LUẬT HÀNH CHÁNH

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương phần 2 TS bùi ngọc tuyền (Trang 80)

- Trục xuất: Là hình phạt áp dụng kèm theo hình phạt chính, buộc người phạm t ội phải rời khỏi nước Việt Nam khi chấp hành xong hình phạt chính.

LUẬT HÀNH CHÁNH

Quản lý hành chính nhà nước là một hoạt động rất đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội.

Do đó để đảm bảo hoạt động quản lý trên nhiều lĩnh vực với những chủ thể khác nhau, Nhà nước ban hành Luật Hành chính trong đó quy định những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý nhà nước để điều chỉnh các hoạt động chấp hành và điều hành của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực hành chính, chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội giữa cơ quan quản lý hành chính Nhà nước với các chủ thể khác nhau trong xã hội, đồng thời Luật Hành chính còn quy định thủ tục hành chính, trách nhiệm hành chính điều chỉnh hoạt động công chức và của các chủ thể khác trong xã hội.

Nội dung bài này trình bày khái niệm Luật Hành chính, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính, các chế định quan trọng của Luật Hành chính và Tố tụng Hành chính.

MC TIÊU

Sau khi học xong bài này, các bạn biết được:

ƒ Các quan hệ xã hội chịu tác động của Luật Hành chính.

ƒ Cách thức tác động của luật đối với các quan hệ hành chính.

ƒ Các hình thức xử phạt hành chính.

ƒ Thẩm quyền của cơ quan tòa án và nguyên tắc xét xử trong tố tụng hành chính.

ƒ Các giai đoạn xét xử trong tố tụng hành chính.

NI DUNG CHÍNH

1.Khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính

1.1. Khái nim Lut Hành chính

Luật Hành chính là ngành luật gồm tổng hợp các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội xuất hiện trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động mang tính chấp hành và điều hành của các cơ quan Nhà nước.

1.2. Đối tượng điu chnh ca Lut Hành chính

Là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính Nhà nước. Những quan hệ xã hội được Luật Hành chính điều chỉnh chia thành 3 nhóm lớn:

- Những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính Nhà nước đối với bên ngoài. Đây là nhóm lớn nhất, quan trọng nhất.

- Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành trong tổ chức và hoạt động nội bộ của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước.

- Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các tổ chức xã hội được Nhà nước giao một số trách nhiệm quản lý.

Trong tất cả các quan hệ kể trên đều có sự tham gia của cơ quan hành chính Nhà nước được trao thẩm quyền hoặc cơ quan đại diện. Nếu không có sự tham gia của cơ quan hành chính Nhà nước, viên chức Nhà nước có thẩm quyền thì không thể xuất hiện các quan hệ do Luật Hành chính điều chỉnh.

1.3 .Phương pháp điu chnh ca Lut Hành chính

Luật Hành chính sử dụng chủ yếu phương pháp điều chỉnh là phương pháp mệnh lệnh đơn phương, được hình thành từ quan hệ quyền lực - phục tùng giữa bên có quyền nhân danh và sử dụng quyền lực Nhà nước ra các quyết định bắt buộc thi hành và các chủ thể khác thi hành.

Trong một số trường hợp (hạn chế), Luật Hành chính cũng sử dụng phương pháp thỏa thuận khi giữa các cơ quan ban hành các quyết định liên tịch. Quan hệ giữa các bên trong trường hợp này thể hiện tính bình đẳng giữa các bên tham gia dựa trên sự thỏa thuận.

2.Các chế định về trách nhiệm hành chính

2.1. Khái nim

Trách nhiệm hành chính chỉ một loại quan hệ Pháp luật đặc thù xuất hiện trong lãnh vực quản lý Nhà nước, trong đó các cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính mang tính xử phạt hoặc khôi phục lại những quyền và lợi ích bị xâm hại được quy định trong những chế tài của quy phạm Pháp luật về xử lý hành chính.

Các quy định về xử lý do vi phạm hành chính được quy định bởi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002, có hiệu lực từ ngày 01/10/2002.

Cơ sở của trách nhiệm hành chính là vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính là hành vi của cá nhân, tổ chức vô ý hoặc cố ý xâm phạm các quy tắc về quản lý Nhà nước nhưng chưa cấu thành tội phạm và theo quy định phải bị xử phạt hành chính.

2.2. Các hình thc x pht hành chính

Các hình thức xử phạt chính gồm hình phạt cảnh cáo và hình phạt tiền.

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương phần 2 TS bùi ngọc tuyền (Trang 80)