thành viên đã góp và các phần hụi phải góp. Thỏa thuận ra khỏi hụi của thành viên cần phải được những người tham gia hụi đồng ý, hoặc chỉ cần chủ hụi nếu là hụi có lãi. Như vậy thực chất đây không phải là quyền riêng biệt của thành viên muốn ra khỏi hụi mà nó còn phụ thuộc vào thỏa thuận mà người này đạt được với

những người khác. Ngoài ra, người ra khỏi hụi có thể phải bồi thường thiệt hại nếu

việc ra khỏi hụi mà gây thiệt hại, vì vậy, thực tế có rất ít trường hợp người chơi hụi

ra khỏi hụi khi dây hụi chưa chấm dứt

· Yêu cầu chủ hụi hoặc người giữ sổ hụi cho xem sổ hụi và cung cấp các thông tin

cần thiết27

. Quyền này giúp cho thành viên giám sát hoạt động của chủ hụi, tuy

nhiên nghĩa vụ lập và giữ sổ hụi trong bối cảnh hiện nay không phải là nghĩa vụ

bắt buộc của chủ hụi nên chủ hụi có quyền không lập sổ hụi, do đó quyền yêu cầu

này tỏ ra khó thực hiện. 24 Khoản 2 Điều 14 Nghị định 144. 25 Khoản 3 Điều 14 Nghị định 144. 26 Khoản 4 Điều 14 Nghị định 144. 27 Khoản 5 Điều 14 Nghị định 144.

· Đối với thành viên trong hụi có lãi, thành viên còn được phép đưa ra mức lãi suất

trong mỗi kỳ mở hụi đến khi nào người này đưa ra mức lãi phù hợp và được lãnh hụi thì thành viên đó sẽ hết quyền này, tuy nhiên, nếu thành viên này tham gia vào dây hụi với nhiều phần hụi thì thành viên được trả lãi đến khi lãnh được phần hụi tương ứng với số phần hụi đã tham gia28. Thành viên trong hụi có lãi còn được

quyền hưởng lãi từ các thành viên khác29, ngược lại với quyền được trả lãi, thành viên sẽ được hưởng lãi nến như người này chưa được lãnh hụi. Nếu người này có nhiều phần hụi thì việc hưởng lãi của mỗi phần hụi sẽ tỷ lệ thuận với thời gian mà

người này chưa lãnh hụi.

Nhìn chung, quyền và nghĩa vụ của người chơi hụi được nghị định Nghị định 144 quy định tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, một số quyền và nghĩa còn chưa khả thi nên cần

phải tăng cường các chế tài hữu hiệu để đảm bảo cho các bên thực hiện tốt quyền và nghĩa

vụ của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu những quy định của pháp luật về hụi lý luận và thực tiễn (Trang 45)