1.3.2.1. Lãi suất
Với tƣ cách là giá vốn, lãi suất có tác động điều tiết trực tiếp đến hoạt động tín dụng, cho vay và huy động vốn của ngân hàng, tác động đến lợi nhuận khi xem xét kết quả kinh doanh, tính toán lãi suất chênh lệch đầu ra đầu vào. Khi lãi suất thay đổi theo diễn biến quan hệ cung cầu về vốn trên thị trƣờng tiền tệ, phản ánh đúng tín hiệu của thị trƣờng, điều đó khiến ngân hàng phải tìm kiếm, hoạch định mức lãi suất phù hợp cho mình. Trong trƣờng hợp lãi suất biến động do tác động của các yếu tố phi vật chất (yếu tố tâm lí, yếu tố cạnh tranh không lành mạnh...) sẽ có tác động bất lợi đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đây là khó khăn đối với các ngân hàng thƣơng mại có quy mô hoạt động nhỏ, vốn tự có và khả năng tài chính thấp. Trong trƣờng hợp đó là viêc tăng lãi suất huy động, tác động hiệu ứng đối với toàn
hàng gửi tiền trong khi đó có thể không thực sự có khó khăn về nguồn vốn. Trong nền kinh tế thị trƣờng, các hiện tƣợng kinh tế thƣờng có diễn biến, thay đổi nhanh. Lãi suất cũng là yếu tố nhạy cảm và thƣờng xuyên thay đổi, gắn liền với sự thay đổi của quan hệ cung cầu về vốn. Vì vậy, ngân hàng thƣơng mại trong quá trình hoạt động cần có sự theo dõi sát sao sự biến động đó để có những giải pháp ứng phó kịp thời nhằm ổn định tình hình kinh doanh của mình.
1.3.2.2. Hình thức huy động.
Nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu ngày càng cao của con ngƣời. Để có thể huy động đƣợc nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cƣ một cách hiệu quả, ngoài chính sách về lãi suất, ngân hàng còn phải quan tâm đến các hình thức huy động của ngân hàng mình. Mỗi lứa tuổi, mỗi cá nhân lại thích một hình thức huy động khác nhau. Vì vậy, một ngân hàng thƣơng mại có nhiều hình thức huy động tiền gửi sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng hơn các ngân hàng có ít hình thức huy động hơn.
1.3.2.2. Công nghệ ngân hàng.
Hoạt động huy động vốn của ngân hàng ngày càng có có sự cạnh tranh mạnh mẽ không chỉ giữa các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc, mà trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, hệ thống các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng có nhiều kinh nghiệm và tiềm lực trên toàn thế giới. Công nghệ ngân hàng cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng quyết định thành công hay thất bại trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại. Công nghệ ngân hàng liên quan trực tiếp đến các mặt hoạt động nhƣ thanh toán, giao dịch, kế toán…Một ngân hàng sở hữu công nghệ lạc hậu so với các ngân hàng khác: hoạt động giao dịch, thanh toán và các dịch vụ còn thực hiện thủ công dẫn đến chậm trễ trong giao dịch với khách hàng và không đa dạng
hoá đƣợc các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng, điều này sẽ làm hạn chế khả năng thu hút vốn của ngân hàng. Chính vì vậy ngân hàng không cạnh tranh đƣợc với các ngân hàng khác đƣợc đầu tƣ công nghệ hiện đại hơn. Để có thể cạnh tranh trên thị trƣờng huy động vốn, các ngân hàng phải không ngừng đổi mới công nghệ, áp dụng những công nghệ ngân hàng tiên tiến vào các hoạt động giao dịch thanh toán nhanh với khách hàng, Đối với một ngân hàng có công nghệ tiên tiến thì chất lƣợng phục vụ thoả mãn nhu cầu của khách hàng sẽ tốt hơn, sẽ huy động đƣợc nhiều vốn hơn. Các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam hiện nay đang đầu tƣ mạnh mẽ cho công nghệ ngân hàng và coi đây nhƣ sức mạnh để cạnh tranh trên thị trƣờng dịch vụ tài chính. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong: ứng dụng lập mạng thanh toán liên ngân hàng nội bộ tập trung, hệ thống quản lý vốn ngoại tệ tập trung, ứng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ ATM đã mở ra nhiều cơ hội hơn cho ngân hàng. Các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ thông tin ngày càng đa dạng và phong phú hƣớng đến việc tối đa hoá tiện ích và lợi ích của khách hàng.
