Chủ thể của hành vi trái Pháp luật phải có năng lực hành vi:Dấu hiệu này đòi hỏi chủ thể phải có đủ đ iều kiện về nhận thức đối với hành

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương phần 2 TS bùi ngọc tuyền (Trang 36)

thực hiện. Những hành vi trái Pháp luật nhưng do chủ thể không có năng lực hành vi thực hiện thì không xem là vi phạm Pháp luật.

Chủ thể là cá nhân có năng lực hành vi là cá nhân hội đủ điều kiện về tuổi (được quy định theo từng quan hệ pháp luật) và có khả năng nhận thức làm chủ được hành vi của mình. Chủ thể là tổ chức có năng lực hành vi khi tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập và hoàn tất thủ tục đăng ký hoạt động nếu trường hợp pháp luật yêu cầu.

Ví dụ: Hành vi gây thiệt hại của người chưa hội đủ điều kiện về tuổi để có năng lực hành vi (căn cứ quy định pháp luật trong từng loại quan hệ pháp luật).

1.3.Các loi vi phm Pháp lut

Vi phạm Pháp luật được chia thành: vi phạm hình sự (tội phạm), vi phạm dân sự, vi phạm hành chính, vi phạm kỷ luật và vi phạm công vụ.

- Vi phạm hình sự (tội phạm): Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ Luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý các quan hệ xã hội được Nhà nước bảo vệ.

Chủ thể vi phạm hình sự (tội phạm) là các cá nhân.

- Vi phạm dân sự: Là những hành vi nguy hại cho xã hội, xâm hại tới những quan hệ tài sản, những quan hệ nhân thân phi tài sản có liên quan với các chủ thể khác trong lĩnh vực hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng.

Chủ thể vi phạm dân sự là cá nhân hoặc tổ chức.

- Vi phạm hành chính: Là những hành vi nguy hại cho xã hội, nhưng khác với tội phạm ở mức độ nguy hiểm, thiệt hại cho xã hội do nó gây ra.

Chủ thể vi phạm hành chính là cá nhân hoặc tổ chức.

- Vi phạm kỷ luật: Là những hành vi xâm hại tới chế độ kỷ luật lao động, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức và gây thiệt hại đối với hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức đó.

Chủ thể vi phạm kỷ luật là cá nhân làm việc trong cơ quan, tổ chức.

- Vi phạm công vụ: Là hành vi vi phạm Pháp luật của công chức, viên chức, cơ quan Nhà nước gây ra trong hoạt động công vụ làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân hay tổ chức trong xã hội.

2.Trách nhiệm pháp lý

2.1.Khái nim và đặc đim trách nhim pháp lý:

Trách nhiệm pháp lý là loại quan hệ đặc biệt giữa Nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền) với chủ thể vi phạm Pháp luật, trong đó Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định ở các phần chế tài của quy phạm Pháp luật đối với các chủ thể vi phạm Pháp luật và bắt buộc chủ thể đó phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về mặt vật chất, tinh thần theo quy định Pháp luật.

Trách nhiệm pháp lý có những đặc điểm như sau:

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương phần 2 TS bùi ngọc tuyền (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)