Các căn cứ chấm dứt quyền sở hữu

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương phần 2 TS bùi ngọc tuyền (Trang 60)

- Nhóm ngành Luật Quốc tế

123 45 a b d b a

2.2.2. Các căn cứ chấm dứt quyền sở hữu

- Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác. - Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu.

- Tài sản bị tiêu hủy. - Tài sản bị trưng mua. - Tài sản bị tịch thu.

- Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu.

- Vật bị đánh rơi, bị thất lạc, bị bỏ quên mà người khác đã xác lập quyền sở hữu do Pháp luật quy định.

3.Chế định về quyền thừa kế

3.1.Khái nim quyn tha kế

Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản (gọi là di sản) của người chết (gọi là người để lại di sản) cho người, tổ chức khác (gọi là người thừa kế) theo di chúc hoặc theo quy định của Pháp luật.

Quyền thừa kế là tổng hợp các quy phạm Pháp luật về thừa kế, quy định về việc bảo vệ và điều chỉnh trình tự dịch chuyển tài sản và quyền tài sản của người chết cho người sống.

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác, quyền về tài sản và nghĩa vụ về tài sản của người chết.

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại tài sản chết.

Cá nhân thừa kế là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Tổ chức thừa kế là tổ chức này phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Những người không được quyền hưởng di sản thừa kế thuộc một trong các trường hợp sau :

- Người bị kết án có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người đó.

- Người bị kết án có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.

- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn trở việc lập di chúc, giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

- Các trường hợp trên vẫn được thừa kế, nếu người để lại di sản qua di chúc vẫn cho người bị tước quyền thừa kế hưởng di sản.

3.2.Các hình thc tha kế

Có 2 hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo Pháp luật.

3.2.1.Thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch di sản của người chết cho người còn sống hoặc tổ chức theo sự định đoạt của người này lúc còn sống.

Hình thức di chúc: Di chúc có thể lập bằng văn bản hoặc di chúc miệng. Di chúc bằng văn bản được thể hiện dưới các hình thức:

- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Trường hợp này người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc trong đó có ghi rõ ngày tháng năm lập di chúc, họ tên, nơi cư trú của người lập di chúc, họ tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản, các di sản được hưởng, nghĩa vụ người hưởng di chúc phải thực hiện (nếu có).

- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Trường hợp người để lại di sản có thể tự mình viết di chúc hoặc nhờ người khác viết nhưng phải có ít nhất hai

người làm chứng. Người làm chứng phải là người không có quyền và nghĩa vụ liên quan đến di sản thừa kế.

- Di chúc bằng văn bản có chứng thực của cơ quan Nhà nước: Người muốn lập di chúc cũng có thể đến UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan Công chứng để nêu yêu cầu cần lập di chúc.

- Di chúc miệng: Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng trước ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống thì nội dung di chúc miệng không còn giá trị.

3.2.2.Thừa kế theo Pháp luật

Thừa kế theo Pháp luật là trường hợp chuyển dịch di sản cho các thừa kế là cá nhân theo quy định của Pháp luật.

Áp dụng khi tài sản (hoặc phần tài sản) không có di chúc, di chúc không hợp pháp, những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản, tổ chức, cơ quan được hưởng di sản theo di chúc nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định thừa kế theo di chúc mà từ chối hưởng di sản hoặc không có quyền hưởng di sản.

Những người được thừa kế gọi là diện thừa kế. Diện thừa kế được xếp vào các hàng thừa kế theo thứ tự 1, 2, 3. Những người trong cùng một hàng được hưởng phần thừa kế bằng nhau. Những người thừa kế ở hàng sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước.

- Hàng thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha ruột, mẹ ruột, cha nuôi, mẹ nuôi, con ruột, con nuôi của người chết.

- Hàng thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột của người chết.

- Hàng thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột và cháu ruột của người chết.

Thừa kế thế vị: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

TÓM LƯỢC

1. Luật Dân sự là ngành luật gồm tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ tài sản hoặc quan hệ nhân thân phi tài sản.

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương phần 2 TS bùi ngọc tuyền (Trang 60)