1.3.2.3. Chiến lược Marketing ngân hàng.
Chiến lƣợc Marketing ngân hàng cần phải đƣợc chú trọng đúng mức trong chiến lƣợc kinh doanh dài hạn của ngân hàng nói chung và huy động vốn nói riêng. Xây dựng đƣợc một chiến lƣợc Marketing hoàn chỉnh sẽ tăng khả năng sinh lợi trong kinh doanh cũng nhƣ tăng cƣờng huy động vốn của ngân hàng. Trong cơ chế thị trƣờng các ngân hàng phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển, tạo ra sự khác biệt, vƣợt trội hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh. Trong thực tế, để đạt đƣợc điều này không phải là đơn giản vì khi áp dụng marketing vào ngân hàng thƣờng gặp một số khó khăn nhƣ: Với xu hƣớng phát triển kinh tế, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao. Các ngân
nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ… Thông qua công tác marketing ngân hàng cần phải đƣa ra các hình thức huy động vốn với thời hạn, giá cả hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể để đáp ứng tốt nhất nhu cầu, mong muốn của khách hàng về chất lƣợng, chủng loại các sản phẩm của ngân hàng. Không những thế, công tác marketing ngân hàng còn phải biết kích thích các nhu cầu của khách hàng nhằm lôi kéo khách hàng về với mình để không ngừng mở rộng thêm các khách hàng mới, ngày càng thu hút đƣợc nhiều vốn hơn.
Trên cơ sở nghiên cứu thị trƣờng ngân hàng có thể nắm bắt toàn bộ các thông tin về môi trƣờng kinh doanh, về khách hàng, đồng thời xây dựng chiến lƣợc marketing. Dựa trên yếu tố này, các ngân hàng sẽ sử dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo các công cụ kỹ thuật của marketing ứng dụng trong hoạt động của ngân hàng để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
1.3.2.4. Uy tín, thương hiệu của ngân hàng
Các yếu tố này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc huy động vốn của ngân hàng, bởi vì nó thể hiện uy tín, lòng tin vào ngân hàng của khách hàng, là sức mạnh trong cạnh tranh của ngân hàng. Đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, khi vấn đề cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Chỉ có những ngân hàng nào khẳng định đuợc uy tín, thƣơng hiệu của mình, chiếm đƣợc lòng tin của khách hàng thì ngân hàng đó mới có thể tồn tại và phát triển vững mạnh đƣợc.
1.3.2.5. Đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng
Đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Có thể nói nhân viên ngân hàng, đặc biệt là giao dịch viên và bảo vệ chính là bộ mặt của ngân hàng bởi họ là những ngƣời tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Một ngân hàng có đội ngũ nhân viên trẻ trung, nhiệt tình,
lịch sự, có trình độ nghiệp vụ cao sẽ tạo cho khách hàng tâm lý tin cậy, từ đó ảnh hƣởng tới quyết định gửi tiền của họ.
Khách hàng là một nhân tố rất quan trọng trong sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thƣơng mại nhằm tăng cƣờng ảnh hƣởng và tăng thị phần của mình trên thị trƣờng. Bên cạnh một loạt các chiến lƣợc phát triển của các ngân hàng hƣớng tới khách hàng nhƣ đa dạng về sản phẩm, tăng cƣờng chất lƣợng dịch vụ, lãi suất ƣu đãi, khuyến mãi... thì kỹ năng giao tiếp khách hàng cũng đƣợc nhiều ngân hàng rất coi trọng. Một ngân hàng có đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm thì sẽ làm việc có hiệu quả hơn rất nhiều. Tránh đƣợc nhiều những rủi ro trong các giao dịch với khách hàng, tạo cho khách hàng sự tin tƣởng khi giao dịch tại ngân hàng. Ngoài trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc ra thì cán bộ ngân hàng, đặc biệt là nhân viên lễ tân, giao dịch viên cần có thêm một số kỹ năng nhƣ kỹ năng phán đoán tâm lý, kỹ năng xử lý thông tin từ khách hàng và kỹ năng xây dựng quan hệ khách hàng. Những kỹ năng này cũng thể hiện một phần nào phẩm chất, đạo đức của nhân viên ngân hàng.
