CÁC NGÀNH LUẬT TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương phần 2 TS bùi ngọc tuyền (Trang 45)

- Khi vi phạm Pháp luật chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý nhưng trong quan hệ dân sự, hành chính chủ thể có thể phải gánh chị u trách nhiệm pháp

CÁC NGÀNH LUẬT TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

BÀI 8

KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG

PHÁP LUẬT

Nhà nước trong quá trình quản lý xã hội, ban hành rất nhiều văn bản quy phạm Pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Toàn bộ các quy phạm trong các văn bản Pháp luật không ở trong trạng thái hỗn độn, vô trật tự mà chúng được sắp xếp trong một hệ thống chặt chẽ và có mối liên hệ gắn bó mật thiết. Vì vậy trước khi tìm hiểu chi tiết các ngành luật trong hệ thống Pháp luật Việt Nam, chúng ta cần tìm hiểu và phân tích các khái niệm cơ bản về hệ thống Pháp luật.

Bài này sẽ trình bày cơ sở hình thành hệ thống Pháp luật, các căn cứ phân chia ngành luật và giới thiệu tổng quát về các ngành luật trong hệ thống Pháp luật Việt Nam.

MC TIÊU

Nội dung trình bày ở bài này, giúp các bạn hiểu:

ƒ Khái niệm chung về hệ thống Pháp luật.

ƒ Hệ thống Pháp luật Việt Nam hiện nay.

ƒ Các yếu tố cấu thành hệ thống Pháp luật: Quy phạm Pháp luật, Chế định Pháp luật và Ngành luật.

ƒ Căn cứ xây dựng các ngành luật trong hệ thống Pháp luật.

ƒ Nội dung cơ bản của các ngành luật trong hệ thống Pháp luật Việt Nam hiện nay.

NI DUNG CHÍNH

1.Khái niệm hệ thống Pháp luật

Theo quan điểm học thuyết Mác -Lênin, cần dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống để xem xét khái niệm hệ thống Pháp luật. Trên quan điểm này, hệ thống Pháp luật được định nghĩa như sau:

Hệ thống Pháp luật là tổng thể các quy phạm Pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau được phân định thành các chế định Pháp luật và các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do Nhà nước ban hành theo những trình tự và hình thức nhất định.

Theo lý thuyết về hệ thống thì hệ thống Pháp luật hay bất cứ hệ thống nào đều có những yếu tố cấu thành. Các yếu tố này thể hiện trong hệ thống Pháp luật ở 2 mặt là: các bộ phận mang tính cấu trúc bên trong hệ thống và mặt thể hiện bên ngoài của hệ thống.

- Các bộ phận cấu trúc bên trong hệ thống Pháp luật gồm: Quy phạm Pháp luật, Chế định Pháp luật và Ngành luật.

Quy phạm Pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các hành vi trong xã hội theo định hướng của Nhà nước. Là phần tử nhỏ nhất trong hệ thống Pháp luật.

Chế định Pháp luật là nhóm những quy phạm Pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại có quan hệ mật thiết với nhau.

Ngành luật là tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống.

- Mặt thể hiện bên ngoài của hệ thống Pháp luật: là hệ thống văn bản quy phạm Pháp luật, bao gồm các văn bản luật và văn bản dưới luật được sắp xếp theo trật tự thứ bậc, hiệu lực pháp lý trong một hệ thống.

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương phần 2 TS bùi ngọc tuyền (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)