- Khi vi phạm Pháp luật chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý nhưng trong quan hệ dân sự, hành chính chủ thể có thể phải gánh chị u trách nhiệm pháp
2. Căn cứ phân định ngành luật
Xuất phát từ quan điểm duy vật, khoa học pháp lý xã hội chủ nghĩa quan điểm rằng: có sự khác biệt trong mỗi lĩnh vực quan hệ xã hội cần được Pháp luật điều chỉnh. Mỗi ngành luật chỉ điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội và cần có những cách thức, phương pháp điều chỉnh phù hợp, do đó Pháp luật xã hội chủ nghĩa căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh để phân định các ngành luật.
2.1 Đối tượng điều chỉnh: Là những quan hệ xã hội chịu sự tác
động của luật pháp.
Ví dụ: quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động, Nhà nước sử dụng những quy phạm điều chỉnh hành vi các bên trong quan hệ lao động, những quy phạm này hợp thành ngành Luật Lao động.
2.2 Phương pháp điều chỉnh: Là cách thức luật pháp tác
động vào mối quan hệ xã hội đã được điều chỉnh (đối tượng điều chỉnh).
Ví dụ: Trong quan hệ kinh tế phương pháp điều chỉnh là thỏa thuận, bình đẳng còn trong quan hệ hình sự là phương pháp mệnh lệnh quyền uy.
3. Các ngành luật trong hệ thống Pháp luật Việt Nam
3.1. Sơ lược về hệ thống Pháp luật Việt Nam
Hệ thống Pháp luật Việt Nam hiện nay hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước. Bản tuyên ngôn độc lập ngày 02/09/1945, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng là văn bản pháp lý đầu tiên đặt nền tảng cho việc xây dựng hệ thống Pháp luật nước ta hiện nay.
Theo sự phát triển của đất nước qua các thời kỳ, hệ thống Pháp luật nước ta có sự phát triển ngày càng hoàn thiện hơn.
Giai đoạn từ 1945 đến 1954: Việt Nam đã có Hiến pháp 1946 là Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử dân tộc và các văn bản Pháp luật nhưng vẫn còn hạn chế, chưa hình thành đầy đủ các ngành luật.
Giai đoạn từ 1954 đến 1986: Nhà nước xây dựng và phát triển hệ thống Pháp luật xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tính ưu việt của Pháp luật xã hội chủ nghĩa được phát huy. Tuy nhiên trong giai đoạn này vẫn còn những hạn chế về cơ chế tập trung, bao cấp làm chậm sự phát triển kinh tế đất nước.
Giai đoạn từ 1986 đến nay: Quan điểm đổi mới đã khắc phục được những nhược điểm trước đó, hệ thống Pháp luật có đầy đủ các ngành luật điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội. Văn bản quy phạm Pháp luật ban hành kịp thời và phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước.
3.2. Các ngành luật trong hệ thống Pháp luật nước ta hiện nay
Hiện nay, các ngành luật trong hệ thống Pháp luật nước ta chia thành: Nhóm ngành luật quốc nội gồm 11 ngành luật và nhóm ngành luật quốc tế gồm 2 ngành luật.