Kỹ năng phán đoán tâm lý khách hàng
Khi lần đầu tiên gặp một ngƣời, chúng ta đều có một cảm nhận riêng đối với ngƣời đó cho dù đó là cảm nhận mờ nhạt hay sắc nét. Do vậy, việc xác định đúng tâm lý của khách hàng không phải quá khó. Chúng ta có thể gặp bốn mẫu khách hàng phổ biến sau: nhóm khách hàng thông thái; nhóm khách hàng hiểu biết; nhóm khách hàng hiếu thắng; nhóm khách hàng thụ động. Mỗi một nhóm khách hàng, chúng ta phải có cách giao tiếp khác nhau sao cho phù hợp với tâm lý mỗi nhóm khách hàng. Chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu nhất khi làm việc với nhóm khách hiểu biết vì họ hiểu rõ những gì mà một nhân viên ngân hàng cần phải làm và thời gian giao dịch cần thiết. Với nhóm khách
hàng hiếu thắng và thông thái thì nhân viên ngân hàng phải rất thận trọng trong lời nói và cách cƣ xử.
Kỹ năng xử lý thông tin từ khách hàng
Kỹ năng xử lý thông tin bao gồm kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phân tích thông tin, kỹ năng phản hồi thông tin.
Kỹ năng xây dựng quan hệ khách hàng
Nhân viên ngân hàng dựa vào tâm lý khách hàng, kết hợp với các thông tin nhận đƣợc từ khách, xử lý thông tin, đáp ứng nhu cầu hoặc có thể từ chối nhƣng luôn làm khách thoả mãn với thông tin họ đƣợc phản hồi. Đó chính là trách nhiệm của một nhân viên ngân hàng.
1.3.2.6. Mạng lưới chi nhánh
Thông qua mạng lƣới các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm ngân hàng có thể đem đến sự thuận lợi cho khách hàng. Ngƣời dân thƣờng mang tiền đến những quỹ tiết kiệm gần nhà để gửi tiền vì nhƣ vậy vừa nhanh chóng, vừa tiện lợi lại đảm bảo an toàn.
1.3.2.7. Các hoạt động khác của ngân hàng
Các hoạt động khác của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động sử dụng vốn cũng có ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Ngân hàng thƣờng sử dụng vốn huy động đƣợc để cho vay và đầu tƣ. Thực ra ngân hàng không thể sử dụng hết lƣợng vốn huy động đƣợc để cho vay vì nhƣ vậy sẽ gặp rất nhiều rủi ro, vì vậy ngân hàng sẽ dùng lƣợng vốn huy động đƣợc còn lại để đầu tƣ tìm kiếm lợi nhuận. Để đem lại một cơ cấu vốn tối ƣu thì các ngân hàng thƣơng mại cần huy động vốn sao cho cân đối vốn với việc sử dụng vốn. Điều đó sẽ giúp ngân hàng có thể chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời có thể làm tăng thời gian quay vòng vốn và tận dụng đƣợc các cơ hội kinh doanh.
Chúng ta có thể thấy rằng hoạt động của các ngân hàng chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau bao gồm cả yếu tố khách quan lẫn yếu tố chủ quan. Mỗi một yếu tố dều tác động nhất định tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Do đó, đòi hỏi các ngân hàng phải có các chính sách cũng nhƣ các biện pháp huy động vốn cho phù hợp với tình hình cụ thể của thị trƣờng cũng nhƣ với những lợi thế mà ngân hàng có đƣợc.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH TMCP ĐÔNG NAM Á CN HẢI DƢƠNG